Dẫn vào
Trong 1 Gioan 4,7-18, câu “Thiên Chúa là tình yêu” 1 được chú trọng cách đặc biệt với định hướng suy tư “… tình thương ấy… được gọi là ‘lòng thương xót’” (II 3,12), và được trích dẫn như sau đây:
7 Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. 8 Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. 9 Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. 10 Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.
11 Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. 12 Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. 13 Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta. 14 Phần chúng tôi, chúng tôi đã chiêm ngưỡng và làm chứng rằng: Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu độ thế gian. 15 Hễ ai tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa. 16 Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. 17 Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng ta: đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Giê-su thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này. 18 Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo.2
Năm lần sử dụng từ mercy (trong thông điệp)
1. APV I 2,25
- In fact, revelation and faith teach us not only to meditate in the abstract upon the mystery of God as “Father of mercies,” but also to have recourse to that mercy in the name of Christ and in union with Him. (I 2,25)
- En effet, la révélation et la foi nous apprennent moins à méditer de manière abstraite le mystère de Dieu comme “Père des miséricordes” qu’à recourir à cette miséricorde au nom du Christ et en union avec lui. (I 2,25)
- Quả vậy, mạc khải và đức tin dạy chúng ta không chỉ suy niệm cách trừu tượng về mầu nhiệm Thiên Chúa là: “Cha giàu lòng thương xót” mà còn biết cầu đến lòng thương xót ấy nhân danh Đức Kitô và trong sự kết hợp với Người. (I 2,25)
2. APV I 2,27-28
- I therefore wish these considerations to bring this mystery closer to everyone. (I 2,27) At the same time I wish them to be a heartfelt appeal by the Church to mercy, which humanity and the modern world need so much. (I 2,28)
- Je désire donc que les considérations présentes rendent ce mystère plus proche pour tous, et qu’elles deviennent en même temps un vibrant appel de l’Eglise à la miséricorde dont l’homme et le monde contemporain ont un si grand besoin. (I 2,27-28)
- Vì vậy, tôi mong ước những suy nghĩ này đưa mầu nhiệm ấy đến gần với mọi người hơn. (I 2,27) Đồng thời tôi cũng mong ước những suy nghĩ như vậy trở thành lời kêu gọi tha thiết của Giáo hội hướng tới lòng thương xót mà con người và thế giới đương đại rất cần đến. (I 2,28)
3. APV I 2,29
- And they need mercy even though they often do not realize it. (I 2,29)
- Ils en ont besoin, même si souvent ils ne le savent pas. (I 2,29)
- Mà con người và thế giới đương đại cần đến lòng thương xót, dẫu rằng cứ sự thường thì họ không biết như vậy. (I 2,29)
4. APV II 3,12
- It is precisely the mode and sphere in which love manifests itself that in biblical language is called “mercy.” (II 3,12)
- Or la manière dont l’amour se manifeste et son domaine sont, dans le langage biblique, appelés: “miséricorde”. (II 3,12)
- Đúng là cách thức và phạm vi mà theo đó tình thương được biểu lộ thì tình thương ấy, trong ngôn ngữ Thánh kinh, được gọi là “lòng thương xót”. (II 3,12)
5. APV II 3,13
- Christ, then, reveals God who is Father, who is “love,” as St. John will express it in his first letter;3 Christ reveals God as “rich in mercy,” as we read in St. Paul.4 (II 3,13)
- Ainsi le Christ révèle Dieu qui est Père, qui est “amour”, comme saint Jean le dira dans sa première Lettre 5; il révèle Dieu “riche en miséricorde”, comme nous le lisons dans saint Paul 6. (II 3,13)
- Như thế Đức Kitô mạc khải Thiên Chúa là Cha, là “tình thương”, như Thánh Gioan diễn tả trong thư thứ nhất của ngài;7 Đức Kitô mạc khải Thiên Chúa “giàu lòng thương xót”, như chúng ta đọc thấy trong các thư của Thánh Phaolô.8 (II 3,13)
Để kết
Thật vậy, “Thiên Chúa là tình yêu”9 và lời mời ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa là lời mời hướng đến sự hoàn hảo, thêm tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, vào lòng thương xót của Người.
Bởi lẽ, (1) “… mạc khải và đức tin dạy chúng ta không chỉ suy niệm cách trừu tượng về mầu nhiệm Thiên Chúa là: ‘Cha giàu lòng thương xót’ mà còn biết cầu đến lòng thương xót ấy nhân danh Đức Kitô và trong sự kết hợp với Người” (I 2,25); (2) Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II “… mong ước… đưa mầu nhiệm ấy đến gần với mọi người hơn (I 2,27) “… cũng mong ước… hướng tới lòng thương xót mà con người và thế giới đương đại rất cần đến” (I 2,28); (3) “… con người và thế giới đương đại cần đến lòng thương xót…” (I 2,29); (4) “… tình thương ấy, trong ngôn ngữ Thánh kinh, được gọi là ‘lòng thương xót’” (II 3,12); (5) “… Đức Kitô mạc khải Thiên Chúa là Cha, là ‘tình thương’, như Thánh Gioan diễn tả trong thư thứ nhất của ngài;10 Đức Kitô mạc khải Thiên Chúa ‘giàu lòng thương xót’, như chúng ta đọc thấy trong các thư của Thánh Phaolô.11 (II 3,13)
Lm. G. Tạ Huy Hoàng
————————————-
[1] Ga 4,16.
2 Ga 4,4-18.
31 Jn 4:16
4 Eph 2:4.
5 1 Jn 4,16.
6 Ep 2,4.
7 1Ga 4,16.
8 Ep 2,4.
9 Ga 4,16.
10 1Ga 4,16.
11 Ep 2,4.