Home / Chia Sẻ / XIN LỖI GIẢ TẠO

XIN LỖI GIẢ TẠO

XIN LỖI GIẢ TẠOChúng tôi không chấp nhận lời xin lỗi giả tạo cho “nghệ thuật” kinh tởm!

Trên toàn thế giới, người Công giáo và những người theo đạo Thiên chúa khác đã lên tiếng phản đối sự chế giễu tục tĩu về Bữa Tiệc Ly trong lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris, 26-7-2024. ĐGM Robert Barron là một trong những nhà phê bình Công giáo sớm nhất và nổi tiếng nhất, ngài đã đăng một video vào sáng hôm sau. Ban biên tập báo Sunday Visitor đã đăng một bài xã luận lưu ý rằng tầm nhìn về sự thống nhất và siêu việt của thể thao “đã bị hoen ố” bởi bản phác thảo, và “làm suy yếu bản chất của phong trào Olympic.” Ban biên tập đã đúng khi lưu ý rằng “niềm vui chung của sự cạnh tranh có sức mạnh để thu hẹp ngay cả những chia rẽ sâu sắc nhất” giữa mọi người. Khi vi phạm niềm vui đó, việc chế nhạo Bữa Tiệc Ly đã làm những vết nứt sâu thêm và đốt cháy những nhịp cầu.

Khi tham gia thảo luận, mục đích của tôi không phải là bình luận về buổi lễ mà là phân tích những phản ứng thiếu chân thành và hoài nghi đối với lời chỉ trích của giám đốc nghệ thuật và người phát ngôn của Ủy Ban Olympic Paris.

“CHIẾU ĐÈN” NGƯỜI CÔNG GIÁO

Giám đốc nghệ thuật Thomas Jolly tuyên bố rằng Bữa Tiệc Ly không phải là nguồn cảm hứng của ông cho cảnh này, ý tưởng là để có một lễ kỷ niệm ngoại giáo kết nối với các vị thần của Olympus. Ông cũng đưa ra lời khẳng định hợp lý rằng “mong muốn của ông không phải là phục vụ, cũng không phải là chế giễu hay gây sốc.” Ông nói: “Tôi muốn gửi một thông điệp về tình yêu, một thông điệp về sự hòa nhập và không hề chia rẽ.”

Nhưng lời khẳng định của ông lại hoàn toàn trái ngược với người đã thế chỗ Chúa Kitô tại bàn tiệc, một nhà hoạt động đồng tính tự gọi mình là Barbara Butch. cô ấy đã viết trên tài khoản Instagram: “Ồ, vâng! Tân Ước Đồng Tính Mới!” Một vầng hào quang – hoặc thậm chí có thể là một Mặt Nhật có Mình Thánh Chúa – được gắn trên đầu của nhà hoạt động này rõ ràng là sự chế giễu Chúa Giêsu và Bí tích Thánh Thể.

Một nghệ sĩ biểu diễn khác, một người đồng tính được biết đến với cái tên Piche, đã xác nhận Butch và phản bác lại Jolly. Piche đã nói rõ rằng cảnh này “là sự mô tả về Bữa Tiệc Ly.” Rõ ràng là đã bị Jolly mắng vì bài đăng của cô, sau đó “Barbara Butch đã xóa nó đi, thay thế bằng tuyên bố rỗng tuếch rằng nội dung ám chỉ đến một bức tranh có tên The Feast of the Gods của Jan Harmensz van Bijlert.” Nhưng cô cũng đã nhân cơ hội này để đào sâu thêm vết nứt, bằng cách đặt câu hỏi tu từ về đức tin của những người chỉ trích cảnh này: “Tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn về đức tin của mình… nhưng tôi có câu hỏi về đức tin của các bạn.”

Những người bảo vệ cho hành vi “chiếu đèn” của Jolly đã chỉ ra việc thêm vị thần Hy Lạp Dionysius (còn được gọi là Bacchus) vào bản phác thảo, như thể điều đó cho thấy nó không liên quan Bữa Tiệc Ly. Nhưng việc thêm một hình ảnh đại diện cho Dionysius vào chương trình không phủ nhận được sự chế giễu cố ý đối với Bí tích Thánh Thể, và có lẽ còn khiến nó tệ hơn. Việc thêm Bacchus đã thay đổi sự tự hiến thiêng liêng của Bí tích Thánh Thể thành sự tự nuông chiều bản thân một cách tục tĩu của vị thần trụy lạc. Thực sự toàn bộ cảnh quay là sự tôn vinh tình dục lệch lạc, bao gồm cả sự tán thành không tinh tế đối với hành vi ấu dâm, bằng cách đưa một đứa trẻ vào bản phác thảo, đứng trước một người đàn ông đang để lộ bộ phận sinh dục.

Tất nhiên, tất cả những điều này đều rất đáng phản đối. Nhưng sự xúc phạm của sự kiện này đã tăng lên gấp bội bởi hai bình luận chính của những người bảo vệ nó. Đầu tiên, Piche đã nêu sai mục đích của nghệ thuật, điều này đã phản bội mục đích thực sự rõ ràng của Jolly trong tác phẩm. Piche xác định: “Nghệ thuật luôn chia rẽ, miễn là nó không làm mọi người cảm động, đó không phải là nghệ thuật đối với tôi.”

LỜI XIN LỖI MỈA MAI

Anne Deschamps, phát ngôn viên của Olympic Paris 2024, đã đưa ra lời xin lỗi giả tạo bề ngoài, trái ngược với lời xin lỗi thành thật. Bà tuyên bố một cách trống rỗng: “Rõ ràng là không bao giờ có ý định thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với bất kỳ nhóm tôn giáo nào. Nếu mọi người cảm thấy bị xúc phạm, tất nhiên chúng tôi thực sự xin lỗi.”

Tất nhiên, nghệ thuật có thể chia rẽ. Nhưng đó không phải là mục đích của nghệ thuật. Ngược lại, mục đích của nghệ thuật là tạo ra sự thể hiện chân lý, luôn là lời kêu gọi đồng tâm nhất trí. Nếu chân lý khơi dậy người bác bỏ tuyên bố đó thì nó sẽ “chia rẽ” theo cùng cách mà bất kỳ tuyên bố nào có thể tranh luận về chân lý đều gây chia rẽ. Nhưng tác động có thể dự đoán được của tuyên bố chia rẽ nghệ thuật không phải là mục đích của nó. Thật vậy, ở mức độ mà ai đó tạo ra nghệ thuật được cho là nhằm mục đích chia rẽ thì đó không còn là nghệ thuật nữa mà là ý thức hệ. Và tất nhiên, thật nực cười khi tuyên bố rằng bản phác thảo của Jolly có ý nghĩa khác ngoài việc khẳng định ý thức hệ chia rẽ – và sai lầm. Bản phác thảo không phải là nghệ thuật. Đó là ý thức hệ tình dục, hoàn toàn không phù hợp với Thế Vận Hội hay bất kỳ sự kiện thể thao nào khác. Và điều này là để gạt sang một bên vấn đề rằng không có một chút sáng tạo nào trong bản phác thảo, trong mọi trường hợp. Quằn quại không phải là khiêu vũ.

Về “lời xin lỗi” được cho là của Deschamps, thật khó để tưởng tượng ra một tuyên bố nào giả dối hơn. Trước hết, như Barbara Butch và Piche đã làm rõ, mục đích của tác phẩm chế nhạo Bữa Tiệc Ly thực sự là không tôn trọng nghi lễ trung tâm của đức tin Kitô giáo. Hơn nữa, Deschamps không xin lỗi vì bức tranh này mang tính xúc phạm. Thay vào đó, bà bày tỏ sự thất vọng cá nhân rằng có những người quá ngu dốt, tối dạ và ngu ngốc đến mức bị xúc phạm bởi nó. Bà không hối tiếc vì bản phác thảo đã được đưa vào hoặc vì nó mang tính xúc phạm, mà bà hối tiếc vì những người như tôi tồn tại.

Tôi đã từng viết rằng chính trị và thể thao nên tách biệt. Thể thao nên là sự chuyển hướng khỏi hệ tư tưởng gây tranh cãi, chứ không phải là nền tảng của nó. Đây không phải là nơi để đưa ra các tuyên bố chính trị hoặc tư thế tư tưởng. Olympic Paris 2024 đã cố tình và rõ ràng đã làm sai lệch bản chất của tinh thần Olympic ngay cả trước khi các trò chơi bắt đầu.

KENNETH CRAYCRAFT

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ OurSundayVisitor.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN