Dẫn vào
Rất thường được sử dụng trong sinh hoạt nhà đạo, hạn từ “mầu nhiệm” (mysterium, mystery, mystère) với ý nghĩa nhiệm mầu – vốn thường để chỉ sự khó hiểu hoặc không thể hiểu được của một vấn đề nào đó, bởi ý nghĩa tự thân của hạn từ “mầu nhiệm” là không thể thấu hiểu được – thì thật ra, vấn đề “không thể thấu hiểu được” đó không phải là không thể cảm nhận, bởi lẽ người ta vẫn luôn có thể thấu cảm được “mầu nhiệm”.[1]
Chẳng hạn, không bao giờ có thể hiểu được cách toàn vẹn về Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi, Đấng Siêu Việt, bởi chân lý tuyệt đối hay sự thật vẹn toàn nơi Ngài mãi mãi là một mầu nhiệm. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số nhân loại tin có siêu nhiên. Con người vẫn luôn có thể cảm nhận là thật về sự hiện diện của một Thiên Chúa Tạo Hóa trong mọi thụ tạo; cũng vậy, con người còn cảm nhận được rất nhiều điều khác nữa nơi Ngài, đặc biệt là tình yêu của Thiên Chúa Tình Yêu trong cung cách từ bi và giàu lòng thương xót của Ngài.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Thương Xót
Trong Thông điệp Dives in misericordia, Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II trình bày Thiên Chúa là Cha, Đấng giàu lòng thương xót.[2] Trong Tông chiếu Vultus misericordiae, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô trình bày dung nhan của lòng Chúa xót thương.[3] Theo đó, mầu nhiệm Chúa Ki-tô (mysterium Christi, mystery of Christ, mystère du Christ) buộc ngài “phải rao giảng lòng thương xót như tình yêu-xót thương của Thiên Chúa, đã được mặc khải trong cùng một mầu nhiệm Đức Ki-tô”.[4]
Theo đó, Thiên Chúa là tình yêu, không hề dửng dưng mà rất mực chạnh thương. Những đau khổ Đức Ki-tô Giê-su gánh lấy vì nhân loại, và những đau khổ con người phải chịu vẫn có tác động hai chiều nơi Thiên Chúa. Đó chính là biểu hiện của lòng thương xót (compassio, compassion, mercy, miséricorde).[5] Khi Đức Ki-tô Giê-su chạnh thương gánh lấy tội của nhân loại, chịu chết vì nhân loại…, thì thực chất nghĩa là, Đấng là Chúa-Người ấy đã tỏ lòng thương xót đối với nhân loại.[6] Thiên Chúa trở nên bạn đồng hành trong đau khổ với nhân loại. Hạnh phúc viên mãn nơi Thiên Chúa đã tự mang vào mình đau khổ của nhân loại và vì nhân loại. Đấy là một góc nhìn cần thiết về mầu nhiệm Thiên Chúa thương xót.[7]
Thật vậy, chính trong Thần Khí, Thiên Chúa là Cha Xót Thương, Đấng luôn luôn giàu lòng thương xót (Père des miséricordes, et toujours riche en miséricorde), được mặc khải cách đặc biệt nơi mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, Đức Ki-tô Giê-su.[8]
Năm lần sử dụng từ mercy
- APV 11,8
- The mystery of Christ… obliges me to proclaim mercy as God’s merciful love, revealed in that same mystery of Christ. (APV 11,8)
- Le mystère du Christ… m’a poussé à rappeler dans l’encyclique Redemptor Hominis sa dignité incompa-rable, m’oblige aussi à proclamer la miséricorde en tant qu’amour miséricordieux de Dieu révélé dans ce mystère. (APV 11,8)
- Mầu nhiệm Chúa Kitô… buộc tôi phải rao giảng lòng thương xót như tình yêu-xót thương của Thiên Chúa, đã được mặc khải trong cùng một mầu nhiệm Đức Kitô. (APV 11,8)
- APV 11,9
- It likewise obliges me to have recourse to that mercy and to beg for it at this difficult, critical phase of the history of the Church and of the world”.[9] (APV 11,9)
- Il me conduit également à en appeler à cette miséri-corde et à l’implorer dans cette phase difficile et criti-que de l’histoire de l’Eglise et du monde”.[10] (APV 11,9)
- Mầu nhiệm ấy cũng buộc tôi phải trông cậy và khẩn nài lòng thương xót trong giai đoạn khó khăn và thiết yếu này của lịch sử Giáo hội và thế giới”.[11] (APV 11,9)
- APV 11,11
- Let us listen to his words once more: “The Church lives an authentic life when she professes and proclaims mercy—the most stupendous attribute of the Creator and of the Redeemer—and when she brings people close to the sources of the Saviour’s mercy, of which she is the trustee and dispenser”.[12] (APV 11,11)
- Recevons ses paroles de façon renouvelée: “L’Eglise vit d’une vie authentique lorsqu’elle professe et pro-clame la Miséricorde, attribut le plus admirable du Créateur et du Rédempteur, et lorsqu’elle conduit les hommes aux sources de la Miséricorde du Sauveur, dont elle est la dépositaire et la dispensatrice”.[13] (APV 11,11)
- Chúng ta hãy lắng nghe lời ngài một lần nữa: “Giáo hội sống cuộc sống đích thực khi tuyên xưng và rao truyền lòng thương xót – thuộc tính diệu kỳ nhất của Tạo Hóa và của Đấng Cứu Chuộc – và khi đem con người đến gần với cội nguồn lòng thương xót của Đấng Cứu Thế, mà Giáo hội là người được ủy thác và phân phát”.[14] (APV 11,11)
- APV 12,1
- The Church is commissioned to announce the mercy of God, the beating heart of the Gospel, which in its own way must penetrate the heart and mind of every person. (APV 12,1)
- L’Eglise a pour mission d’annoncer la miséricorde de Dieu, cœur battant de l’Evangile, qu’elle doit faire par-venir au cœur et à l’esprit de tous. (APV 12,1)
- Giáo hội được ủy thác để loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang nhịp đập Tin mừng để theo cách thức riêng mà thấm nhập vào tâm trí của mỗi người. (APV 12,1)
Để kết
Nếu đã không dễ gì thấu hiểu được mầu nhiệm nói chung, thì tất cũng không dễ gì hiểu thấu được Mầu nhiệm Thiên Chúa Tạo Hóa là Cha giàu lòng thương xót, Mầu nhiệm Chúa Ki-tô Giê-su Đấng Cứu Chuộc, Mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện, soi sáng mọi hoạt động trong Giáo hội.
Tuy nhiên, không phải là không thể cảm nhận được mầu nhiệm. Rõ ràng, không thấu hiểu không có nghĩa là không thể cảm thấu. Vì thế, noi gương Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô, chúng ta cũng hãy nói và hãy cảm: (1) “Mầu nhiệm của Chúa Ki-tô… buộc tôi phải rao giảng lòng thương xót như tình yêu-xót thương của Thiên Chúa, đã được mặc khải trong cùng một mầu nhiệm Đức Ki-tô” (APV 11,8); (2) “Mầu nhiệm ấy cũng buộc tôi phải trông cậy và khẩn nài lòng thương xót trong giai đoạn khó khăn và thiết yếu này của lịch sử Giáo hội và thế giới”[15] (APV 11,9).
Bởi thực ra, trong cái nhìn loại suy mở rộng, “lịch sử Giáo hội và thế giới” cũng có thể được coi là một kiểu mầu nhiệm. Theo đó, chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô một lần nữa: (3) “… ‘Giáo hội sống cuộc sống đích thực khi tuyên xưng và rao truyền lòng thương xót – thuộc tính diệu kỳ nhất của Tạo Hóa và của Đấng Cứu Chuộc – và khi đem con người đến gần với cội nguồn lòng thương xót của Đấng Cứu Thế, mà Giáo hội là người được ủy thác và phân phát’”[16] (APV 11,11).
Thật vậy,[17] (4) “Giáo hội được ủy thác để loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang nhịp đập Tin mừng để theo cách thức riêng mà thấm nhập vào tâm trí của mỗi người” (APV 12,1).
LM Giuse Tạ Huy Hoàng
[1] X. Gio-an Phao-lô II, Dono e Mistero (Hồng ân và mầu nhiệm) (Editore: Jaca Book, 2011; EAN: 9788816304970; F. X. Durrwell, Le Père, Dieu en son mystère (Cha, Thiên Chúa nhiệm mầu) (Ed. du Cerf, 1987).
[2] Thông điệp Dives in misericordia được ban hành năm 1980.
[3] Tông chiếu Vultus misericordiae được ban hành năm 2015.
[4] MV, APV 11,8.
[5] Hs 11,8; Xh 34,6;
[6] X. 1 Cr 12,3.
[7] X. 1 Tx 1,6; 1 Pr 4,14; Rm 5,5.
[8] X. Ep 2,4; 2 Cr 1,3; 5,21; Xh 34,6; Gr 31,3.20; Nkm 9,31; Is 49,15; Hs 14,5; 11,9.
[9] Saint John Paul II, Encyclical Letter Dives in Misericordia, 15.
[10] Lett. Enc. Dives in misericordia, n. 15.
[11] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Dives in Misericordia, số 15.
[12] Ibid., 13.
[13] Ibid., n. 13.
[14] Ibid., số 13; MV, số 11.
[15] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Dives in Misericordia, số 15.
[16] Ibid., số 13; MV, số 11.
[17] X. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20170510/38593.