Dẫn vào
… việc nghiên cứu sự xuất hiện của 253 lần sử dụng những từ ngữ merciful, merciless, mercy, mercies (01 lần sử dụng từ merciless, 05 lần sử dụng từ mercies, 29 lần sử dụng từ merciful, và 218 lần sử dụng từ mercy) thực sự góp phần giúp người đọc hiểu khá đầy đủ về nội dung Thông điệp Lòng Chúa thương xót.1
Lần này, bài viết xin được nhắc đến sự xuất hiện ba lần của từ merciful trong thông điệp.
Ba lần sử dụng từ merciful
Trong tiếng Anh, merciful có thể được dùng làm tính từ2 hoặc làm danh từ.3 Và vì thế, trong tiếng Việt từ merciful có thể có nhiều nghĩa: (1) tính từ: thương xót, nhân từ, khoan dung, từ bi…; (2) danh từ: những ai xót thương người, những ai thương xót người, những ai nhân từ, những ai khoan dung, những ai từ bi….
1. APV II 3,26
- The Teacher expresses this both through the medium of the commandment which He describes as “the greatest,”4 and also in the form of a blessing, when in the Sermon on the Mount He proclaims: “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.”5 (II 3,26)
- Le Maître l’exprime aussi bien au moyen du commandement défini par lui comme “le plus grand” 6 que sous forme de bénédiction, lorsqu’il proclame dans le Sermon sur la montagne: “Bienheureux les miséricordieux, car ils obtiendront miséricorde”7. (II 3,26)
- Người diễn tả điều ấy vừa bằng giới răn được Người xác định như “giới răn lớn nhất”8 vừa dưới hình thức ban ơn phước, khi Người tuyên bố trong Bài giảng Trên Núi: “Phúc thay những ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.9 (II 3,26)
2. APV II 3,28
- At the same time, by becoming for people a model of merciful love for others, Christ proclaims by His actions even more than by His words that call to mercy which is one of the essential elements of the Gospel ethos. (II 3,28)
- En même temps, devenant pour les hommes le modèle de l’amour miséricordieux envers les autres, le Christ proclame, par ses actes plus encore que par ses paroles, l’appel à la miséricorde qui est une des composantes essentielles de la morale de l’Evangile. (II 3,28)
- Đồng thời, khi trở nên gương mẫu cho con người về tình thương xót đối với người khác, bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói, Đức Kitô công bố lời mời gọi có lòng thương xót là một trong những yếu tố cốt yếu của đạo đức Tin mừng. (II 3,28)
3. APV II 3,29
- In this instance it is not just a case of fulfilling a commandment or an obligation of an ethical nature; it is also a case of satisfying a condition of major importance for God to reveal Himself in His mercy to man: “The merciful…shall obtain mercy.” (II 3,29)
- Il ne s’agit pas seulement ici d’accomplir un commandement ou une exigence de nature éthique, mais de remplir une condition d’importance capitale pour que Dieu puisse se révéler dans sa miséricorde envers l’homme: “Les miséricordieux… obtiendront miséricorde”. (II 3,29)
- Vấn đề ở đây không phải chỉ là thực hiện một giới răn hay một đòi hỏi có tính đạo đức nhưng còn là chu toàn một điều kiện cực kỳ quan trọng để Thiên Chúa mạc khải chính mình qua lòng thương xót của Ngài đối với con người: “Những ai xót thương người… sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (II 3,29)
Tạm kết
Được chuyển ngữ sang tiếng Việt với nghĩa: thương xót, nhân từ, khoan dung, từ bi, những ai xót thương người, những ai thương xót người, những ai nhân từ, những ai khoan dung, những ai từ bi…, tính từ merciful (miséricordieux) và danh từ the merciful (les miséricordieux) được sử dụng để giúp chúng ta cảm nghiệm phần nào sự phong phú, sự giàu có của lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật vậy,
… hãy chuyên cần viết lên từng câu Ta đã nói với con về Lòng Thương Xót của Ta, bởi vì nhờ đó mà rất nhiều linh hồn sẽ được ơn ích vì biết chạy đến với Ta.10
Bởi Thiên Chúa “giàu lòng thương xót, đầy lòng xót thương, giàu lòng từ bi lân ái, đầy lòng lân ái từ bi”, chúng ta càng có lý do để thưa lên: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” và để sống tâm tình tín thác ấy.
- “Phúc thay những ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.11 (APV II 3,26)
- … khi trở nên gương mẫu cho con người về tình thương xót đối với người khác, bằng việc làm nhiều hơn bằng lời nói, Đức Kitô công bố lời mời gọi có lòng thương xót là một trong những yếu tố cốt yếu của đạo đức Tin mừng. (APV II 3,28)
- “Những ai xót thương người… sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (APV II 3,29)
Lm. G. Tạ Huy Hoàng
————————————
[1] Ủy ban Giáo dân (HĐGMVN), Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012), 7.
2 Tính từ (adjective) là từ (word) hoặc ngữ (syntactic group) được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ: mô tả, thêm thông tin… và cũng là hạn định phạm vi của danh từ. Ngoại trừ một vài trường hợp, tính từ trong tiếng Anh không thay đổi theo giống và số của danh từ. Thí dụ: (1) Indeed Epaphroditus was ill. (Thật vậy, Epaphroditus bị bệnh) (Pl 2,27); (2) His mother was ill, too. (Mẹ của ông ấy cũng bị bệnh); (3) Both of them were ill persons. (Cả hai đều là những người bệnh). (x. Tạ Huy Hoàng et als, Ngữ pháp tiếng Anh, Tập II [TP. HCM: Nxb. Phương Đông, 2007], 107).
3 Trong trường hợp tính từ được sử dụng làm chủ ngữ (suject), tân ngữ (object) thì tính từ đã thực sự làm công việc của một danh từ, không còn là tính từ nữa.[1] Thí dụ: (1) The blind (subject) receive sight, the lame (subject) walk. (Người mù được thấy, người què đi được) (Lc 7,22); (2) He has anointed me to preach good news to the poor (object). (Người đã xức dầu tôi để đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo) (Lc 4,18); (3) He has shown strength with His arm, He has scattered the proud (object) in the imagination of their hearts, He has put down the mighty (object) from their thrones, and exalted those of low degree; He has filled the hungry (object) with good things, and the rich (object) He has sent empty away. (Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những ai phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không) (Lc 1,49-50). (x. Tạ, Ngữ pháp tiếng Anh, 130).
4 Mt 22:38.
5 Mt 5:7.
6 Mt 22,38.
7 Mt 5,7.
8 Mt 22,38.
9 Mt 5,7.
10 “Nhân loại sẽ không tìm thấy được sự bình an cho đến khi hết lòng quay về Lòng Thương Xót Chúa” (x. Faustina, Nhật ký…ngày 04-7-1937, 132).
11 Mt 5,7.