Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 15)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 15)

Dẫn vào   

Niềm vui nào vượt qua biên giới

Cho phơi phới tâm hồn mênh mông

Bay lên không hướng trông chân lý

Đẹp tuyệt mỹ niềm vui vô biên.[1]

Đi tìm sự bình an, niềm vui… ở nơi xa chốn lạ, vượt qua biên giới một đất nước, một lục địa, một thế giới… là ước mơ “bay lên không”, là niềm vui hướng đến chân lý “tuyệt mỹ” và “vô biên”. Chân Thiện Mỹ tuyệt đối chỉ có nơi Đấng Vô Biên Vô Hạn, là Đấng đã hạ cố vào thế giới hữu hạn để ban sự bình an đích thực, niềm vui đích thực… nhờ vào lòng thương xót đích thực mà con người được nếm trải:

Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu Kitô là Con Chúa Cha sẽ cho chúng ta được hưởng ân sủng, lòng thương xót và bình an, trong sự thật và tình thương.[2]

Tám lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV III 4,2

  • We have to refer back to it in order that the mercy revealed by Christ may shine forth more clearly. (III 4,2)
  • Nous devons remonter jusqu’à elle pour que resplendisse plus pleinement la miséricorde que le Christ a révélée. (III 4,2)
  • Chúng ta phải quay lại với lịch sử này để thấy lòng thương xót Đức Kitô mạc khải, tỏa sáng cách rõ ràng hơn. (III 4,2)

2. APV III 4,3

  • By revealing that mercy both through His actions and through His teaching, Christ addressed Himself to people who not only knew the concept of mercy, but who also, as the People of God of the Old Covenant, had drawn from their age-long history a special experience of the mercy of God. (III 4,3)
  • En la faisant connaître par ses actions et son enseignement, il s’adressait à des hommes qui non seulement connaissaient l’idée de miséricorde, mais qui aussi, comme peuple de Dieu de l’Ancienne Alliance, avaient tiré de leur histoire séculaire une expérience particulière de la miséricorde de Dieu. (III 4,3)
  • Khi trình bày lòng thương xót qua việc làm và lời giảng dạy, Đức Kitô đã tỏ mình với những người chẳng những đã nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa mà còn với tư cách là Dân Thiên Chúa của Giao ước cũ, đã từng rút ra từ lịch sử lâu đời của mình một kinh nghiệm đặc biệt về lòng thương xót của Thiên Chúa. (III 4,3)

3. APV III 4,6

  • Whenever it became aware of its infidelity—and in the history of Israel there was no lack of prophets and others who awakened this awareness—it appealed to mercy. (III 4,6)
  • Quand il prenait conscience de sa propre infidélité – et, tout au long de l’histoire d’Israël, il ne manqua pas d’hommes et de prophètes pour réveiller cette conscience -, il faisait appel à la miséricorde. (III 4,6)
  • Khi đã nhận ra sự bất trung của chính mình thì họ khẩn nài đến lòng thương xót; và trong dòng lịch sử của Israel, không thiếu những người và những ngôn sứ đã làm thức tỉnh sự nhận biết ấy. (III 4,6)

4. APV III 4,9

  • It is significant that in their preaching the prophets link mercy, which they often refer to because of the people’s sins, with the incisive image of love on God’s part. (III 4,9)
  • Il est significatif que les prophètes, dans leur prédication, relient la miséricorde, dont ils parlent souvent à cause des péchés du peuple, à l’image de l’amour ardent que Dieu lui porte. (III 4,9)
  • Điều có ý nghĩa là các ngôn sứ, khi giảng dạy, nối kết lòng thương xót, mà các ngài thường nhắc tới vì những lỗi tội của dân, với hình ảnh tình thương sâu đậm của Thiên Chúa đối với dân. (III 4,9)

5. APV III 4,12

  • In the preaching of the prophets, mercy signifies a special power of love, which prevails over the sin and infidelity of the chosen people. (III 4,12)
  • Dans la prédication des prophètes, la miséricorde signifie une puissance particulière de l’amour, qui est plus fort que le péché et l’infidélité du peuple élu. (III 4,12)
  • Trong lời giảng dạy của các ngôn sứ, lòng thương xót biểu hiện một sức mạnh đặc biệt của tình thương, vượt thắng tội lỗi và sự bất trung của dân được chọn. (III 4,12)

6. APV III 4,13

  • In this broad “social” context, mercy appears as a correlative to the interior experience of individuals languishing in a state of guilt or enduring every kind of suffering and misfortune. (III 4,13)
  • Dans ce vaste contexte “social”, la miséricorde apparaît en corrélation avec l’expérience intérieure de chacun de ceux qui se trouvent en état de péché, qui sont en proie à la souffrance ou au malheur. (III 4,13)
  • Trong bối cảnh “xã hội” rộng lớn đó, lòng thương xót xuất hiện như mối tương liên với kinh nghiệm nội tâm của từng người đang tiều tụy trong tình trạng tội lỗi, kéo lê đủ loại đau khổ và bất hạnh. (III 4,13)

Để kết

Nếu một mai vui không trọn vẹn

Ta sẽ hẹn trở lại trần gian

Chờ đáo hạn niềm vui trần thế

Ta sẽ để niềm vui bắt đầu…[3]

Một trải nghiệm bình an, hân hoan, vui mừng là dấu chỉ một phần nào đó của người được yêu thương. Nếu bình an không có hoặc chưa đủ, mà hân hoan thiếu hẳn, và vui mừng “không trọn vẹn” thì đó sẽ là một trải nghiệm của sự thiếu vắng tình yêu. Khi “hẹn trở lại trần gian” để mong “đáo hạn niềm vui trần thế”, con người trong vần thơ trên đợi chờ một niềm vui đích thực sẽ bắt đầu, niềm vui của “tình yêu-thương xót”, mà:

(1)               “… Đức Kitô (đã) mạc khải (và lòng thương xót ấy đã) tỏa sáng cách rõ ràng hơn” (III 4,2);

(2)               “Đức Kitô đã tỏ mình với những người chẳng những đã nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa mà còn với tư cách là Dân Thiên Chúa của Giao ước cũ, đã từng rút ra từ lịch sử lâu đời của mình một kinh nghiệm đặc biệt về lòng thương xót của Thiên Chúa” (III 4,3);

(3)               “… khi đã nhận ra sự bất trung của chính mình thì Dân Chúa khẩn nài đến lòng thương xót; và trong dòng lịch sử Israel, không thiếu những người và những ngôn sứ đã làm thức tỉnh sự nhận biết ấy” (III 4,6);

(4)               “… các ngôn sứ thường nhắc tới vì những lỗi tội của dân, với hình ảnh tình thương sâu đậm của Thiên Chúa đối với dân” (III 4,9);

(5)               “trong lời giảng dạy của các ngôn sứ, lòng thương xót (ấy) biểu hiện một sức mạnh đặc biệt của tình thương, vượt thắng tội lỗi và sự bất trung của dân được chọn” (III 4,12); và

“… trong bối cảnh “xã hội” rộng lớn đó, lòng thương xót xuất hiện như mối tương liên với kinh nghiệm nội tâm của từng người đang tiều tụy trong tình trạng tội lỗi, kéo lê đủ loại đau khổ và bất hạnh” (III 4,13).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng


[1] Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 209.

[2] 2Ga 1,3.

[3] Bạn Hữu, Ca từ một số…, 210.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …