Home / Học Hỏi Linh Đạo / ĐỐI THỌAI NĂM ĐỨC TIN (Bài 3)

ĐỐI THỌAI NĂM ĐỨC TIN (Bài 3)

Những vấn đề khoa học và đức tin

Hầu hết nhân loại thuộc đủ mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi nền văn minh đều tin có Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, dựa vào một nguyên lý căn bản là nguyên lý nhân quả.

I. ĐỨC TIN VÀ KHOA HỌC
VẤN ĐỀ 3:
Chỉ những người ngu dốt mới tin có Thiên Chúa, còn những ai có kiến thức đều vô thần.

TRẢ LỜI:

1. Một số người nại vào khoa học để phủ nhận tôn giáo. Theo họ: “Tôn giáo bắt nguồn từ sự dốt nát của con người. Ngày xưa, vì thiếu hiểu biết, nên con người cảm thấy nhỏ bé tầm thường. Họ luôn cảm thấy sợ hãi trước những hiện tượng trong thiên nhiên như sấm chớp, bão táp, cháy rừng, động đất… và coi chúng như các thần minh quyền năng, mà muốn được yên thân, người ta phải thờ phượng, lễ bái, cúng kiến… Đó là nguồn gốc phát sinh ra tôn giáo thời sơ khai. Nhưng từ khi khoa học tiến bộ, khi trí óc con người được mở mang, thì những ý niệm về các vị thần minh nói trên cũng dần dần tan biến. Đến nay chỉ có những người ngu dốt mới tin Thiên Chúa, còn những ai có chút kiến thức đều vô thần”.

2. Chúng ta có thể đồng quan điểm phần nào với lập trường nói trên, khi nói về những tôn giáo tự nhiên đa thần, là những tôn giáo do trí khôn con người thời sơ khai tưởng tượng ra, lệ thuộc vào sự hiểu biết nông cạn của con người lúc đó. Dần dần, khi khoa học tiến bộ, lòai người đã giải thích được các hiện tượng trong thiên nhiên như mưa bão sấm chớp…, thì những sự mê tín dị đoan cũng không còn lý do tồn tại.
Trái lại, những tôn giáo độc thần, đặc biệt là Kitô giáo lại là các tôn giáo của con người văn minh: Càng có kiến thức cao, con người càng tin có Đấng Tạo Hóa là căn nguyên của mọi vật hiện hữu trong vũ trụ. Ngày nay, tuy con người đã đạt được trình độ văn minh kỹ thuật khá cao, thế mà đại đa số nhân loại, trong đó có các nhà bác học đều có niềm tin tôn giáo, chỉ có một thiểu số không tin mà thôi:

3. Theo Bách Khoa Tòan Thư Mở (Wikipedia) thì niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.

 

Các tôn giáo trên thế giới hiện nay 2012

Tôn giáo  Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo(gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo và Anh giáo):
2,1 tỷ
Khắp thế giới, trừ một vài nơi ở Đông Phi, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á.
 

Hồi giáo
1,5 tỷ
Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
 

Ấn Độ giáo
900 triệu
Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus.
 

Đạo giáo
400 triệu
Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại
 

Tôn giáo dân gian Trung Quốc
394 triệu
Trung Quốc
 

Phật giáo
365 triệu
Đông Á và Ấn Độ
 

Tôn giáo của các bộ tộc
300 triệu
Khắp thế giới trừ Châu Âu
 

Nho giáo
150 triệu
Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
 

Tôn giáo truyền thống Châu Phi
100 triệu
Châu Phi
 

Shintō
30 triệu
Nhật Bản
 

Đạo Sikh
23 triệu
Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
 

Do Thái giáo
14 triệu
Israel, Mỹ, châu Âu
 

Bahá’í giáo
9 triệu
 

Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
 

Cao Đài
5 triệu
Việt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc
 

Đạo Jain
1,2 triệu
Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
 

Ngoài ra, ngay các khoa học gia, những bộ óc thông minh nhất của nhân loại cũng chấp nhận có Thiên Chúa với một tỷ lệ rất lớn:

4. A. EYMIEU đã công bố một bảng thống kê bất ngờ về Đức Tin của 432 nhà khoa học thuộc thế kỷ 19 như sau:
– 34 người không rõ lập trường tôn giáo,

– Còn lại 398 vị thì 15 dửng dưng với tôn giáo hay thuộc phái bất – khả – tri (Chủ trương không thể dùng trí khôn nhận biết có Thiên chúa hay không).

– 16 vị công khai vô thần,

– Còn 367 vị tin có Thiên Chúa cách rõ rệt chiếm tỷ lệ 92%.

Hơn nữa, những vị có tín ngưỡng lại là những nhà bác học thời danh như: Ampère, Pasteur, Volta, Copernic, Newton, Edison, Galilê, Lavoisier, Marconi…

5. Mới đây trên trang web điện từ Vnexpress.net có đăng bài của T. An viết dựa theo tài liệu “Live Science” về niềm tin của các nhà khoa học hiện đại cho thấy đại đa số các nha khoa học đều tin có Thiên Chúa như sau:

– “Khoảng 2/3 các nhà nghiên cứu tin vào Đấng Tối Cao”. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sự khác biệt sâu sắc giữa họ phụ thuộc vào lĩnh vực mà họ đang theo đuổi: Những người làm trong ngành “khoa học xã hội” có xu hướng tin vào Chúa và tham dự các hoạt động tôn giáo nhiều hơn so với các học giả trong lĩnh vực “khoa học tự nhiên”.

– Chỉ có gần 38% các nhà khoa học tự nhiên (những người liên quan đến bộ môn vật lý, hoá học và sinh học) và 31% những người nghiên cứu xã hội cho biết họ không tin vào Thiên Chúa.

– Trong cuộc khảo sát, nhà xã hội học ELAINE HOWARD ECKLUND từ Đại học Rice đã tìm hiểu 1.646 thành viên tại các trường đại học chuyên nghiên cứu, đưa ra 36 câu hỏi về niềm tin và các hoạt động tinh thần.
– Ecklund nói: “Dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng tôi tưởng rằng các nhà khoa học xã hội sẽ ít thực hành tôn giáo hơn các nhà khoa học tự nhiên, nhưng dữ liệu thu được lại cho kết quả ngược lại”, Một số kết quả nổi bật như sau: 41% các nhà sinh học không tin có Chúa, trong khi con số này chỉ là 27% ở các nhà khoa học chính trị.

– Trong một công trình độc lập tại Đại học Chicago, công bố tháng 6 vừa qua, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.

– Ecklund nói: “Giờ đây chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của những khác biệt này… Nhiều nhà khoa học xem mình là người duy tâm lại không gắn với một tôn giáo cụ thể nào cả và không tin vào Thiên Chúa”. Hiện nay Ecklund và cộng sự viên đang tiếp tục thực hiện những cuộc điều tra dài hơi hơn để tìm hiểu nguyên nhân của điều này.

KẾT LUẬN: Vậy có thể nói ngược lại rằng:

Hầu hết nhân loại thuộc đủ mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi nền văn minh đều tin có Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, dựa vào một nguyên lý căn bản là nguyên lý nhân quả: “Có hậu quả tất phải có nguyên nhân”. Tuy nhiên Đấng Tạo Hóa đã được quan niệm một cách khác nhau tùy theo trình độ văn minh cao thấp. Ngày xưa, vì dốt nát, nên người ta đã quan niệm sai lạc về Thiên Chúa, nhưng dần dần với kiến thức mở mang, những ý niệm đa thần đã được thay thế bằng một vị Thiên Chúa là căn nguyên của mọi hiện tượng trong vũ trụ. Chỉ có một thiểu số do tự cao, hoặc chịu ảnh hưởng của nền giáo dục vô tôn giáo… mới phủ nhận Ngài mà thôi.

Một nhà nhân chủng học trứ danh của thời đại chúng ta đã viết trong cuốn “loài người” của ông như sau: “Tôi chỉ gặp thấy tình trạng vô thần ở cá nhân, và chỉ là trường hợp đặc biệt. Khắp mọi nơi, luôn luôn đại đa số đều tin tưởng. Không một chủng tộc nào trong các đại chủng mà vô thần. Và cũng không có một nhóm nào quan trọng một chút trong các chủng tộc nhân loại mà vô thần”.

LM ĐAN VINH

 

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …