Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 15: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 15: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Đọc Sứ điệp Mùa Chay năm nay (2017) của Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô, chúng ta tuy không tìm thấy một từ nào là mercy (lòng xót thương, sự nhân từ, đức khoan dung, tình yêu bác ái, quảng đại, từ bi…),[1] nhưng lại đếm được ít là 11 từ gift (ân huệ, ân sủng, tặng ân, hồng ân).[2] Chẳng vậy mà chủ đề của sứ điệp được mang tên:[3] “Lời Chúa là một tặng ân. Tha nhân là một tặng ân”.[4]

Tìm hiểu và suy niệm sâu xa hơn một chút, chúng ta có thể nói trong “tin tưởng-cậy trông-yêu mến”: Thương xót cũng là một tặng ân. Hồng ân “Thiên Chúa Tình Yêu” ban tặng luôn luôn là một tặng ân giàu chất xót thương. Bởi lẽ: (1) Lời Chúa luôn đầy tình yêu xót thương. (2) Các tha nhân phản ánh cách phong phú về tình yêu thương xót của Thiên Chúa. (3) Nhân loại rất cần tình yêu xót thương của Thiên Chúa Ba Ngôi….

Với chủ đề mục vụ gia đình của năm 2017: “Năm chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân”, chúng ta cần sự định hướng cụ thể cho tất cả các hoạt động mục vụ của gia đình, gia đình hội đồng, hội đoàn, Gia đình Giáo hội. Tất cả hãy mạnh mẽ diễn tả về tặng ân thương xót Chúa ban, đừng để một ai, đặc biệt giới trẻ cảm thấy thiếu vắng lòng thương xót.

Nhân loại có nhu cầu bất tận là được vui hưởng tặng ân xót thương. Cần chứng tỏ cho nhau cảm được, nếm được, thấy được trong đời… tặng ân Chúa ban vốn luôn đậm đà chất xót thương. Không để phôi pha việc thực hành lòng thương xót như một ân huệ to lớn Chúa ban. Đừng để cuộc sống trở nên vô vị và cằn cỗi vì thiếu tình yêu xót thương.

Năm lần sử dụng từ mercy

  1. APV 10,2
  • All of her pastoral activity should be caught up in the tenderness she makes present to believers; nothing in her preaching and in her witness to the world can be lacking in mercy. (APV 10,2)
  • Dans son action pastorale, tout devrait être enveloppé de la tendresse par laquelle on s’adresse aux croyants. (APV 10,2a) Dans son annonce et le témoignage qu’-elle donne face au monde, rien ne peut être privé de miséricorde. (APV 10,2b)
  • Tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội phải được bao bọc trong sự nhân hậu hiện thực cho các tín hữu; không có gì trong lời rao giảng và chứng cứ của Giáo hội đối với thế giới có thể thiếu vắng lòng thương xót. (APV 10,2)
  1. APV 10,4
  • The Church “has an endless desire to show mercy”.[5] (APV 10,4)
  • L’Eglise “vit un désir inépuisable d’offrir la miséricor-de”.[6] (APV 10,4)
  • Giáo hội “có một ước muốn bất tận để tỏ lòng thương xót”.[7] (APV 10,4)
  1. APV 10,5
  • Perhaps we have long since forgotten how to show and live the way of mercy. (APV 10,5)
  • Peut-être avons-nous parfois oublié de montrer et de vivre le chemin de la miséricorde. (APV 10,5)
  • Có lẽ đã lâu chúng ta lãng quên cách chứng tỏ và sống lòng xót thương. (APV 10,5)


  1. APV 10,8
  • On the other hand, sad to say, we must admit that the practice of mercy is waning in the wider culture. (APV 10,8)
  • D’autre part, il est triste de voir combien l’expérience du pardon est toujours plus rare dans notre culture. (APV 10,8)
  • Mặt khác, đáng buồn là chúng ta phải thừa nhận rằng việc thực hành lòng thương xót đang mờ nhạt dần trong nền văn hóa rộng lớn hơn. (APV 10,8)
  1. APV 10,10
  • However, without a witness to mercy, life becomes fru-itless and sterile, as if sequestered in a barren desert. (APV 10,10)
  • Sans le témoignage du pardon, il n’y a qu’une vie infé-conde et stérile, comme si l’on vivait dans un désert. (APV 10,10)
  • Tuy nhiên, không có chứng cứ của lòng thương xót, cuộc sống trở nên vô vị và cằn cỗi, như thể bị cô lập trong một sa mạc trơ trụi. (APV 10,10)

Thực tế mục vụ

imagesTrong Thư Mục vụ Mùa Chay 2016, Đức cha Phao-lô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục TGP. Sài Gòn-TP. HCM, đã nhấn mạnh đến “Mùa Chay của Lòng Thương Xót”, trong đó những hành động của “Thương người có mười bốn mối, thương xác bảy mối, thương linh hồn bảy mối” không chỉ là những diễn tả cụ thể phải thực hiện, mà còn hơn thế, hãy đón nhận như những biểu hiện của “Lòng Thương Xót Nhập Thể”.

Hóa ra, thương xót là tặng ân, và hồng ân “Thiên Chúa Tình Yêu” ban tặng luôn luôn là tặng ân giàu chất xót thương. Thật vậy, Mầu nhiệm Lòng Thương Xót của Thiên Chúa…

… được mạc khải qua những hành động cụ thể trong lịch sử cứu độ. Thiên Chúa đã tỏ lộ Ngài luôn luôn là Đấng Giàu Lòng Thương Xót, sẵn sàng chăm sóc Dân Chúa với lòng nhân ái và sự cảm thông, đặc biệt trong những giai đoạn bi thảm, khi Dân Chúa bất trung. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa Cha đã tỏ lộ lòng thương xót vô biên của mình, làm cho Ngôi Lời trở thành “Lòng Thương Xót Nhập Thể”.[8]

Vậy lòng thương xót nhập thể nói trên không chỉ được quan sát rất “tả chân” theo chiều kích từ trời xuống, mà đồng thời, còn nhìn đến chiều ngang (“tả tay”) con người dành cho nhau và cho muôn loài thụ tạo khác qua những hành động cụ thể. Điều hết sức cần chính là những gì cụ thể nhất cho nhau, cho những người trẻ bước vào đời sống hôn nhân, cho mọi thành viên sống đời gia đình.

Thương xót là tặng ân, là hồng ân “Thiên Chúa Tình Yêu” ban tặng, là ân sủng giàu chất xót thương. Theo đó, người trẻ bước vào đời sống hôn nhân rất cần được biết: “(1) Ý nghĩa và giá trị của tình yêu và tính dục: Chúng ta yêu nhau; (2) Tình yêu phu thê là đặc thù của hôn nhân: … nhiều để rồi đi đến kết hôn; (3) Hôn nhân Kitô giáo là một bí tích: bằng một bí tích hôn phối cử hành; (4) Được cử hành và sống trong Chúa Kitô và trong Hội thánh: bởi những Kitô hữu; (5) Hôn nhân từ góc nhìn tâm linh: Được kêu gọi nên thánh; (6) Và từ góc nhìn luân lý, nhấn mạnh minh nhiên đến sự thủy chung, bất khả phân ly, toàn thể đời sống: chúng ta sẽ nên một xương một thịt; (7) Phong nhiêu, cụ thể với đề tài sinh sản có trách nhiệm: mở ngỏ đón nhận sự sống; (8) Gia đình, một thực tại sinh ra từ hôn nhân, quan tâm đặc biệt đến việc tham dự vào đời sống và sứ mạng của Hội thánh: Chúng ta cùng nhau tạo lập một gia đình, “Hội thánh tại gia”; (9) Và quan tâm đến việc tham gia phát triển xã hội: trong xã hội”.[9]

Để kết

Nếu thương xót là một tặng ân, thì hồng ân “Thiên Chúa Tình Yêu” ban tặng luôn luôn là tặng ân giàu chất xót thương.[10] Thật vậy, (1) “Tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội phải được bao bọc trong sự nhân hậu hiện thực cho các tín hữu; không có gì trong lời rao giảng và chứng cứ của Giáo hội đối với thế giới có thể thiếu vắng lòng thương xót” (APV 10,2). Thế nên, (2) “Giáo hội ‘có một ước muốn bất tận để tỏ lòng thương xót”[11] (APV 10,4). Bởi Lời Chúa luôn đầy tình yêu xót thương; các tha nhân phản ánh cách phong phú về tình yêu thương xót của Chúa; Người người cần tình yêu xót thương của Thiên Chúa Ba Ngôi… nên: (3) “Có lẽ đã lâu chúng ta lãng quên cách chứng tỏ và sống lòng xót thương” (APV 10,5); (4) “Mặt khác, đáng buồn là chúng ta phải thừa nhận rằng việc thực hành lòng thương xót đang mờ nhạt dần trong nền văn hóa rộng lớn hơn” (APV 10,8); (5) “Tuy nhiên, không có chứng cứ của lòng thương xót, cuộc sống trở nên vô vị và cằn cỗi, như thể bị cô lập trong một sa mạc trơ trụi” (APV 10,10).

LM Giuse Tạ Huy Hoàng

12-02-2017, GTHH

[1] X. Tạ, Bao la lòng Chúa xót thương, tập I (TP. HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2015), 91.

[2] X. GLGHCG, số 1830-1832; Tạ, Thần học mục vụ: Quản trị giáo xứ, tập I (TP. HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2015), 190, 498-499, 629, 874, 1053.

[3] (1) The Word is a gift. (2) Other persons are a gift. (3) The other person is a gift. (4) He becomes a face, and as such, a gift, a priceless treasure, a human being whom God loves and cares for, despite his concrete condition as an outcast (cf. Homily, 8 January 2016). (5) Lazarus teaches us that other persons are a gift(6) The parable first invites us to open the doors of our heart to others because each person is a gift, whether it be our neighbour or an anonymous pauper. (7) Each life that we encounter is a gift deserving acceptance, respect and love. (8) The Word is a gift. (9) When we close our heart to the gift of God’s word, we end up closing our heart to the gift of our brothers and sisters. (10) May the Holy Spirit lead us on a true journey of conversion, so that we can rediscover the gift of God’s word, be purified of the sin that blinds us, and serve Christ present in our brothers and sisters in need.

[4] Francis, Message for Lent 2017: “The Word is a gift. Other persons are a gift” (Vatican, 18 October 2016).

[5] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 24.

[6] Exhort. apost. Evangelii gaudium, n. 24.

[7] GE, số 24.

[8] Bùi Văn Đọc, Thư Mục vụ Mùa Chay 2016, số 1.

[9] Ủy ban Mục Vụ Gia Đình, Gợi ý mục vụ năm 2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân.

[10] Phan-xi-cô, Sứ điệp Mùa Chay 2017: “Lời Chúa là một tặng ân. Tha nhân là một tặng ân” (Vatican, 18-10-2016).

[11] GE, số 24.

Xem thêm

KHUÔN MẶT THIÊN CHÚA

KHUÔN MẶT THIÊN CHÚA

Khi chúng ta già đi, sự cám dỗ không hài lòng với cuộc sống của …