Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 18)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 18)

Dẫn vào

Lòng thương xót nào Chúa tỏ trong cuộc sống

Tuôn trải dài rộng trong dân và cá nhân

Vững trãi xa gần ngay trong thế đối lập…

Lũy thừa bội gấp sánh với đức công bình

Không chỉ cho mình mà là cho tất cả

Cứu độ chính là ơn trọng của tình thương

Chớ để vấn vương yêu người yêu cho trót

Lòng Chúa thương xót ơn cứu độ Chúa ban…1

 

Điều tuyệt vời cần biết trong hành trình lữ thứ của nhân loại về một Thiên Chúa công thẳng là Thiên Chúa ấy thực thi đức công bình tuyệt đối của Ngài trong yêu thương vô hạn. Bằng từ ngữ khác, Thiên Chúa ấy thực thi đức công bình của Ngài trong ơn cứu độ của lòng thương xót.2 Thực tế này cho thấy nền tảng sâu xa của tương quan giữa đức công bình và lòng thương xót nơi Thiên Chúa trong sự hài hòa khôn tả của tình thương vô biên.

Bảy lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV III 4,34

  • Subsequently, the Old Testament gives thanks and glory for mercy every time that mercy is made manifest in the life of the people or in the lives of individuals. (III 4,34)  
  • Il rend aussi grâces et gloire pour la miséricorde chaque fois qu’elle s’est manifestée et réalisée dans la vie du peuple ou d’une personne. (III 4,34)
  • Thế rồi Cựu ước cảm tạ và tôn vinh lòng thương xót mỗi lần lòng thương xót ấy được biểu lộ và được thực hiện trong cuộc sống của dân hay nơi đời sống của từng cá nhân. (III 4,34)

2. APV III 4,38

  • In this way, mercy is in a certain sense contrasted with God’s justice, and in many cases is shown to be not only more powerful than that justice but also more profound. (III 4,35)
  • Ainsi, la miséricorde se situe, en un certain sens, à l’opposé de la justice divine, et elle se révèle en bien des cas non seulement plus puissante, mais encore plus fondamentale qu’elle. (III 4,35)
  • Như vậy, theo một nghĩa nào đó, lòng thương xót đứng ở thế đối lập với sự công bình của Thiên Chúa, và trong rất nhiều trường hợp, lại được chứng tỏ không những mạnh mẽ hơn mà còn sâu sắc hơn chính sự công bình. (III 4,35)

3. APV III 4,38

  • The primacy and superiority of love vis-a-vis justice—this is a mark of the whole of revelation—are revealed precisely through mercy. (III 4,38)      
  • Le primat et la supériorité de la charité sur la justice (qui est une caractéristique de toute la révélation) se manifestent précisément dans la miséricorde. (III 4,38)
  • Vị trí hàng đầu và trổi vượt của đức ái đối với đức công bình – một đặc trưng của toàn thể mạc khải – được biểu lộ cách chính xác qua lòng thương xót. (III 4,38)

4. APV III 4,39

  • This seemed so obvious to the psalmists and prophets that the very term justice ended up by meaning the salvation accomplished by the Lord and His mercy.3 (III 4,39)
  • Cela parut tellement clair aux psalmistes et aux prophètes que le terme de justice en vint à signifier le salut réalisé par le Seigneur et sa miséricord 4. (III 4,39)
  • Điều này kể là quá hiển nhiên đối với các tác giả sách Thánh vịnh và sách Các ngôn sứ đến nỗi hạn từ công bình lại có nghĩa là ơn cứu độ do Đức Chúa và lòng thương xót của Ngài thực hiện.5 (III 4,39)

5. APV III 4,42

  • These words indicate the profound basis of the relationship between justice and mercy in God, in His relations with man and the world. (III 4,42)     
  • Ces paroles indiquent le fondement profond du rapport qu’il y a en Dieu entre la justice et la miséricorde, dans ses relations avec l’homme et avec le monde. (III 4,42)
  • Những lời này cho thấy nền tảng sâu xa của tương quan giữa công bình và lòng thương xót nơi Thiên Chúa, trong các mối tương quan của Ngài với con người và với trần gian. (III 4,42)

6. APV IV 5,1

  • At the very beginning of the New Testament, two voices resound in St. Luke’s Gospel in unique harmony concerning the mercy of God, a harmony which forcefully echoes the whole Old Testament tradition. (IV 5,1)    
  • Dès le seuil du Nouveau Testament, l’Evangile de saint Luc met en relief une correspondance frappante entre deux paroles sur la miséricorde divine dans lesquelles résonne intensément toute la tradition vétéro-testamentaire. (IV 5,1)
  • Ngay tại phần khởi đầu của Tân ước, hai lời nói vang lên nơi Tin mừng theo Thánh Luca trong sự hài hòa duy nhất có liên quan đến lòng thương xót của Thiên Chúa, một sự hài hòa làm vang dội mạnh mẽ toàn bộ truyền thống Cựu ước. (IV 5,1)

Để kết

Lòng thương xót nào Chúa tỏ trong cuộc sống

Tuôn trải dài rộng trong dân và cá nhân

Vững trãi xa gần ngay trong thế đối lập…

Lũy thừa bội gấp sánh với đức công bình

Không chỉ cho mình mà là cho tất cả

Cứu độ chính là ơn trọng của tình thương

Chớ để vấn vương yêu người yêu cho trót

Lòng Chúa thương xót ơn cứu độ Chúa ban…6

Vâng, (1) “… Cựu ước cảm tạ và tôn vinh lòng thương xót mỗi lần lòng thương xót ấy được biểu lộ và được thực hiện trong cuộc sống của dân hay nơi đời sống của từng cá nhân” (III 4,34); (2) “… theo một nghĩa nào đó, lòng thương xót đứng ở thế đối lập với sự công bình của Thiên Chúa, và trong rất nhiều trường hợp, lại được chứng tỏ không những mạnh mẽ hơn mà còn sâu sắc hơn chính sự công bình” (III 4,35).

Bởi lẽ: (3) “Vị trí hàng đầu và trổi vượt của đức ái đối với đức công bình – một đặc trưng của toàn thể mạc khải – được biểu lộ cách chính xác qua lòng thương xót” (III 4,38); (4) “Điều này kể là quá hiển nhiên đối với các tác giả sách Thánh vịnh và sách Các ngôn sứ đến nỗi hạn từ công bình lại có nghĩa là ơn cứu độ do Đức Chúa và lòng thương xót của Ngài thực hiện”7 (III 4,39).

Nói tóm lại, (5) “Những lời này cho thấy nền tảng sâu xa của tương quan giữa công bình và lòng thương xót nơi Thiên Chúa, trong các mối tương quan của Ngài với con người và với trần gian” (III 4,42); và (6) “Ngay tại phần khởi đầu của Tân ước, hai lời nói vang lên nơi Tin mừng theo Thánh Luca trong sự hài hòa duy nhất có liên quan đến lòng thương xót của Thiên Chúa, một sự hài hòa làm vang dội mạnh mẽ toàn bộ truyền thống Cựu ước” (IV 5,1) làm cho chúng ta những con người của thời Tân ước có cái nhìn đầy đủ hơn về một Thiên Chúa của muôn muôn đời, của hôm qua, hôm nay, và mai ngày vẫn thế… vì Chúa mãi là Thiên Chúa của tình yêu-thương xót (amour-miséricordieux).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

———————————–

1 Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 196.

2 X. Tv 40; Is. 45,21.

3 Ps 40(39):11; 98(97):2f.; Is 45:21; 51:5, 8; 56:1.

4 Ps 40(39),11; Ps 98(97),2-3; Is 45,21; Is 51,5; Is 51,8; Is 56,1.

5 Tv 40 (39),11; 98 (97),2; Is. 45,21; 51,5. 8; 56,1.

6 Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý II (TP. HCM: LHNB, 2012), 196.

7 Tv 40 (39),11; 98 (97),2; Is. 45,21; 51,5. 8; 56,1.

Xem thêm

images

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan …