Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 26: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 26: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

HHLDDẫn vào

Cứ sự thường, khi nói đến “hiệp thông”, cũng có thể được gọi là “hợp thông” – theo đó từ 合 trong tiếng Hán được đọc bằng âm Việt là “hiệp” hay “hợp” (với các từ ngữ cùng gia đình trong một vài thứ tiếng: κοινωνία, koinonia, communio, common, communion, community, communauté…)[1] – là nói đến sự tham dự, sự chung sức với nhau, sự chia sẻ cùng nhau, sự trao ban và cả sự lãnh nhận (“cho” và “nhận”). Hiệp thông vẫn thường được hiểu là sự liên kết, sự chung sức; còn hợp thông làm nổi bật sự đoàn kết thành một.[2]

Rốt rao hơn và cũng là tổng quát hơn, nói đến sự hiệp thông thì không thể không nói đến sự thông hiệp nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, Nguồn Mạch và Mẫu Mực của mọi thể thức hiệp thông cho nhân loại. Vì thế, trong tâm tình của “người cha nhân hậu”,[3] chúng ta sẽ không bao giờ dám lấy cớ mệt mỏi mà không “đi ra” – vì noi gương Chúa là Cha Nhân Hậu và Giàu Lòng Xót Thương – để gặp “người con hoang đàng” (hoặc vào vai “người con hoang đàng” biết ăn năn thống hối), để không sắm vai người con cả khó tính, và để thể hiện sự hiệp thông “giàu lòng xót thương”.

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 17,24
  • Let us never tire of also going out to the other son who stands outside, incapable of rejoicing, in order to ex-plain to him that his judgement is severe and unjust and meaningless in light of the father’s boundless mercy. (APV 17,24)
  • Ils ne se lasseront pas non plus d’aller vers l’autre fils resté dehors et incapable de se réjouir, pour lui faire comprendre que son jugement est sévère et injuste, et n’a pas de sens face à la miséricorde du Père qui n’a pas de limite. (APV 17,24)
  • Chúng ta cũng đừng bao giờ lấy làm mệt mỏi mà không đi ra gặp người con kia còn đang đứng ngoài, không thể vui mừng nổi, để giải thích với anh ta là phán đoán của anh quá nghiêm khắc, không công bằng và vô nghĩa dưới ánh sáng lòng thương xót vô biên của người cha. (APV 17,24)
  1. APV 17,25
  • May confessors not ask useless questions, but like the father in the parable, interrupt the speech prepared a-head of time by the prodigal son, so that confessors will learn to accept the plea for help and mercy pouring from the heart of every penitent. (APV 17,25)
  • Ils ne poseront pas de questions impertinentes, mais comme le père de la parabole, ils interrompront le dis-cours préparé par le fils prodigue, parce qu’ils sauront accueillir dans le coeur du pénitent l’appel à l’aide et la demande de pardon. (APV 17,25)
  • Cầu xin cho những vị giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích, nhưng giống như người cha trong dụ ngôn, hãy ngắt bài phát biểu đã được chuẩn bị trước của người con hoang đàng; cầu xin cho các vị giải tội biết chấp nhận những lời xin giúp đỡ và lòng thương xót tuôn ra từ trái tim của hối nhân. (APV 17,25)
  1. APV 17,26
  • In short, confessors are called to be a sign of the pri-macy of mercy always, everywhere, and in every situa-tion, no matter what. (APV 17,26)
  • En résumé, les confesseurs sont appelés, toujours, par-tout et en toutes situations, à être le signe du primat de la miséricorde. (APV 17,26)
  • Tóm lại, các vị giải tội luôn được mời gọi giữ vị trí hàng đầu của dấu chỉ lòng thương xót, ở mọi nơi và trong mọi tình huống. (APV 17,26)
  1. APV 18,1
  • During Lent of this Holy Year, I intend to send out Missionaries of Mercy(APV 18,1)
  • Au cours du carême de cette Année Sainte, j’ai l’in-tention d’envoyer les Missionnaires de la Miséricorde. (APV 18,1)
  • Trong Mùa Chay của Năm thánh này, tôi có ý định sai đi các vị thừa sai của Lòng Thương Xót. (APV 18,1)

Để kết

Thuật ngữ “hiệp thông” còn được sử dụng để chỉ việc Rước Lễ (to have communion), tức là sự hiệp thông Thánh Thể, một hình thức rất đặc biệt của việc tham gia mật thiết vào sinh hoạt của Gia đình Giáo hội với sự hiểu biết và với sự đồng thuận từ các bên. Khái quát hơn, hiệp thông còn được gọi là “thông công”, một thuật ngữ với ý nghĩa được sử dụng trong Ki-tô giáo để nói về gia đình cộng đoàn và chỉ mối quan hệ giữa tín hữu với Thiên Chúa và giữa những người trong gia đình giáo hội với nhau. Theo đó, hiệp thông được hiểu là: (1) Sự giao tiếp giữa Ki-tô hữu với Thiên Chúa, thể hiện qua các hình thức như đọc kinh, cầu nguyện, thờ phượng Chúa, lãnh nhận các bí tích; khi phạm tội trọng thì mối quan hệ của Ki-tô hữu với Chúa sẽ bị chia cắt, tuyệt giao (cần lãnh nhận bí tích hòa giải);[4] (2) Mối quan hệ giữa các Ki-tô hữu với nhau, thể hiện qua tình bác ái Ki-tô giáo, quan tâm, chăm sóc nhau: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.[5]

Vì thế, khi nói về những điều trái ý trong cuộc sống – sánh với những sự kiện trong dụ ngôn “người con hoang đàng” hay đúng hơn “người cha nhân hậu” – chúng ta đừng bao giờ “… lấy làm mệt mỏi mà không đi ra gặp người con kia còn đang đứng ngoài, không thể vui mừng nổi, để giải thích với anh ta là phán đoán của anh quá nghiêm khắc, không công bằng và vô nghĩa dưới ánh sáng lòng thương xót vô biên của người cha. (APV 17,24)”. Theo đó, chúng ta hãy “… cầu xin cho những vị giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích, nhưng giống như người cha trong dụ ngôn, hãy ngắt bài phát biểu đã được chuẩn bị trước của người con hoang đàng; cầu xin cho các vị giải tội biết chấp nhận những lời xin giúp đỡ và lòng thương xót tuôn ra từ trái tim của hối nhân. (APV 17,25)”. Bởi lẽ, “các vị giải tội luôn được mời gọi giữ vị trí hàng đầu của dấu chỉ lòng thương xót, ở mọi nơi và trong mọi tình huống. (APV 17,26)”; cách riêng, hiệp ý với Đức Giáo hoàng trong “… ý định sai đi các vị thừa sai của Lòng Thương Xót. (APV 18,1)”.

LM Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] Xuất phát từ chữ Hán là 合 (hạp, hợp, hiệp), “hiệp” hay “hợp” có nghĩa là: tên họ, phối ngẫu, kết hợp giữa trời đất, giao kèo, hợp đồng, hội tụ lại, hiệp nhất, điều phối, đóng lại, gom lại, ghép lại, chiết tính, đúng ý, phù hợp, không thiếu, chung quy; cũng có nghĩa là: chung sức, giúp đỡ, phục tùng, cùng làm. Xuất phát từ chữ Hán là 通, “thông” có nghĩa là: tên họ, người thành thạo, đi suốt qua, có đường đến, thông tới, gắn với, truyền đạt, giao kết, hiểu biết, phổ biến, xuôi, trôi chảy.

[2] Từ “hiệp thông” (communio) gồm com– và unus, nghĩa là hợp nhất với nhau. Từ đó dẫn đến các ý nghĩa “cao siêu”: Thánh Thể, những người cùng một niềm tin, tình đoàn kết, tính đoàn thể, sự góp phần vào, sự hiệp nhất nên một, tình liên đới giữa Ki-tô hữu với Chúa, với nhau và với Giáo hội.

[3] X. Lc 15,1-32.

[4] Một Ki-tô hữu bị mất đi sự hiệp thông khi phạm trọng tội (mortal sin), mất đi sự thông công cùng Hội Thánh khi bị “phạt vạ tuyệt thông” (… excommunicated; soit anathème).

[5] Ga 15,12.

Xem thêm

Ga 15,9-17b

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

CN 6B PS Giới Răn Mới (Ga 15,9-17) I.TÀI LIỆU GỢI Ý Giới Răn Mới …