Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 37: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 37: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Trong tinh thần hiệp thông với Giáo hội Chúa ở khắp nơi, đặc biệt tại Việt Nam, Thư Mục Vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2018 của TGP. Sài Gòn-TP. HCM năm nay đã đưa ra một định hướng mục vụ…

… cho toàn thể Tổng Giáo phận trong Năm Phụng vụ 2019 là: đồng hành với giới trẻ, dấn thân Loan Báo Tin Mừng, đặc biệt quan tâm đến những gia đình gặp khó khăn.[1]

Theo nội dung của bức thư mục vụ này, những người đọc – giáo sĩ, tu sĩ, giáo lý viên… và cách riêng là các bậc cha mẹ – được mời gọi hướng đến việc đồng hành cùng giới trẻ, đồng hành trong yêu thương để giúp giới trẻ phân định để có được những chọn lựa chuẩn mực, đúng đắn và ra sức thực hiện tốt những chọn lựa này. Noi gương Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa làm người, mà đỉnh cao còn là Mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của chính Người, chúng ta có được cách thức và hình ảnh sống động cho việc đồng hành.

Những nỗ lực như thế hẳn cũng bao gồm việc quan tâm đến những gia đình trẻ gặp khó khăn, và cũng là dấn thân loan báo Tin Mừng. Theo Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương, đó hãy là liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương, suối nguồn niềm vui, sự thanh thản và bình an; đó mới là quy luật của đồng hành: công cuộc loan báo Tin Mừng phụ thuộc vào đó.

Nói khác đi, công cuộc dấn thân loan bao Tin Mừng ngày nay – thời đại của những ý thức sâu xa về lòng Chúa thương xót – hãy là tích cực đồng hành, quan tâm đến những gia đình gặp khó khăn. Bởi lẽ, lòng Chúa thương xót là từ ngữ mặc khải chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh”;[2] hành động tối cao và tối hậu, qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta”;[3] luật cơ bản ngự trị trong tim của mỗi người đang chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời”;[4] cầu nối Thiên Chúa với con người, mở lòng chúng ta hướng đến niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi mặc cho bao tội lỗi của mình”.[5]

Misericordiae vultus, số 2

  •  We need constantly to contemplate the mystery of mercy. (APV 2,1) It is a wellspring of joy, serenity, and peace. (APV 2,2) Our salvation depends on it. (APV 2,3) Mercy: the word reveals the very mystery of the Most Holy Trinity. (APV 2,4) Mercy: the ultimate and supreme act by which God comes to meet us. (APV 2,5) Mercy: the fundamental law that dwells in the heart of every person who looks sincerely into the eyes of his brothers and sisters on the path of life. (APV 2,6) Mercy: the bridge that connects God and man, opening our hearts to the hope of being loved forever despite our sinfulness. (APV 2,7)
  • Nous avons toujours besoin de contempler le mystère de la miséricorde. (APV 2,1) Elle est source de joie, de sérénité et de paix. (APV 2,2) Elle est la condition de notre salut. (APV 2,3) Miséricorde est le mot qui révèle le mystère de la Sainte Trinité. (APV 2,4) La miséricorde, c’est l’acte ultime et suprême par lequel Dieu vient à notre rencontre. (APV 2,5) La miséricorde, c’est la loi fondamentale qui habite le cœur de chacun lorsqu’il jette un regard sincère sur le frère qu’il rencontre sur le chemin de la vie. (APV 2,6) La miséricorde, c’est le chemin qui unit Dieu et l’homme, pour qu’il ouvre son cœur à l’espérance d’être aimé pour toujours malgré les limites de notre péché. (APV 2,7)
  • Chúng ta cần liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương. (APV 2,1) Đó là suối nguồn niềm vui, sự thanh thản và bình an. (APV 2,2) Ơn cứu độ của chúng ta phụ thuộc vào đó. (APV 2,3) Lòng thương xót: từ ngữ mặc khải chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. (APV 2,4) Lòng thương xót: hành động tối cao và tối hậu, qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta. (APV 2,5) Lòng thương xót: luật cơ bản ngự trị trong tim của mỗi người đang chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời. (APV 2,6) Lòng thương xót: cầu nối Thiên Chúa với con người, mở lòng chúng ta hướng đến niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi mặc cho bao tội lỗi của mình. (APV 2,7)

Để kết

Nghĩa là, nhờ liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương… là suối nguồn niềm vui, sự thanh thản và bình an mà chúng ta có thể dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu. Nhờ hiệp nhất với nhau trong lòng thương xót, công cuộc đồng hành với giới trẻ, quan tâm đến những gia đình gặp khó khăn, chúng ta thấu hiểu bằng trải nghiệm thực tiễn, rằng Ơn cứu độ của chúng ta phụ thuộc vào…[6] tất cả những nỗ lực như thế.

Khi bắt đầu công cuộc tuyển nhận các môn đệ, Đức Ki-tô đồng hành cách đặc biệt với Nhóm Mười Hai qua sứ mạng loan báo Tin Mừng của Lòng Chúa Xót Thương;[7] khẳng định sự cần thiết phải thông phần với những đau khổ để bớt phần bất xứng với Đấng Mê-xi-a.[8] Bởi lòng Chúa xót thương là: (1) từ ngữ mặc khải chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh (APV 2,4); (2) hành động tối cao và tối hậu qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta (APV 2,5); (3) luật cơ bản ngự trị trong tim của mỗi người đang chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời (APV 2,6); (4) cầu nối Thiên Chúa với con người, mở lòng chúng ta hướng đến niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi mặc cho bao tội lỗi của mình (APV 2,7). Tóm lại, theo Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương, những nỗ lực như sống hiệp thông, đồng hành và hòa nhập không chỉ là bổn phận mà còn là quyền lợi không thể thiếu của Ki-tô hữu: quan tâm đến những gia đình trẻ gặp khó khăn cũng chính là dấn thân loan báo Tin Mừng, cách đặc biệt trong thời đại của lòng Chúa xót thương.[9]

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————–

[1] Giu-se Đỗ Mạnh Hùng và Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Thư Mục Vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2018, số 1.

[2] APV 2,4.

[3] APV 2,5.

[4] APV 2,6.

[5] APV 2,7.

[6] APV 2,3.

[7] Mc 3,14; 6,7-13; x. Robert Stackpole, STD, Divine Mercy: A Guide from Genesis to Benedict XVI (Marian Press, 2009) (http://www.thedivinemercy.org/news…).

[8] X. Tòa  Tổng Giám Mục TP. HCM (TP. HCM: Nxb. TP. HCM, 1995), 5-7; Mc 8,34-37; Mt 20,22; Ga 12,24; 15,18.

[9] 1 Tx 4,17; Ga 17,24.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …