Dẫn vào
Xướng: Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!
Đáp : Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.
Xướng: Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.
Đáp : Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.
Xướng: Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.
Đáp : Vì Chúa là Đấng luôn bảo vệ chúng con.
Kết : Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.1
“Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!” là lời cầu nguyện thường xuyên không chỉ của một mình Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc sinh thời mà còn là lời cầu nguyện của “nhiều người và nhóm người với cảm thức đức tin sống động dẫn dắt, đang hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa” 2
Theo đó, nếu từ ngữ tôn giáo (religion) nói chung xuất phát từ thuật ngữ legere trong tiếng La Tinh với nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên, thì ngày nay Kitô giáo nói riêng, đặc biệt là Công giáo, còn như khám phá ra rằng: sức mạnh siêu nhiên đó có được là do lòng Chúa xót thương.
Vậy với ý tưởng chủ đạo này, bài viết xin được nhắc đến sự xuất hiện bảy lần của từ mercy trong thông điệp.
Bảy lần sử dụng từ mercy (trong năm câu trích dẫn)
1. APV I 2,12
- The present-day mentality, more perhaps than that of people in the past, seems opposed to a God of mercy, and in fact tends to exclude from life and to remove from the human heart the very idea of mercy. (I 2,12)
- Plus peut-être que celle de l’homme d’autrefois, la mentalité contemporaine semble s’opposer au Dieu de miséricorde, et elle tend à éliminer de la vie et à ôter du cœur humain la notion même de miséricorde. (I 2,12)
- Có lẽ nhiều hơn não trạng con người ngày xưa, não trạng ngày nay xem ra đối nghịch với Thiên Chúa có lòng thương xót và thật vậy, não trạng ngày nay có khuynh hướng loại bỏ khỏi đời sống và lấy đi khỏi lòng người chính khái niệm lòng thương xót. (I 2,12)
2. APV I 2,13
- The word and the concept of “mercy” seem to cause uneasiness in man, who, thanks to the enormous development of science and technology, never before known in history, has become the master of the earth and has subdued and dominated it.3 (I 2,13)
- Le mot et l’idée de miséricorde semblent mettre mal à l’aise l’homme qui, grâce à un développement scientifique et technique inconnu jusqu’ici, est devenu maître de la terre qu’il a soumise et dominée 4. (I 2,13)
- Từ ngữ và khái niệm của cụm từ lòng thương xót xem ra gây khó chịu cho con người và con người – vốn nhờ vào sự phát triển to lớn của khoa học và kỹ thuật mà lịch sử trước đây chưa từng biết đến – đã trở nên chủ nhân của trái đất mà họ đã chinh phục và thống trị.5 (I 2,13)
3. APV I 2,14
- This dominion over the earth, sometimes understood in a one-sided and superficial way, seems to have no room for mercy. (I 2,14)
- Cette domination de la terre, entendue parfois de façon unilatérale et superficielle, ne laisse pas de place, semble-t-il, à la miséricorde. (I 2,14)
- Sự thống trị trái đất như thế, đôi khi bị hiểu một chiều và nông cạn, dường như không còn chỗ cho lòng thương xót. (I 2,14)
4. APV I 2,11
- To the person who sees it in Him—and finds it in Him—God becomes “visible” in a particular way as the Father who is rich in mercy.6 (I 2,11)
- Pour qui la voit et la trouve en lui, Dieu devient “visible” comme le Père “riche en miséricorde” 7. (I 2,11)
- Thiên Chúa trở nên “hữu hình” theo cách thức đặc biệt như Chúa Cha “giàu lòng thương xót”8 cho những ai hiểu và tìm thấy lòng thương xót đó nơi Người. (I 2,11)
5. APV I 2,21
- And this is why, in the situation of the Church and the world today, many individuals and groups guided by a lively sense of faith are turning, I would say almost spontaneously, to the mercy of God. (I 2,21)
- Et c’est pourquoi, dans la situation actuelle de l’Eglise et du monde, bien des hommes et bien des milieux, guidés par un sens aigu de la foi, s’adressent, je dirais quasi spontanément, à la miséricorde de Dieu. (I 2,21)
- Và chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội và của thế giới, mà tôi, hầu như không hề gượng ép, có thể nói là nhiều người và nhóm người với cảm thức đức tin sống động dẫn dắt, đang hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa. (I 2,21)
Để kết
Thực trạng ngày nay của một xã hội tục hóa cho thấy: (1) “Có lẽ nhiều hơn não trạng con người ngày xưa, não trạng ngày nay xem ra đối nghịch với Thiên Chúa có lòng thương xót và thật vậy, não trạng ngày nay có khuynh hướng loại bỏ khỏi đời sống và lấy đi khỏi lòng người chính khái niệm lòng thương xót. (I 2,12)” ; (2) Từ ngữ và khái niệm của cụm từ lòng thương xót xem ra gây khó chịu cho con người và con người – vốn nhờ vào sự phát triển to lớn của khoa học và kỹ thuật mà lịch sử trước đây chưa từng biết đến – đã trở nên chủ nhân của trái đất mà họ đã chinh phục và thống trị.9 (I 2,13)”; (3) “Sự thống trị trái đất như thế, đôi khi bị hiểu một chiều và nông cạn, dường như không còn chỗ cho lòng thương xót. (I 2,14)”.
Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn dủ lòng thương xót chúng ta: (4) “Thiên Chúa trở nên “hữu hình” theo cách thức đặc biệt như Chúa Cha “giàu lòng thương xót”10 cho những ai hiểu và tìm thấy lòng thương xót đó nơi Người. (I 2,11)”; (5) “Và chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội và của thế giới, mà tôi, hầu như không hề gượng ép, có thể nói là nhiều người và nhóm người với cảm thức đức tin sống động dẫn dắt, đang hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa. (I 2,21)”.
Lm. G. Tạ Huy Hoàng
————————————–
[1] Sau những lời nguyện trên thì đọc: (1) kinh Chúa Thánh Thần, (2) kinh Tin kính, (3) kinh Ăn năn tội, và (4) lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”. (https://longchuathuongxot.vn/vi/news/CAC-KINH-TRONG-GIO-CHAU-LCTX/ Di-chuc-cua-Chan-phuoc-GH-Gioan-Phaolo-II-971.html)
2 I 2,21.
3 Cf. Gn 1:28.
4 Cf. Gn 1,28.
5 Ga 1,28.
6 Eph 2:4.
7 Ep 2,4.
8 Ep 2,4.
9 Ga 1,28.
10 Ep 2,4.