Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Thứ Sáu Tuần Thánh, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Thứ Sáu Tuần Thánh, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

SUY TÔN THÁNH GIÁ

(Ga 18, 1 -19, 42)

BẠC NHƯ VÔI!

h1_resizeVâng, kính thưa quý vị, “Tình đời bạc trắng như vôi“, vốn lẽ thường, hay tình đời thay trằng đổi đen, vốn bản chất “tự có” của nhân thế là vậy sao?!

Vâng, sự bạc bẽo của thế nhân chính là những ”triết lý” mà các nhạc sĩ đã sử dụng để viết lên những ca khúc đi vào lòng người. Theo đó, dường như nhân loại thật vô tình, thật thờ ơ, vô cảm dẫn đến “bạc như vôi”. Tình đời thật bạc, dường như xảy ra từng giây, từng phút trong cuộc đời.

Cũng chính vì như vậy, sự bạc bẽo của thế nhân dường như là quá quen hóa nhàm, nhưng, kỳ thực nó rất nguy hiểm, nó chính là mầm mống của “tội ác”. Sự bạc bẽo đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, anh em, vợ chồng, nó chính là cái “tôi” khủng khiếp, đề tài muôn thuở, mầm mống của tội ác.

Thật vậy, hơn hai ngàn năn qua, một “Bản án bất công”, hay một “Bi kịch” đau thương vô lý của một “Con Người“ Tên là Giêsu Nazaret, Đấng Cứu Thế làm Người, đã mang lấy.

Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là dịp để nhắc lại sự ”thù hận“ mà là để “tha thứ”. Tại sao vậy, thưa quý vị? Thưa, bởi vì là trong chính chúng ta, kể cả môn đệ thân tín, kể cả bạn hữu của Thầy Chí Thánh Giêsu là chính chúng ta đã, đang và sẽ đóng vai trò “lên án“ và giết Chúa Giêsu. Vì mỗi lần chúng ta lên án, muốn hại ai, là mỗi lần chúng ta lên án, hãm hại chính Chúa Giêsu. Vì, Người chịu bản án bất công nhất trong tư cách của một người “yếu thế” cô độc. Rõ ràng, Chúa Giêsu đã nói: “Nước Tôi không thuộc thế gian nầy. Nếu Nước Tôi thuộc về thế gian nầy, thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu…” (Ga 19, 36).

Như vậy, Chúa Giêsu bị kết án bất công trong lúc yếu thế, đơn độc. Họ bày ra một tuồng kịch, nhưng, ơn Cứu Độ là một Mầu Nhiệm được hoàn tất.

Như vậy, ơn Cứu Độ là một chân lý, hay là để biểu thị chân lý từ Thiên Chúa, một chân lý tuyệt hảo chỉ được thể hiện qua ơn Cứu Độ, ơn Cứu Độ lại được biểu thị qua cuộc Tử Nạn của Người vô tội. Rõ ràng, Ơn Cứu Độ càng hiển nhiên, càng minh bạch, càng có giá trị tuyệt đối. Bởi vì, tình yêu đáp trả tình yêu. Nhưng, tình yêu đáp lại hận thù, thì giá trị cao siêu biết mấy!

Điều nầy không dễ chu toàn, nhưng, chính Đức Kitô đã thực thi. Trên Núi Sọ, cảnh Thập giá có ba, nhưng cái chết của Chúa Giêsu cho thế giới loài người biết rằng: Thiên Chúa đã minh chứng Lời của Người, Thiên Chúa đã thể hiện sự “có mặt” nơi trần gian nầy. Thiên Chúa cứu chuộc cách nhãn tiền, chứ không phải là “ẩn mặt”.

Đấng là hiện thân của “sự thật” lại thua tên cướp khét tiếng là Barabar sao?! Đại diện công lý trần gian lại thua những người “xảo trá” sao?! Công lý thế trần, môn đệ thân tín, bạn hữu của Người đâu rồi?! phải chăng một sự cô độc “duy nhất” có một không hai, mà Chúa Giêsu đã vác lấy đó sao?! Nó còn nặng trĩu và đau đớn hơn cây Thập giá và vòng gai Người chịu.

Bạc như vôi vốn dĩ tình đời, Thiên Chúa biết rõ, nhưng, Người đã cam tâm vác lấy. Người đời khi vui thì vỗ tay vào, khi “chẳng có lợi” thì chùi tay ra. Cùng thì “bàn tay”, nhưng, lại ném đá, đánh đập, vả vào mặt, trói vào cột đá, đóng đinh, xé áo, đâm vào cạnh sườn. Thay vào đó, cũng bàn tay, ban ơn cứu độ, chữa lành người mù, người què được đi, kẻ bất toại lành mạnh, kẻ chết sống lại. Bàn tay bẻ bánh phân phát, trao cho môn đệ trong ngày Tiệc Ly. Cũng bàn tay ấy chữa lành đứt tai của kẻ quân dữ.

Như vậy, “Bàn Tay” Thiên Chúa và bàn tay thế nhân khác xa, một “bàn tay cứu chữa” và một “bàn tay nhuốm máu”. Chúng ta thấy, tội lỗi nhân loại không thể dùng để xử lý bàn tay nhân loại tội lỗi, vì bàn tay tội lỗi không thể xử lý người vô tội được. Thiên Chúa không cho phép điều ấy xảy ra, bởi vì Người là chân lý. Chân lý hiện sinh ấy, Người đã trả giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh bi thương.

Chúng ta cảm nghiệm như vậy, và đặt trọn niềm tin như thế vào Đấng Cứu Độ Giêsu – Kitô.

Suy niệm Thập Gía là suy niệm cuộc khổ hình của Đức Kitô, trong đó sự cô độc, sự chịu sỉ vả, sự chịu đánh đòn, sự chịu thẩm vấn bất công, bị điệu ra trước tòa Philato, cịu sự cáo gian, chịu sự khinh miệt, chịu môn đệ bán rẻ, và chối từ, chịu đội mão gai, chịu vác thập giá, chịu đóng đinh, chịu treo lên chịu khát khao, chịu uống mật đắng, cuối cùng chịu đâm thủng cạnh sườn, để minh chứng sự sống vĩnh hằng tồn tại muôn thuở.

Chúa Giêsu “Khát” sự thật được tỏ bày, được thực thi, “Khát “ tình yêu được thể hiện , được ban tặng, ơn Cứ độ được đón nhận khắp nơi, chân lý được lan truyền và được đón nhận, qua cuộc Tử Nạn của Người. Chúa Giêsu “khát khao” ơn cứu độ của Người không uổng phí, không giới hạn. Vì, ai khát khao chân lý, thì nghe tiếng Người. Nếu không như thế, tình đời vẫn bạc như vôi, và Ơn Cứu Độ không có tác dụng gì với thế nhân.

Chúng ta suy niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong ngày THƯƠNG KHÓ, là chúng ta soi mình vào những gương phản bội, hay chối từ, gương đánh đòn Chúa, hay gương sỉ vả Người, gương đóng đinh, hay gương đâm thủng cạnh sườn Người. Chắc chắn chúng ta không dám, hay không được phép, nhưng, chúng ta không thể không làm những hành động trên đối với Chúa Giêsu VÌ TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA.

Bằng sự suy niệm nầy, chúng ta thật tình hết lòng ăn năn sám hối, xin Chúa thứ tha qua cuộc Thương Khó của Người, một cách sâu sắc, hầu chúng ta xứng đáng bước vào mầu nhiệm Phục Sinh của Người, nếu không chúng ta cũng bạc như vôi ./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Ga 18, 33 - 37a

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN- LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ, NĂM B, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Chúa là Vua SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ – B (Ga 18, 33 – 37) Chu kỳ …