Home / Chia Sẻ / XUNG ĐỘT, CÔNG LÝ và TRẬT TỰ XÃ HỘI

XUNG ĐỘT, CÔNG LÝ và TRẬT TỰ XÃ HỘI

XUNG ĐỘT, CÔNG LÝ và TRẬT TỰ XÃ HỘICuốn “Elementarz Etyczny” (Nhập Môn Đạo Đức) của tác giả Karol Wojtyła (về sau là ĐGH Gioan Phaolô II) có 20 bài viết mà ngài viết cho báo Tygodnik Powszechny ở Kraków trong thời gian 1957-1958. Trong đó ngài đưa đạo đức Công giáo vào các vấn đề đạo đức đang được tranh luận vào thời đó. Chúng không chỉ là những suy ngẫm hàn lâm, mà còn giải thích thế giới quan Công giáo trái ngược với các tiền đề ý thức hệ về con người mà chủ nghĩa Marx đang cố gắng áp đặt lên Ba Lan. Đó không chỉ là các chính sách, đó là một thế giới quan mà một “công dân đúng nghĩa” hiển nhiên phải hiểu biết.

Những gì tác giả Wojtyła đã làm trong Elementarz Etyczny vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay vì chúng ta một lần nữa phải đối mặt với các phong trào xã hội không chỉ thúc đẩy các chính sách mà còn thúc đẩy thế giới quan toàn diện, có ý thức hệ cho công dân “thích hợp” trong một xã hội “dân chủ.” Nó không chỉ phù hợp như một ví dụ về cách thức, về mục vụ, thách thức bản sắc văn hóa của giới tinh hoa mà trong nhiều trường hợp, nó đặt ra những vấn đề quan trọng để giải quyết các tranh cãi ngày nay từ các tiền đề Công giáo.

Một trong những lĩnh vực như vậy là “xung đột giai cấp,” tác giả Wojtyła dành hẳn 2 bài để nói. “Xung đột giai cấp” là linh hồn của đạo đức Marxist, động cơ thúc đẩy “vòng cung lịch sử” của nó hướng tới sự tất yếu tự tuyên bố của nó. Những người Cộng sản Ba Lan điều hành một quốc gia vệ tinh vào những năm 1950 đã thúc đẩy một mô hình xung đột giai cấp cứng rắn. Chúng ta có thấy – đặc biệt là trong các mùa bầu cử ngày nay ở Tây phương – một phiên bản nhẹ nhàng hơn đang được thúc đẩy hay không? Một phiên bản suy ra rằng những người giàu có bằng cách nào đó đã kiếm được tiền một cách phi đạo đức, và do đó, nên bị buộc phải trả “phần công bằng” của họ cho “công ích.”

Tác giả Wojtyła lưu ý đúng rằng bạn có thể có đạo đức xung đột hoặc đạo đức công lý. Trái ngược với mặc định của chủ nghĩa Marx về xung đột, tác giả nhấn mạnh rằng người theo Kitô giáo phải xây dựng đạo đức xã hội trên công lý, có thể bao gồm xung đột với các lợi ích đặc biệt cố hữu và tự bảo vệ. Chính trị gia người Mỹ vận động cho “công bằng” và “bình đẳng” có lẽ sẽ khăng khăng cho rằng đó là tất cả những gì họ muốn là “công lý.” Nhưng vấn đề phức tạp hơn một chút.

Trước khi bắt đầu chia chiếc bánh, chúng ta cần giải quyết một số quan điểm sơ bộ. Đầu tiên, chúng ta có thực sự coi người kia là lân cận hay không? “Ai là người lân cận của tôi?” là một câu hỏi đạo đức cơ bản mà câu trả lời không bao gồm các bài kiểm tra thu nhập. Người kia có thực sự được coi là lân cận trong một doanh nghiệp xã hội chung hay thực sự là kẻ trốn tránh trách nhiệm phải chịu trách nhiệm? Làm thế nào chúng ta có thể xác minh quan điểm của các nhà lãnh đạo của chúng ta là trung thực tìm kiếm công lý chứ không chỉ đơn thuần là khơi dậy lòng đố kỵ trong khi trả tiền cho những thứ mà họ muốn trao tặng?

Thứ hai, quan điểm của tôi về “công bằng” có được thúc đẩy bởi một trật tự đạo đức đúng đắn hay không? Như tác giả Wojtyła đã lưu ý, của cải vật chất giảm đi do sự chia rẽ: “Chúng không thể được sở hữu và sử dụng đồng thời bởi một số lượng lớn con người, hoặc bởi nhiều xã hội hay nhóm người.” Điều đó không đúng với của cải tinh thần. Chúng tăng lên một cách nghịch lý khi được chia sẻ. Sáu người không được ăn pizza nhiều bằng bốn người, nhưng sáu người chia sẻ tình yêu thì giàu có hơn bốn người. Không làm giảm tầm quan trọng của vật chất – chúng ta là những sinh vật vật lý và tinh thần – thì tinh thần có vị trí ưu việt.

Khi các chính trị gia yêu cầu “công bằng” trong việc phân phối lợi ích vật chất hoặc trong chi phí chi trả cho chúng, câu hỏi hợp lý là liệu họ có chủ yếu bị thúc đẩy bởi một thế giới quan duy vật hay không: hàng hóa vật chất mới thực sự quan trọng, vì vậy tôi sẽ đấu tranh cho cử tri/khu vực bầu cử để họ có được một phần lợi ích.

Chúng ta có bao giờ nghe các chính trị gia nói về những của cải tinh thần chung trong cộng đồng hay không? Hay đó chỉ là thứ thuốc phiện mị dân để đóng khung cho “cuộc chiến tất cả chống lại tất cả” nơi mà những của cải tinh thần trở thành – giống như tôn giáo công dân – lời kêu gọi tình cảm có nội dung mơ hồ chắc chắn không thể được coi là chuẩn mực cho cá nhân?

“Bellium omnium contra omnes” (cuộc chiến tất cả chống lại tất cả) của Hobbes mô tả tốt hơn tình trạng của chúng ta. Tác giả Wojtyła phải đối mặt với hệ tư tưởng của các khối giai cấp chống đối lẫn nhau. Người Công giáo Hoa Kỳ phải đối mặt với một cấu hình kỳ lạ hơn.

Một mặt, tầm nhìn của Hobbes (cũng như tầm nhìn ít hiếu chiến hơn của Locke) không thấy xã hội tự nhiên: đó là những cá nhân tự do chống lại những cá nhân khác. Làm sao bạn dám xâm phạm quyền tự quản của tôi?

Mặt khác, sự trỗi dậy của DEI (Diversity, Equity, Inclusion – Đa Dạng, Công Bằng, Hòa Nhập) và các hệ tư tưởng thức tỉnh khác đã đưa vào một loại xung đột giai cấp/tập thể Marxist giữa “những người được đặc quyền” và mọi người khác. Sự dao động giữa hai hệ nhân chủng học triết học không nhất quán này giải thích nhiều sự căng thẳng đương đại.

Công lý Công giáo đòi hỏi sự công nhận về mặt xã hội, “tất cả chúng ta đều ở trong hoàn cảnh cùng nhau này” không chỉ là những cá nhân ngẫu nhiên gắn bó với nhau mà là cộng đồng chính trị tự nhiên. Điều đó ít nhất sẽ làm dịu đi sức nóng mà xung đột giai cấp được thể hiện trong diễn ngôn chính trị. Công lý cũng cần thiết, nhưng không thay thế được tình yêu thương đối với người lân cận.

Thánh Giacôbê đã cảnh báo các Kitô hữu “không thiên vị” khi nói đến sự giàu có: Đừng đối xử với người nghèo đến nhà thờ ăn mặc luộm thuộm kém tôn trọng hơn người giàu ăn mặc đẹp. Thiên Chúa gần gũi với người nghèo và yếu hèn, họ là người được Ngài yêu thương. X. (Gc 2:1-13)

Nhưng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người cũng không được thử thách bằng thu nhập. Thiên Chúa yêu thương người nghèo vì họ thường dựa vào Chúa hơn dựa vào chính mình. Tất nhiên, điều đó làm nảy sinh một câu hỏi đạo đức khác về sự vô tư, bất vụ lợi. Nhưng điều đó không có nghĩa là người giàu tự động bất hòa với Chúa vì thu nhập của họ.

Chúng ta không nên đối xử tệ bạc với người nghèo, nhưng chúng ta cũng không nên cho rằng người giàu cắt xén đạo đức để trở nên giàu có hay cho rằng họ là người tệ bạc về mặt đạo đức vì muốn duy trì sự giàu có. Điều đó cũng thể hiện sự thiên vị, mặc dù theo cách mà một số Kitô hữu có vẻ thoải mái hơn.

Không đề cập đến các đề xuất chính sách cụ thể, tôi quay lại các quan điểm cơ bản mà tác giả Wojtyła xác định nên làm sôi động các cuộc thảo luận của chúng ta. Những gì chúng ta muốn có là sự công bằng hay thực sự là các lợi ích mở rộng mà sự tôn trọng nguyên tắc bổ trợ gợi ý không phải là mức độ công việc của chính phủ?

Chúng ta có coi hàng hóa hữu hình là một phần của xã hội có trật tự tốt thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người hay là những món quà để tranh giành? Chúng ta có coi “một phần trăm” là một người lân cận thực sự đáng được yêu thương hay chỉ là một con đỉa đòi hỏi công lý cưỡng bức? Những câu hỏi như vậy thực sự đánh dấu công lý xã hội Công giáo.

JOHN M. GRONDELSKI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

 Lazaro và Phú Hộ – https://youtu.be/P2ITOmMTWhI

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …