Home / Tiêu Điểm / Giáo hoàng của lương tâm

Giáo hoàng của lương tâm

 

avie, Jean-Pierre Denis, 2015-09-10

h2Đức Phanxicô, lại Đức Phanxicô. Giáo hoàng người Argentina mới ở Nhà trọ Thánh Mácta chỉ có 30 tháng. Dù vậy 30 tháng vỏn vẹn này đã đủ để cho ngài thiết lập một uy quyền đạo đức rộng lớn ở tầm mức hoàn vũ, đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất và phức tạp nhất, kinh ngạc đến lạnh người giữa sức mạnh và đơn giản. Lời kêu gọi tín hữu Kitô ở Âu Châu đón tiếp người tị nạn của ngài đã làm cho giáo dân không thể nào không nghĩ đến lời kêu gọi giúp người nghèo của cha Pierre vào mùa đông năm 1954 ở Pháp. Tuy nhiên lời kêu gọi này không phải của một linh mục trẻ nhưng là của người đứng đầu Giáo hội. Ngài không nói với một đất nước đang vươn lên và thấy những ánh sáng hy vọng đầu tiên của những năm huy hoàng, nhưng ngài nói với một châu lục mà nền kinh tế, nhân khẩu đang trên đà đi xuống, nền văn hóa thì tê cứng. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ lại: ngay khi ngài can thiệp ở đảo Lampedusa, nước Ý, về người di dân, rồi khi ngài đọc diễn văn ở Nghị viện Âu Châu thì Đức Phanxicô đã tấn công vào sự mệt mỏi về mặt thiêng liêng của Âu Châu. Mệt mỏi vì không còn là chính mình, không dựa trên chính mình để đến với những đau khổ đương thời, vượt lên tất cả các nỗi sợ dù những nỗi sợ này có chính đáng như thế nào, một sự mệt mỏi đưa đến cửa tử.

Hai điều đáng kể. Trước hết lời kêu gọi này là của một người đến từ Thế giới Mới. Một dấu chỉ thời đại thật lạ lùng! Sau và nhất là tác động khổng lồ của lời kêu gọi. Lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng quét hết các câu lãi nhãi chính trị và tất cả các “chủ nghĩa thực tế” ti tiện bủn xỉn. Điều này chính xác, trong số các chuyện khác nữa, lại đáp ứng với chiều cao của chủ nghĩa thực tế. Về nội dung, khi ngài nói về nạn phá thai, về gia đình, về người di dân, ngài đi trong đường hướng của Đức Phaolô VI, Đức Gioan-Phaolô II hay Đức Bênêđictô XVI.

Nhưng ngài giảng bằng gương sáng, ngài suy nghĩ bằng điều cụ thể. Và lần này hơn bao giờ hết: một giáo xứ, một gia đình tị nạn; một đền thờ hay một tu viện, một gia đình khác; ở Rôma, hai nhà thờ tiêu biểu. Không có gì là quá sức, có lý hơn là đàng khác. Vì thế Phúc Âm ở ngay tầm tay của chúng ta. Nhưng về hình thức thì tu sĩ Dòng Tên này đúng là đã đảo chiều mọi sự. Ngài hiểu không có quyền uy đạo đức nếu không có gương cá nhân, không có hiệp thông đại chúng, kể cả phục vụ Tin Mừng mà không có một bài diễn văn được tất cả mọi người hiểu ngay lập tức.

Chúng ta đừng ngây ngô. Tầm mến chuộng đại chúng không bao giờ thay được luật dân chủ, cũng như không bao giờ thỏa thuận với tinh thần Phúc Âm. Cách đây vài ngày, Đức Phanxicô đã muốn quy tụ lại những người ở ngoài Giáo hội, ngài ân cần tiếp Đức Giám mục Gaillot, người không còn tòa giám mục chính thức, ngài gặp các linh mục ly phái Lefebvre mà ngài cho họ quyền giải tội, một quyền hợp pháp và có hiệu lực. Các hành vi này chưa đủ để làm tất cả mọi người nhất trí. Trong vài ngày sắp tới, ngài sẽ đi Mỹ. Ngài sẽ đụng đến chủ nghĩa hoài nghi lạnh lùng, đến sự thù nghịch ra mặt của nhiều người Công giáo, họ không thích các tuyên bố về nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do của họ, ngài cũng sẽ đụng đến những người kinh hoàng khi đọc Thông điệp “Chúc tụng Chúa” – nếu họ có đọc – về môi sinh của ngài. Rồi đến Thượng hội đồng Gia đình, nơi có nhiều rạn nứt, hụt hẫng và thất vọng… nhưng người ta đã nghe thông điệp chính của triều giáo hoàng này: chiếc áo lòng thương xót đủ rộng để cho mọi người ẩn núp, sức thổi của đức ái đủ mạnh để tất cả những ai thiện tâm có thể cảm nhận được hiệu quả của nó. Phần còn lại không tùy thuộc chỉ vào một giáo hoàng, nhưng tùy vào lương tâm của từng người, lương tâm được soi sáng bởi ân sủng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn: phanxico.vn

Xem thêm

5-5-2024 6-38-11 PM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần VI Mùa Phục Sinh 06/05/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN