Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 14)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 14)

Dẫn vào

Lời Thánh kinh dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận”[1] có thể giúp chúng ta “… nhận ra rằng, khi mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa, Chúa Kitô đồng thời cũng dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân trong cuộc sống”.[2] Theo đó, Thiên Chúa là Đấng cho đi đúng nghĩa nhất; tình thương xót đó của Thiên Chúa cũng dạy rằng: “Không ai nghèo đến độ không có một thứ gì đó để trao tặng cho người khác”.

Cho thì có phúc hơn là nhận

Nhận thì được phúc của người cho

Cho thì có phúc hơn là nhận

Nhận thì hạnh phúc vì được cho.[3]

Chín lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV II 3,24

  • Tuy nhiên, trước khi dành một phần khác trong những suy nghĩ của chúng ta cho vấn đề ấy, nghĩa là trước khi thiết định ý nghĩa các từ vựng và nội dung thích hợp của khái niệm “lòng thương xót”, chúng ta cần nhận ra rằng, khi mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa, Chúa Kitô đồng thời cũng dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân trong cuộc sống. (II 3,24)
  • However, before devoting a further part of our considerations to this subject, that is to say, to establishing the meaning of the vocabulary and the content proper to the concept of mercy,” we must note that Christ, in revealing the love-mercy of God, at the same time demanded from people that they also should be guided in their lives by love and mercy. (II 3,24)
  • Toutefois, avant de consacrer une autre partie de nos considérations à ce sujet, c’est-à-dire avant d’établir la signification des mots et le contenu propre du concept de “miséricorde”, nous devons constater que le Christ, en révélant l’amour-miséricorde de Dieu, exigeait en même temps des hommes qu’ils se laissent aussi guider dans leur vie par l’amour et la miséricorde. (II 3,24)

2. APV II 3,27

  • Như vậy, sứ điệp cứu thế về lòng thương xót bảo toàn một chiều kích thần-nhân đặc biệt. Đức Kitô—Đấng hoàn tất lời tiên báo cứu độ khi trở thành tình thương nhập thể được biểu lộ bằng sức mạnh đặc biệt đối với những người đau khổ, những người bất hạnh và những người tội lỗi—làm cho Chúa Cha hiện diện và cũng mạc khải đầy đủ hơn Chúa Cha là Thiên Chúa “giàu lòng thương xót”. (II 3,27)   
  • In this way, the messianic message about mercy preserves a particular divine-human dimension. Christ—the very fulfillment of the messianic prophecy—by becoming the incarnation of the love that is manifested with particular force with regard to the suffering, the unfortunate and sinners, makes present and thus more fully reveals the Father, who is God “rich in mercy.” (II 3,27)
  • De la sorte, le message messianique sur la miséricorde a une dimension divine et humaine particulière. En devenant l’incarnation de l’amour qui se manifeste avec une force particulière à l’égard de ceux qui souffrent, des malheureux et des pécheurs, le Christ -accomplissement des prophéties messianiques- rend présent et révèle aussi plus pleinement le Père, qui est le Dieu “riche en miséricorde”. (II 3,27)

3. APV II 3,28

  • Đồng thời, khi trở nên gương mẫu cho con người về tình thương xót đối với người khác, bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói, Đức Kitô công bố lời mời gọi lòng thương xót là một trong những yếu tố cốt yếu của đạo đức Tin mừng. (II 3,28)
  • At the same time, by becoming for people a model of merciful love for others, Christ proclaims by His actions even more than by His words that call to mercy which is one of the essential elements of the Gospel ethos. (II 3,28)
  • En même temps, devenant pour les hommes le modèle de l’amour miséricordieux envers les autres, le Christ proclame, par ses actes plus encore que par ses paroles, l’appel à la miséricorde qui est une des composantes essentielles de la morale de l’Evangile. (II 3,28)

4. APV II 3,29

  • In this instance it is not just a case of fulfilling a commandment or an obligation of an ethical nature; it is also a case of satisfying a condition of major importance for God to reveal Himself in His mercy to man: “The merciful…shall obtain mercy.” (II 3,29)
  • Vấn đề ở đây không phải chỉ là thực hiện một giới răn hay một đòi hỏi thuộc bản chất đạo đức nhưng còn là chu toàn một điều kiện cực kỳ quan trọng để Thiên Chúa mạc khải chính mình qua lòng thương xót của Ngài đối với con người: “Những ai xót thương người… sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (II 3,29)
  • Il ne s’agit pas seulement ici d’accomplir un commandement ou une exigence de nature éthique, mais de remplir une condition d’importance capitale pour que Dieu puisse se révéler dans sa miséricorde envers l’homme: “Les miséricordieux… obtiendront miséricorde”. (II 3,29)

5. APV III 4,1

  • Khái niệm “lòng thương xót” trong Cựu ước có một lịch sử lâu dài và phong phú. (III 4,1)
  • The concept of “mercy” in the Old Testament has a long and rich history. (III 4,1)
  • Dans l’Ancien Testament, le concept de “miséricorde” a une longue et riche histoire. (III 4,1)

Để kết

Trao nhau một tiếng cám ơn

Không hờn mà là cảm tạ

Không lạ vì là quen biết

Không thiệt vì biết cám ơn.[4]

Không chỉ vì “cho thì có phúc hơn là nhận”,[5] mà chúng ta còn phải diễn tả tâm tình tri ân vì:

(1) “chúng ta cần nhận ra rằng, khi mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa, Chúa Kitô đồng thời cũng dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân trong cuộc sống” (II 3,24);

(2) “… Đức Kitô—Đấng hoàn tất lời tiên báo cứu độ khi trở thành tình thương nhập thể được biểu lộ bằng sức mạnh đặc biệt đối với những người đau khổ, những người bất hạnh và những người tội lỗi—làm cho Chúa Cha hiện diện và cũng mạc khải đầy đủ hơn Chúa Cha là Thiên Chúa “giàu lòng thương xót” (II 3,27);

(3) “… khi trở nên gương mẫu cho con người về tình thương xót đối với người khác, bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói, Đức Kitô công bố lời mời gọi lòng thương xót là một trong những yếu tố cốt yếu của đạo đức Tin mừng” (II 3,28);

(4) “… vấn đề ở đây không phải chỉ là thực hiện một giới răn hay một đòi hỏi thuộc bản chất đạo đức nhưng còn là chu toàn một điều kiện cực kỳ quan trọng để Thiên Chúa mạc khải chính mình qua lòng thương xót của Ngài đối với con người: “Những ai xót thương người… sẽ được Thiên Chúa xót thương” (II 3,29); và thật vậy,

(5) “ … khái niệm “lòng thương xót” trong Cựu ước có một lịch sử lâu dài và phong phú” (III 4,1).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng


[1] Cv 20,35.

[2] II 3,24.

[3] Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 8.

[4] Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 9.

[5] Cv 20,35.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …