Home / Chia Sẻ / Vạ Miệng

Vạ Miệng

V_ Mi_ngTôi thấy sự khao khát trong vấn đề của tôi – khao khát cái gì đó sâu sắc hơn, bồi bổ hơn và tâm linh hơn. Muốn lấp đầy khoảng khao khát này, chúng ta phải cố gắng, thậm chí điều này không dễ trong xã hội ngày nay, để tái phát hiện khả năng chữa lành của sự thinh lặng. Sách Giảng viên dạy: “Có lúc nên tĩnh lặng, và có lúc nên nói”.

Mỗi nữ tu Dòng Kín (OCD – Ordre Des Carmes Déchaux, Order of Discalced Carmelite), kể cả tôi, đều phải tĩnh tâm 8 ngày mỗi năm. Lần đầu tiên vào Dòng Kín, chúng tôi cảm thấy rất khó thinh lặng. Điều quá mới lạ. Nhiều người trong chúng tôi lần đầu tĩnh tâm 8 ngày chỉ suy niệm bằng sự ngạc nhiên mà cho rằng ai cũng có thể giữ thinh lặng suốt 8 ngày. Làm sao chúng ta làm được như vậy? Dĩ nhiên, qua nhiều năm, chúng tôi trở nên thích sống thinh lặng hơn.

Có 2 loại thinh lặng – thinh lặng ngoại tại và nội tại (exterior and interior silence). Mỗi cái bổ túc lẫn nhau. Cái này làm cho cái kia có thể. Cả hai đều đem chúng ta đến gần Thiên Chúa. Chúng ta biết giữ thinh lặng để có thể cầu nguyện. Không khó hiểu để nhận ra rằng khi có sự thinh lặng ngoại tại, nó sẽ cho thấy tất cả các tiếng động nội tại trong tâm hồn. Dòng Kín có cách cầu nguyện thâm sâu và tất cả chúng tôi mau chóng nhận ra các tư tưởng nội tại có thể rất ồn ào. Tôi nghe những người cố gắng ẩn dật hóa đời mình, và rời xa nó vì sự thinh lặng cho thấy nhiều tiếng ồn nội tại. Đó là làm lộ ra quá nhiều.

Trong kỳ tĩnh tâm năm, người giảng phòng (retreat master) là LM Thomas Dubay, SM (Society of Mary – Dòng Đức Mẹ). Ngài nói về sự trái ngược của sự im lặng. Ngài tập trung vào lời nói, tập trung vào ĐIỀU chúng ta CHỌN để nói và KHI chúng ta nói điều đó.

Tôi còn giữ những ghi chú trong kỳ tĩnh tâm đó. Mỗi điểm đầu làm tôi “sáng mắt”. Người ta có thể tìm thấy điều này trong sự yêu cầu của mình. Đây là vài ghi chú tôi ghi lại khi nghe LM Dubay giảng tĩnh tâm, ngài chia làm hai phần:

  1. Tội lỗi hiển nhiên của cái lưỡi.
  2. Không nhận ra lỗi lầm trong lời nói.

Tội lỗi hiển nhiên của cái lưỡi“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn” (Cn 10:19).

  • Gièm pha – Nói về lỗi của người khác (lỗi có thật) mà không có ý tốt (Sr 21).
  • Vu khống – Nói về lỗi của người khác (lỗi không có thật).
  • Cãi nhau vặt – Nói những lời nhận xét gay gắt.
  • Cằn nhằn – Luôn than phiền, la rầy hoặc chỉ trích người khác dù lỗi đó có thật; luôn tìm cách “bới lông tìm vết” (Cn 21:9).
  • Đề cao mình – Luôn nói đến những điều mình làm hoặc nói, luôn nói về mình.
  • Lắm chuyện – Có những bí mật không được tiết lộ, ai cũng có danh dự: “Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư” (Cn 11:13).
  • Chi phối cuộc nói chuyện – Hầu như chúng ta không biết điều này, vì ai cũng muốn nói nhiều.
  • Nói chuyện tục tĩu – Nói những điều bất xứng, dù nói đùa: “Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh” (Ep 5:3-4).

Không nhận ra lỗi lầm trong lời nói

  • Nói để giết thời gian – Khi tán gẫu, nói chuyện vô bổ: “Đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói” (Mt 12:36).
  • Khinh suất tâm linh khi nói chuyện với người khác – Cho đó là điều tất nhiên của cuộc sống (Tv 25:15; Ep 1: Cl 3:12; Ep 5:18-20).
  • Phung phí năng lực tâm lý – Làm chúng ta mệt mỏi, xao lãng, và không thể hoàn tất bổn phận hiện tại.
  • Làm gương xấu – Đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhất là đối với trẻ em.
  • Nói cho sướng miệng – Nói đi nói lại về nỗi đau hoặc lỗi lầm của người khác.
  • Biện hộ – Tự bào chữa mình dù không cần thiết.
  • Lãng nhách, “vô duyên” – Đáng lẽ có thể dùng thời gian tốt hơn: “Còn những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, anh hãy tránh xa, vì những kẻ nói những chuyện ấy sẽ tiến sâu vào con đường vô luân. Lời họ như một thứ ung nhọt cứ loét thêm ra” (2 Tm 2:16-17).
  • Can dự vào chuyện của người khác – Chúng ta ưa “xía” vào chuyện của người khác, dù chẳng liên quan tới mình: “Có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Tx 3:11-12).

Làm sao chiến thắng miệng lưỡi?

  1. Cầu nguyện hàng ngày.
  2. Thường xuyên xưng tội và rước lễ.
  3. Xin ơn nhận biết tội lỗi của miệng lưỡi.
  4. Xin ơn biết giữ thinh lặng trong khi nói chuyện về tình huống xấu.
  5. Xin ơn biết giữ thinh lặng trong khi nói chuyện về người khác.
  6. Cố gắng giữ thinh lặng.

QUY TẮC: Không bao giờ tiếp tục các thông tin xấu về bất kỳ ai, nếu Lời Chúa không cho bạn đặc quyền và trách nhiệm làm vậy, người mà bạn thông tin có trách nhiệm trong tình huống đó và cần biết thông tin đó.

Dĩ nhiên, chúng ta cần thinh lặng nhiều để khả dĩ trò chuyện thân mật với Thiên Chúa. Sự thinh lặng đó là sự im lặng chờ đợi, sự thinh lặng cầu nguyện. Ngày nay thế giới của chúng ta có quá nhiều tiếng ồn, mỗi người chúng ta có thể nói rằng tâm hồn chúng ta cũng vậy. Khi nói, chúng ta hãy chú ý nhiều đến điều mình nói, lý do để nói và cách nói để tránh “vạ miệng”.

Lạy Chúa, xin hướng dẫn chúng con đi theo Đường Chân lý của Ngài (Tv 25:5). Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

Nữ tu LAUS GLORIAE (OCD)

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …