Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 35: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 35: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Bước vào tháng mười kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp đặc biệt được cùng với Mẹ Ma-ri-a cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, để suy gẫm các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng, Sáng” mà hướng lòng lên tới Chúa.[1] Thật vậy, khi nhắc nhớ chúng ta về việc lắng nghe Lời Chúa, không chỉ lời nguyện nhập lễ mà còn chính các bài đọc của ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi cũng đồng thanh lên tiếng chỉ dạy chúng ta (như các tông đồ, các môn đệ, các phụ nữ, và những người anh em của Chúa Giê-su năm xưa) về việc các thành phần trong Giáo hội cần quây quần bên Mẹ Ma-ri-a, thân mẫu của Chúa Giê-su, để cầu nguyện, để đồng tâm nhất trí hướng lòng về trời cao, hướng lòng về Thiên Chúa là Chúa của Mẹ và cũng là Chúa của tất cả nhân loại.[2]

Thiên Chúa ấy là Cha Nhân Từ, giàu lòng xót thương. Người Con Duy Nhất của Ngài mặc lấy xác phàm, trở nên biểu hiện đầy đủ và tuyệt vời nhất của Lòng Xót Thương. Chẳng vậy mà, khi Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô, trong Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Vultus misericordiae) viết: Suy nghĩ của tôi giờ đây hướng đến Mẹ của Lòng Thương Xót”,[3] thì tất cả chúng ta cũng nên mau chóng nhận ra rằng: “Toàn bộ cuộc sống của Mẹ được khuôn mẫu theo sự hiện diện của lòng thương xót đã hóa thành nhục thể”.[4]

Nghĩa là, khi Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng Chúa thương xót vì Mẹ đã tham gia mật thiết trong mầu nhiệm tình yêu của Người”,[5] thì chúng ta cũng hãy mau chóng nhận ra rằng: bước vào tháng mười kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp đặc biệt để noi gương Giáo hội sơ khai mà quây quần bên Mẹ Ma-ri-a cầu nguyện, hướng lòng về Thiên Chúa là Cha Nhân Từ, giàu lòng xót thương.

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 23,8
  • I trust that this Jubilee year celebrating the mercy of God will foster an encounter with these religions and with other noble religious traditions; may it open us to even more fervent dialogue so that we might know and understand one another better; may it eliminate every form of closed-mindedness and disrespect, and drive out every form of violence and discrimination. (APV 23,8)
  • Que cette Année Jubilaire, vécue dans la miséricor-de, favorise la rencontre avec ces religions et les autres nobles traditions religieuses. Qu’elle nous rende plus ouverts au dialogue pour mieux nous connaître et nous comprendre. Qu’elle chasse toute forme de fermeture et de mépris. Qu’elle repousse toute forme de violence et de discrimination. (APV 23,8)
  • Tôi tín thác rằng Năm Thánh cử hành lòng Chúa thương xót này sẽ thúc đẩy một cuộc gặp gỡ với những tôn giáo và những truyền thống tôn giáo cao quý khác; xin cho Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự đối thoại càng nhiệt thành hơn, để chúng ta biết và hiểu nhau tốt hơn; xin cho Năm Thánh sẽ loại bỏ mọi hình thức khép kín đầu óc và thiếu tôn trọng, cũng như xua tan đi mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử. (APV 23,8)
  1. APV 24,1
  • My thoughts now turn to the Mother of Mercy. (APV 24,1)
  • Que notre pensée se tourne vers la Mère de la Miséricorde. (APV 24,1)
  • Suy nghĩ của tôi giờ đây hướng đến Mẹ của Lòng Thương Xót. (APV 24,1)
  1. APV 24,4
  • Her entire life was patterned after the presence of mercy made flesh. (APV 24,4)
  • Sa vie entière fut modelée par la présence de la miséricorde faite chair. (APV 24,4)
  • Toàn bộ cuộc sống của Mẹ được khuôn mẫu theo sự hiện diện của lòng thương xót đã hóa thành nhục thể. (APV 24,4)
  1. APV 24,4
  • The Mother of the Crucified and Risen One has entered the sanctuary of divine mercy because she participated intimately in the mystery of His love. (APV 24,5)
  • La Mère du Crucifié Ressuscité est entrée dans le sanctuaire de la miséricorde divine en participant intimement au mystère de son amour. (APV 24,5)
  • Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng Chúa thương xót vì Mẹ đã tham gia mật thiết trong mầu nhiệm tình yêu của Người. (APV 24,5)

Để kết

Dẫu rằng Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót (08-12-2015 – 20-11-2016) đã qua, nhưng tâm tình đề cao lòng sùng mộ, tập chú vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ không bao giờ khép lại. Chính Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đương nhiệm đã luôn “… tín thác rằng Năm Thánh cử hành lòng Chúa thương xót này sẽ thúc đẩy một cuộc gặp gỡ với những tôn giáo và những truyền thống tôn giáo cao quý khác; xin cho Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự đối thoại càng nhiệt thành hơn, để chúng ta biết và hiểu nhau tốt hơn; xin cho Năm Thánh sẽ loại bỏ mọi hình thức khép kín đầu óc và thiếu tôn trọng, cũng như xua tan đi mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử.[6]

Trong đó, khi tuyên dương Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã bước vào cung thánh của lòng Chúa thương xót…”,[7] đức giáo hoàng hẳn cũng muốn chúng ta hãy noi gương Giáo hội sơ khai để hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a mà dâng lên Chúa những tâm tình cầu nguyện chân thành về lòng Chúa xót thương. Vì thế, một cách tổng quát hơn, chúng ta hãy cùng với Mẹ Ma-ri-a, Mẹ của Lòng Thương Xót, sống tâm tình ca ngợi lịch sử cứu độ là lịch sử của lòng Chúa thương xót:s Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người…”.[8]

LM. Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] Đức Mẹ Mân Côi còn được gọi là Đức Mẹ Mai Khôi, Đức Mẹ Môi Côi, Nữ vương Rất Thánh Mân Côi.

[2] X. Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38.

[3] APV 24,1.

[4] APV 24,4.

[5] APV 24,5.

[6] APV 23,8.

[7] APV 24,5.

[8] X. Lc 1,50; 1,26-38; Ga 19,26tt; Ga 2,1-12.

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN