Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 1)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 1)

May mắn được xem qua bản thảo hai tập sách của Ủy ban Giáo dân (trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam): (1) Chuyển ngữ Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Anh-Việt-Pháp)1 và (2) Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót,2 chúng tôi xin phép sử dụng một số trích dẫn trong các tập sách này để viết bài về đề tài “Lòng Chúa thương xót”.

Tổng quan

Lời giới thiệu chung cho hai tác phẩm Chuyển ngữ Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót có đoạn viết:

    Với việc tham khảo các bản văn liên quan và với những suy nghĩ tìm hiểu, so sánh đối chiếu,… các biên soạn viên đã hoàn thành, với chất lượng tốt nhất theo khả năng, công việc chuyển ngữ sang tiếng Việt Thông điệp Dives in Misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót).3

Thật vậy, việc được đọc cẩn thận tập Chuyển ngữ Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót phải kể là dịp may cho những ai muốn được đọc lại – trong tinh thần đối chiếu và phân tích để hiểu sâu hơn – chính bản Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, cách riêng bản tiếng Anh, ban hành ngày 30 tháng 11 năm 1980.

Điều được xem là may mắn và thú vị còn là khi đọc Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót, độc giả có thể khám phá cách tương đối trọn vẹn chủ đề lòng Chúa thương xót được trình bày trong thông điệp – nếu độc giả thực sự để ý đến các từ ngữ: merciful, merciless, mercy, mercies,… có trong thông điệp tiếng Anh (Dives in Misericordia). Những từ ngữ này chắc chắn có liên quan đến ý nghĩa của tình yêu, lòng xót thương, sự nhân từ, đức khoan dung, tình yêu bác ái, quảng đại, từ bi… trong tiếng Việt.

Thêm vào đó, bản văn tiếng Pháp (Sur la miséricorde divine) trong tập Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót còn giúp độc giả hiểu biết hơn qua việc ứng dụng phương pháp đối chiếu ngôn ngữ; giúp làm sáng tỏ thêm cho các từ ngữ và ý tưởng được đề cập đến qua các thí dụ có một hay các từ sau: miséricordieux, miséricordes, miséricorde, pitié, sans pitié….4 Quả vậy, cũng không khác tiếng Anh là mấy, những từ ngữ tiếng Pháp này có nghĩa tiếng Việt liên quan đến tình yêu, lòng xót thương, sự nhân từ, đức khoan dung, tình yêu bác ái, quảng đại, từ bi….

Vâng, thật hữu ích và đáng quý thay việc tìm hiểu trong tập Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót  Tuy không bàn đến những đại từ thay thế hay những từ ngữ tương đương của merciful, hoặc merciless, hoặc mercy, hoặc merciesvà cả những ý tưởng nói đến lòng thương xót của Chúa cách minh nhiên hay ám tàng trong toàn bộ bản văn thông điệp, việc nghiên cứu sự xuất hiện của 253 lần sử dụng những từ ngữ merciful, merciless, mercy, mercies (01 lần sử dụng từ merciless, 05 lần sử dụng từ mercies, 29 lần sử dụng từ merciful, và 218 lần sử dụng từ mercy) thực sự góp phần giúp người đọc hiểu khá đầy đủ về nội dung Thông điệp Lòng Chúa thương xót.

Giới thiệu chi tiết

Phần giới thiệu chi tiết sẽ lần lượt trình bày những câu văn trong đó có sự xuất hiện của một hay các từ sau: merciful, merciless, mercy, mercies.5 Tuy nhiên, lần này chúng tôi xin được vào đề bằng hai câu đầu tiên của thông điệp (I,1,2 không có từ nào nói trên); những minh họa chu đáo và hệ thống hơn sẽ được trình bày trong các bài viết sau.

 Tiếng Anh   Tiếng Việt  Tiếng Pháp
It is “God, who is rich in mercy6 whom Jesus Christ has revealed to us as Father: it is His very Son who, in Himself, has manifested Him and made Him known to us.7 (I,1,1) “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”8 là Đấng mà Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta biết là Cha: chính Người là Con Thiên Chúa đã tỏ lộ Cha và cho chúng ta biết Cha nơi chính bản thân mình.9 (I,1,1) “Dieu Riche En Miséricorde” 10 est Celui que Jésus-Christ nous a révélé comme Père: c’est Lui, son Fils, qui nous l’a manifesté et fait connaître en lui-même11. (I,1,1)
Memorable in this regard is the moment when Philip, one of the twelve Apostles, turned to Christ and said: “Lord, show us the Father, and we shall be satisfied”; and Jesus replied: “Have I been with you so long, and yet you do not know me…? He who has seen me has seen the Father”.12 (I,1,2) Về mạc khải này, điều đáng nhớ là lúc Philípphê, một trong mười hai tông đồ, thưa với Đức Kitô: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”; Đức Giêsu trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.13 (I,1,2) Mémorable, à cet égard, est le moment où Philippe, l’un des douze Apôtres, s’adressant au Christ, lui dit: “Seigneur, montre-nous le Père et cela nous suffit”; et Jésus lui répondit: “Voilà si longtemps que je suis avec vous et tu ne me connais pas…? Qui m’a vu a vu le Père”. 14 (I,1,2)

* Lưu ý: Để tiện việc tra cứu, các số trong ngoặc đơn (ở cuối câu thuộc bảng đối chiếu) được sử dụng làm ký hiệu chỉ các số, các câu trong thông điệp. Thí dụ: (1) (I,1,1): một La Mã, số một, câu một; (2) (1) (I,1,2): một La Mã, số một, câu hai; (3) ….

Để kết

Xin mượn lời của Thánh Philípphê có trong bài hát “Thưa Thầy… 1” về đề tài lòng Chúa thương xót như sau: “Thưa Thầy, xin tỏ cho con thấy Cha. Xin Thầy cho con được biết Chúa Cha. Thưa Thầy, con mong được thấy, con mong được biết, được biết Chúa Cha…”.15

_Lm. G. Tạ Huy Hoàng

_____________

[1] Ủy ban Giáo dân, Chuyển ngữ Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012), khoảng 300 trang A 5.

2 Ủy ban Giáo dân, Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012), khoảng 190 trang A 5.

3 Ủy ban Giáo dân, Chuyển ngữ…, 5.

4 X. Gioan Phaolô II, Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (bản Pháp ngữ: Sur lamiséricorde divine), ban hành ngày 30 tháng 11 năm 1980, chap. II, §3; chap. III, §4, footnote 52; v.v.; x. UBGD, “I. Một lần sử dụng từ merciless” (số 1 AVP), “IV. Hai trăm mười tám lần sử dụng từ mercy” (số 69 AVP) trong Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012).

5 Câu là đơn vị ngôn ngữ diễn đạt một ý nghĩa được coi là hoàn chỉnh; khởi đầu bằng chữ viết hoa, kết thúc bằng một trong các dấu chấm câu sau: chấm (full stop/period) (.), chấm hỏi (question mark) (?), chấm than (exclamation mark) (!), chấm lửng/ba chấm (dots/three points) (…). Thí dụ: (1) “Many have undertaken to draw up an account of the things that have been fulfilled among us, just as they were handed down to us by those who from the first were eyewitnesses and servants of the word. (Lk 1:1-2); (2) “How can I be sure of this?” (Lk 1:18); (3) “Greetings, you who are highly favored!” (Lk 1:28) (4) “You may know that the Son of Man has authority on earth to forgive sins….” (Lk 5:24) (x. Tạ Huy Hoàng et als, Ngữ pháp tiếng Anh, Tập IV [TP. HCM: Nxb. Phương Đông, 2007], 5-6).

6Eph 2:4.

7Cf Jn 1:18; Heb 1:1f.

8 Ep 2,4.

9 Ga l,18; Dt 1,1-2.

10 Ep 2,4.

11 Cf. Jn 1,18; He 1,1-2.

12Jn 14:8-9.

13 Ga 14,8-9.

14Jn 14,8-9.

15 X. Ga 14,8-9; Bạn Hữu, Tập nhạc Chầu Thánh Thể 6 (TP. HCM: LHNB, 1999), 5.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …