Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 34: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 34: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Một trong những quy luật tương giao hữu hiệu trong lãnh đạo và quản trị là “Thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ, bác ái trong mọi sự” (in necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas).[1] Chính vì thế, chúng ta chẳng nên lạ làm gì khi trong cuộc sống, bác ái sắm vai quan trọng nhất; tình thương mới thực sự là chất nối kết con người với nhau cách bền chặt.

Hơn nữa, trong trật tự đó, dường như trí khôn chúng ta còn có thể hiểu được một cách sống động tại sao lòng Chúa xót thương mới đích thị là chất nối kết nhân loại với chính Chúa: Cựu ước minh tỏ những kỳ công tay Chúa thực hiện vì lòng xót thương; Tân ước cho thấy dân Chúa được đón nhận chính biểu hiện tuyệt vời nhất của tình yêu-xót thương: Đức Ki-tô Giê-su.

Vậy phải chăng lòng Chúa xót thương cũng sẽ “… liên kết chúng ta với Do-thái giáo và Hồi giáo…”;[2] có giới hạn nào cho lòng thương xót không? Nếu các tôn giáo như Do-thái giáoKi-tô giáo, Hồi giáo với tổng số các tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới là rất quan trọng, thì cũng theo chiều hướng lý luận này, đối với các tôn giáo khác sự việc sẽ ra sao, đối với những người chưa là Ki-tô hữu thì sự việc sẽ nên như thế nào?

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 23,2
  • It relates us to Judaism and Islam, both of which con-sider mercy to be one of God’s most important attri-butes. (APV 23,2)
  • Elle est le lien avec le Judaïsme et l’Islam qui la con-sidèrent comme un des attributs les plus significatifs de Dieu. (APV 23,2)
  • Khía cạnh ấy liên kết chúng ta với Do-thái giáo và Hồi giáo, cả hai tôn giáo này đều xem lòng thương xót là một trong những phẩm tính quan yếu nhất của Thiên Chúa. (APV 23,2)
  1. APV 23,4
  • As we have seen, the pages of the Old Testament are steeped in mercy, because they narrate the works that the Lord performed in favour of his people at the most trying moments of their history. (APV 23,4)
  • Nous l’avons vu, les pages de l’Ancien Testament sont imprégnées de miséricorde, puisqu’elles racont-ent les oeuvres accomplies par le Seigneur en faveur de son peuple dans les moments les plus difficiles de son histoire. (APV 23,4)
  • Như chúng ta đã biết, các trang Cựu ước đầy dẫy lòng xót thương, bởi vì các trang này thuật lại những kỳ công Chúa đã thực hiện cho dân Ngài vào những thời điểm gay go nhất trong lịch sử của dân. (APV 23,4)
  1. APV 23,6
  • This invocation is often on the lips of faithful Muslims who feel themselves accompanied and sustained by mercy in their daily weakness. (APV 23,6)
  • On retrouve souvent ces invocations sur les lèvres des musulmans qui se sentent accompagnés et soute-nus par la miséricorde dans leur faiblesse quotidi-enne. (APV 23,6)
  • Danh xưng này thường có trên môi miệng của những người Hồi giáo tín trung, những người cảm thấy chính mình được lòng thương xót đồng hành và nâng đỡ trong sự yếu đuối hằng ngày của họ. (APV 23,6)
  1. APV 23,7
  • They too believe that no one can place a limit on di-vine mercy because its doors are always open. (APV 23,7)
  • Eux aussi croient que nul ne peut limiter la miséri-corde divine car ses portes sont toujours ouvertes. (APV 23,7)
  • Những tín hữu Hồi giáo này cũng tin rằng không ai có thể đặt một giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa vì những cánh cửa của lòng thương xót luôn luôn mở.[3] (APV 23,7)

Để kết

Nói tóm, khía cạnh “bác ái trong mọi sự” có thể “liên kết chúng ta với Do-thái giáo và Hồi giáo, cả hai tôn giáo này đều xem lòng thương xót là một trong những phẩm tính quan yếu nhất của Thiên Chúa”.[4] Theo đó, toàn bộ giáo huấn về xã hội, với “bác ái trong mọi sự”, cũng sẽ bao hàm nguyên lý “bác ái trong chân lý”.[5] Ý tưởng “bác ái trong mọi sự” và “bác ái trong chân lý” mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lý của con người. Chẳng vậy mà… “các trang Cựu ước đầy dẫy lòng xót thương”.[6]

Là nguyên lý nền tảng cho xã hội, danh xưng lòng xót thương cũng “… thường có trên môi miệng của những người Hồi giáo tín trung, những người cảm thấy chính mình được lòng thương xót đồng hành và nâng đỡ trong sự yếu đuối hằng ngày của họ (APV 23,6)”; và “Những tín hữu Hồi giáo này cũng tin rằng không ai có thể đặt một giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa vì những cánh cửa của lòng thương xót luôn luôn mở.[7] (APV 23,7)”. Vì thế, khi sống nguyên lý “bác ái trong mọi sự”, chúng ta sẽ có mối tương giao dễ dàng với Do-thái giáoKi-tô giáo, Hồi giáo…; khi tuân thủ nguyên lý “bác ái trong chân lý”, chúng ta có quyền hy vọng lý trí sẽ được đức tin soi sáng để vươn tới những mục tiêu phát triển nền tảng hơn cho nhân sinh.

LM. Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] Chính Đức Giáo hoàng Gio-an XXIII cũng đã sử dụng nguyên tắc vàng này qua Thông điệp Ad Petri cathedram (về chân lý, hiệp nhất, bình an trong tinh thần bác ái), ban hành ngày 29 tháng 6 năm 1959.

[2] APV 23,2. Các tôn giáo độc thần (monotheistic) xuất phát từ Tây Á thường tự coi mình có sự tiếp nối xa gần đối với tôn giáo thờ Thiên Chúa Gia-vê của Áp-ra-ham. 

[3] MV, số 23.

[4] APV 23,2.

[5] Xuất phát từ ý nghĩa của câu Lời Chúa: “Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô, vì Người là Đầu” (Ep 4,15), Thông điệp Caritas in Veritate (Bác ái trong chân lý) đã được Đức Giáo hoàng Bê-nê-đi-tô ban hành ngày 07-7-2009. 

[6] APV 23,4.

[7] MV, số 23.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …