Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 19)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 19)

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

Dẫn vào

Lòng thương xót Chúa

từ đời này trải qua đời khác

Lòng người gian ác

sẽ thẹn thùng… ngơ ngẩn… ngượng ngùng

Ngài làm chuyển rung…

cả những ai cứng lòng chai đá

Mật to gan cả

những yêng hùng… khùng điên… dại khờ

Tình ai không nhớ

Chúa vẫn nhớ… nhớ hoài… nhớ mãi

Lòng thương xót Ngài

vẫn trải rộng… trải mãi… trải hoài

Để bất cứ ai

vào thời nào lúc nào cũng biết

Tình thương bất diệt

rất thiệt… cha yêu con… con yêu.1

Tình yêu thương bền bỉ không đổi thay của Thiên Chúa dành cho con người được diễn tả cách tuyệt vời trong Luca 1,50: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” và nhất là “Dụ ngôn người cha nhân hậu”.2 Trong thời đại chúng ta hôm nay, để gọi cho đúng tên hơn, đó sẽ là tình yêu-thương xót (merciful love, amour miséricordieux) mà Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đề cập đến cách riêng trong Thông điệp Dives in Misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót).3

Năm lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV IV 5,3

  • Mary, entering the house of Zechariah, magnifies the Lord with all her soul for “his mercy,” which “from generation to generation” is bestowed on those who fear Him. (IV 5,3)
  • Voici Marie, entrant dans la maison de Zacharie, qui magnifie le Seigneur de toute son âme “pour sa miséricorde”, communiquée “de génération en génération” aux hommes qui vivent dans la crainte de Dieu. (IV 5,3)
  • Khi vào nhà ông Giacaria, Đức Maria, đã tôn dương Chúa hết tâm hồn mình “vì lòng thương xót” Ngài ban “đời nọ tới đời kia” cho những người sống biết kính sợ Ngài. (IV 5,3)  

2. APV IV 5,4

  • A little later, as she recalls the election of Israel, she proclaims the mercy which He who has chosen her holds “in remembrance” from all time.4 (IV 5,4)     
  • Peu après, faisant mémoire de l’élection d’Israël, elle proclame la miséricorde dont “se souvient” depuis toujours celui qui l’a choisie5. (IV 5,4)
  • Ít lâu sau, nhớ lại việc tuyển chọn Ítraen, Đức Maria công bố lòng thương xót mà Đấng đã chọn Mẹ vẫn luôn mãi “nhớ tới”.6  (IV 5,4)     

3. APV IV 5,5

  • Afterwards, in the same house, when John the Baptist is born, his father Zechariah blesses the God of Israel and glorifies Him for performing the mercy promised to our fathers and for remembering His holy covenant.7 (IV 5,5)     
  • Par la suite, lors de la naissance de Jean-Baptiste, et toujours dans cette même maison, son père Zacharie, bénissant le Dieu d’Israël, glorifie la miséricorde qu’il a “faite… à nos pères, se souvenant de son alliance sainte”8. (IV 5,5)
  • Về sau, trong chính ngôi nhà đó, khi Gioan Tẩy Giả sinh ra, thân phụ của ngài là Giacaria, ca tụng Thiên Chúa của Ítraen, ngợi khen Chúa đã tỏ lòng thương xót “trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước”.9 (IV 5,5)

4. APV IV 5,7-8

  • This is perhaps most evident in the parable of the prodigal son.10 (IV 5,7) Although the word “mercy” does not appear, it nevertheless expresses the essence of the divine mercy in a particularly clear way. (IV 5,8)      
  • Cela est peut-être évident surtout dans la parabole de l’enfant prodigue11, où l’essence de la miséricorde divine – bien que le mot “miséricorde” ne s’y trouve pas – est exprimée d’une manière particulièrement limpide. (IV 5,7-8)
  • Đây có lẽ là điều hiển nhiên nhất nơi dụ ngôn người con hoang đàng;12 dẫu rằng từ ngữ “lòng thương xót” không thấy xuất hiện, điều cốt lõi của lòng Chúa xót thương được diễn đạt cách hết sức rõ ràng. (IV 5,7-8)              

Để kết

Lòng thương xót Chúa

từ đời này trải qua đời khác

Lòng người gian ác

sẽ thẹn thùng… ngơ ngẩn… ngượng ngùng

Ngài làm chuyển rung…

cả những ai cứng lòng chai đá

Mật to gan cả

những yêng hùng… khùng điên… dại khờ

Tình ai không nhớ

Chúa vẫn nhớ… nhớ hoài… nhớ mãi

Lòng thương xót Ngài

vẫn trải rộng… trải mãi… trải hoài

Để bất cứ ai

vào thời nào lúc nào cũng biết

Tình thương bất diệt

rất thiệt… cha yêu con… con yêu.13

Vâng, “… vào nhà ông Giacaria, Đức Maria, đã tôn dương Chúa hết tâm hồn mình “vì lòng thương xót” Ngài ban “đời nọ tới đời kia” cho những người sống biết kính sợ Ngài (IV 5,3)”; và “… nhớ lại việc tuyển chọn Ítraen, Đức Maria công bố lòng thương xót mà Đấng đã chọn Mẹ vẫn luôn mãi ‘nhớ tới’ (IV 5,4)”; rồi sau này “… khi Gioan Tẩy Giả sinh ra, thân phụ của ngài là Giacaria, ca tụng Thiên Chúa của Ítraen, ngợi khen Chúa đã tỏ lòng thương xót “trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước” (IV 5,5)”. Thật ra, điều này còn được trình bày cách “… hiển nhiên nhất nơi dụ ngôn người con hoang đàng;14 dẫu rằng từ ngữ ‘lòng thương xót’ không thấy xuất hiện, điều cốt lõi của lòng Chúa xót thương được diễn đạt cách hết sức rõ ràng (IV 5,7-8)”.

————————————-

1Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 211.

2X. Lc 15,11-32.

3X. Ủy ban Giáo dân, Chuyển ngữ Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012).

4In both places it is a case of hesed, i..e., the fidelity that God manifests to His own love for the people, fidelity to he promises that will find their definitive fulfillment precisely in the motherhood of the Mother of God (cf. Lk 1:49-54).

5Dans l’un et l’autre cas, il s’agit de la hesed (cf. note spéciale), c’est-à-dire de la fidélité que Dieu manifeste à son propre amour envers son peuple, fidélité à ses promesses, qui trouveront précisément dans la maternité de la Mère de Dieu leur accomplissement définitif (Lc 1,49-54).

6Ở hai trường hợp đều là vấn đề hesed, nghĩa là sự trung thành mà Thiên Chúa tỏ ra trong tình thương của Ngài đối với dân, trung thành trong các Lời Ngài hứa là những điều sẽ được thực hiện dứt khoát chính nơi việc làm mẹ của Mẹ Thiên Chúa (x. Lc 1,49-54).

7Cf. Lk 1:72. Here too it is a case of mercy in the meaning of hesed, insofar as in the following sentences, in which Zechariah speaks of the “tender mercy of our God,” there is clearly expressed the second meaning, namely, rahamim (Latin translation: viscera misericordiae), which rather identifies God’s mercy with a mother’s love. 

8Lc 1,72. Dans ce cas aussi, il s’agit de la miséricorde dans le sens de hesed, car dans les phrases suivantes, où Zacharie parle de la “bonté miséricordieuse de notre Dieu”, est exprimé clairement le second sens, celui de rah a mim (traduction latine: viscera misericordiae), qui identifie plutôt la miséricorde divine avec l’amour maternel (cf. note spéciale).

9X. Luca 1,72. Trong cả trường hợp này nữa, vẫn là lòng thương xót theo ý nghĩa của hesed, bởi vì trong các câu hỏi sau, khi Giacaria nói về “lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa chúng ta”, thì lại được nói lên rõ ràng ý nghĩa thứ hai, ý nghĩa của rahamim (bản dịch tiếng La Tinh: viscera misericordiae) như muốn đồng hóa lòng Thiên Chúa thương xót với tình mẹ thương con.

10Cf. Lk 15:14-32.

11Cf. Lc 15,14-32.

12Lc 15,11-32.

13Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 211.

14Lc 15,11-32.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …