Dẫn vào
Tình yêu của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu thật cao cả và dễ nhận ra khi người mang tình yêu ấy dám thực sự sống và hy sinh chính mạng sống của mình cho người khác.
Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.1
Với những trải nghiệm cần thiết và khả dĩ nhất, người ta có thể nói tình yêu ấy (love, amour), cũng chính là lòng thương xót (mercy, miséricorde), tình thương-lòng thương xót (love-mercy, amour-miséricorde)… và là một trong những chủ đề chính yếu của việc giảng dạy mà bảy lần sử dụng từ mercy trong các câu sau đây cho chúng ta một chỉ dẫn.
Bảy lần sử dụng từ mercy (trong thông điệp)
1. APV II 3,15
- Making the Father present as love and mercy is, in Christ’s own consciousness, the fundamental touchstone of His mission as the Messiah; this is confirmed by the words that He uttered first in the synagogue at Nazareth and later in the presence of His disciples and of John the Baptist’s messengers. (II 3,15)
- Manifester le Père comme amour et miséricorde c’est, dans la conscience du Christ lui-même, exprimer la vérité fondamentale de sa mission de Messie; les paroles, prononcées d’abord dans la synagogue de Nazareth, puis devant ses disciples et les envoyés de Jean-Baptiste, nous le confirment. (II 3,15)
- Việc biểu lộ Chúa Cha như tình thương và lòng thương xót là, trong ý thức của chính Đức Kitô, chuẩn mực nền tảng thuộc sứ vụ cứu thế của Người; điều này được những lời lẽ Người thốt ra xác nhận, trước hết ở hội đường Nazarét, rồi sau đó trước mặt các môn đồ của Người và những sứ giả do Gioan Tẩy Giả phái đến. (II 3,15)
2. APV II 3,16
- On the basis of this way of manifesting the presence of God who is Father, love and mercy, Jesus makes mercy one of the principal themes of His preaching. As is His custom, He first teaches “in parables,” since these express better the very essence of things. (II 3,16)
- S’appuyant sur cette manière de manifester la présence de Dieu qui est Père, amour et miséricorde, Jésus fait de la miséricorde un des principaux thèmes de sa prédication. Comme d’habitude, ici encore il enseigne surtout “en paraboles”, car celles-ci expriment mieux l’essence même des choses. (II 3,16)
- Dựa vào cách thức biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa là Cha, là tình thương và lòng thương xót, Chúa Giêsu đã lấy lòng thương xót làm một trong những chủ đề chính yếu của việc giảng dạy. Như thường lệ, trước hết, Người giảng dạy “bằng những dụ ngôn”, bởi vì những dụ ngôn diễn đạt tốt hơn chính cái yếu tính của vấn đề. (II 3,16)
3. APV II 3,18
- There are many passages in the teaching of Christ that manifest love-mercy under some ever-fresh aspect. (II 3,18)
- Nombreux sont les passages de l’enseignement du Christ qui manifestent l’amour-miséricorde sous un aspect toujours nouveau. (II 3,18)
- Nhiều đoạn trong lời giảng dạy của Đức Kitô nói lên tình thương-lòng thương xót dưới một khía cạnh luôn mới mẻ. (II 3,18)
4. APV II 3,20
- The Gospel writer who particularly treats of these themes in Christ’s teaching is Luke, whose Gospel has earned the title of “the Gospel of mercy.” (II 3,20)
- L’évangéliste qui traite particulièrement ces thèmes dans l’enseignement du Christ est saint Luc, dont l’Evangile a mérité d’être appelé “l’Evangile de la miséricorde”. (II 3,20)
- Tác giả sách Tin mừng viết cách riêng về những đề tài như thế trong lời giảng dạy của Đức Kitô là Thánh Luca, và Tin mừng của ngài đã xứng đáng được gọi là “Tin mừng về lòng thương xót”. (II 3,20)
5. APV II 3,21
- When one speaks of preaching, one encounters a problem of major importance with reference to the meaning of terms and the content of concepts, especially the content of the concept of “mercy” (in relationship to the concept of “love”). (II 3,21)
- Au sujet de cette prédication, se présente un problème d’importance capitale, celui de la signification des termes et du contenu du concept, surtout du concept de miséricorde (en relation avec le concept d’“amour”). (II 3,21)
- Khi nói về giảng dạy, người ta gặp phải một vấn đề cực kỳ quan trọng là ý nghĩa của các hạn từ và nội dung các khái niệm, đặc biệt là nội dung về khái niệm lòng thương xót (trong tương quan với khái niệm “tình thương”). (II 3,21)
6. APV II 3,22
- A grasp of the content of these concepts is the key to understanding the very reality of mercy. (II 3,22)
- Leur compréhension est la clé qui permet de comprendre la réalité même de la miséricorde. (II 3,22)
- Hiểu rõ nội dung những khái niệm này là nắm được chìa khóa để hiểu chính thực tại lòng thương xót. (II 3,22)
Để kết
Là một trong những chủ đề chính yếu của việc giảng dạy, Chúa Giêsu theo cách thức của Người đã cho người đương thời nghe, thấy, hiểu… thế nào là chân lý: “Thiên Chúa là tình yêu”,2 là lòng thương xót, là tình thương-lòng thương xót. Và chúng ta được hướng dẫn như sau:
(1) Việc biểu lộ Chúa Cha như tình thương và lòng thương xót là, trong ý thức của chính Đức Kitô, chuẩn mực nền tảng thuộc sứ vụ cứu thế của Người; điều này được những lời lẽ Người thốt ra xác nhận, trước hết ở hội đường Nazarét, rồi sau đó trước mặt các môn đồ của Người và những sứ giả do Gioan Tẩy Giả phái đến. (II 3,15)
(2) Dựa vào cách thức biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa là Cha, là tình thương và lòng thương xót, Chúa Giêsu đã lấy lòng thương xót làm một trong những chủ đề chính yếu của việc giảng dạy. Như thường lệ, trước hết, Người giảng dạy “bằng những dụ ngôn”, bởi vì những dụ ngôn diễn đạt tốt hơn chính cái yếu tính của vấn đề. (II 3,16)
(3) Nhiều đoạn trong lời giảng dạy của Đức Kitô nói lên tình thương-lòng thương xót dưới một khía cạnh luôn mới mẻ. (II 3,18)
(4) Tác giả sách Tin mừng viết cách riêng về những đề tài như thế trong lời giảng dạy của Đức Kitô là Thánh Luca, và Tin mừng của ngài đã xứng đáng được gọi là “Tin mừng về lòng thương xót”. (II 3,20)
(5) Khi nói về giảng dạy, người ta gặp phải một vấn đề cực kỳ quan trọng là ý nghĩa của các hạn từ và nội dung các khái niệm, đặc biệt là nội dung về khái niệm lòng thương xót (trong tương quan với khái niệm “tình thương”). (II 3,21)
(6)Hiểu rõ nội dung những khái niệm này là nắm được chìa khóa để hiểu chính thực tại lòng thương xót. (II 3,22).
Lm. G. Tạ Huy Hoàng
——————————————————————
[1] Ga 15,13-14.
2 Ga 4,16.