Home / Tiêu Điểm / Năm đặc nét của người biệt phái thời nay

Năm đặc nét của người biệt phái thời nay

 

Dù muốn hay không, thỉnh thoảng chúng ta cũng bị vướng vào…

h1

Tôi bất mãn khi thấy người ta nói về người biệt phái như họ chỉ là ví dụ của một nhân vật lịch sử để nói lên cái gì mình không nên làm. Vậy mà Chúa Giêsu bỏ rất nhiều thì giờ với họ, thăm họ, trả lời câu hỏi của họ, thương họ.

Nếu chúng ta đi nhà thờ, nghĩ mình có đức tin và đặt Chúa lên trên hết mọi sự, chúng ta có thể cư xử như những người biệt phái. Gần như chắc chắn, lúc này lúc khác, chúng ta xử sự như họ.  Đây là năm đặc nét của một người biệt phái tân thời theo Sách Thánh:

  1. Men hỗn độn

Chúa Giêsu nói với chúng ta “Hãy nhìn men của người biệt phái” (Mc 8,15). Vai trò của men là tốt: men lan dần vào bánh. Khi chúng ta hành xử như người biệt phái, thì chúng ta gieo bất hòa nơi giáo dân. Chúng ta có thiện hướng nhưng hành động thì gây xáo trộn và “lên men xấu”. Nếu hoa quả việc làm của chúng ta là sợ, là giận, là lo lắng chứ không phải là hòa bình, vui vẻ, tình yêu thì chúng ta biết đó không phải là việc của Chúa!

  1. Chuyên gia canh chừng

Có một đoạn Phúc Âm mỗi lần đọc là tôi cười: Chúa Giêsu đi với các môn đệ qua một cánh đồng trong ngày xa bát. Các môn đệ gặt lúa vì họ đói. Những người biệt phái (núp trong cánh đồng!) nhảy ra và kết tội Chúa Giêsu vì môn đệ của ngài vi phạm ngày xa bát (Mc 2, 23–24).

Các cố gắng liên tục của người biệt phái để tìm cho ra các lỗi lầm trong cách cư xử của Chúa Giêsu hay của môn đệ của Ngài thì thật phi lý. Chúng ta trở nên giống người biệt phái khi chúng ta chỉ nhìn khía cạnh tiêu cực ở người khác. Đối với người Biệt phái, không bao giờ là đủ tốt, không có gì xứng đáng làm cho họ vui, nếu không là bất hạnh của người khác.

  1. Con cám ơn Chúa vì con không giống…

“Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì con không giống như những người khác” (Lc 18,11).

Người biệt phái thật sự nghĩ rằng, cầu nguyện là để khoe khoang tất cả những việc làm tốt của mình. Vấn đề là phải lý luận, thánh thiện đích thực là tập trung vào việc cải thiện chính mình. Nếu các thánh thấy khi nào mình cũng có rất nhiều điểm cần cải thiện, thì chúng ta cũng nên có thái độ này!

h2

  1. Một quan hệ không lành mạnh với quyền uy

Cũng buồn cười khi thấy Chúa Giêsu nói với người dân, họ phải phục tùng quyền uy của người biệt phái, nhưng những người này thì lại giận điên lên khi thấy quyền uy thiêng liêng của Chúa Giêsu.

Chúng ta có một quan hệ nhập nhằng với quyền uy. Chúng ta khó để chấp nhận quyền uy của Thiên Chúa, lại càng khó hơn đối với những người đại diện của Chúa ở trần gian này. Một cuộc nổi loạn, một cuộc đặt lại vấn đề có thể tích cực, nhưng chúng ta làm cho xấu đi sự thật này khi chúng ta không vâng lời, nghĩ rằng mình biết Chúa hơn hoặc chỉ thích chỉ trích người khác, biến chỉ trích thành một ám ảnh.

  1. Khắc nghiệt không thương xót

Trong dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế, khi người biệt phái cho rằng mình tốt lành thì người thu thuế biết mình phạm tội và xin Chúa thương xót.

Khi chúng ta cảm thấy mình cần được thương xót thì chúng ta quay về với Chúa và Ngài bảo bọc chúng ta. Khi chúng ta cảm nhận được tình yêu không điều kiện và tuyệt đối này, chúng ta sẽ không ngần ngại mang tình yêu này đến cho người khác.

h3

Nữ tu Theresa Aletheia Noble là tác giả quyển sách “Yêu quảng đại: Mời gọi người thân về với Nhà thờ, The Prodigal You Love: Inviting Loved Ones Back to the Church.” Xơ vừa khấn tạm ở Dòng Nữ tử Thánh Phaolô. Xơ có trang blog “Pursued by Truth.”

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …