Home / Thế Giới Nhìn Từ Vatican / Video: Thời sự tuần qua 13/01/2017: Tình hình thế giới dưới cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô VietCatholic Network1/12/2017

Video: Thời sự tuần qua 13/01/2017: Tình hình thế giới dưới cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô VietCatholic Network1/12/2017

 

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em vừa xem thấy là quang cảnh nhà thờ Thánh Marcô ở thủ đô Ai Cập sau khi một kẻ nổ bom tự sát cho nổ tung 13 kg chất nổ trong thánh lễ lúc 10h sáng Chúa Nhật 11 tháng 12 năm ngoái 2016.

Các nhân chứng cho biết kẻ tự sát là một người phụ nữ ẵm trên tay một đứa bé sơ sinh đang ngồi trong hàng ghế dành cho phụ nữ đã bất ngờ hô lớn “Allahu Akhbar”, nghĩa là Thiên Chúa thật vĩ đại, trước khi cho nổ tung chất nổ giết chết 25 người và làm bị thương 49 người khác.

Thật đáng buồn là người ta đã dám nại đến danh Thánh của Thiên Chúa để thực hiện hành động vừa ngu vừa ác nêu trên vào đúng ngày Ai Cập cử hành lễ mừng sinh nhật của tiên tri Mumhammad, người sáng lập ra Hồi Giáo.

Năm 2016 vừa kết thúc với đầy những trò vừa ngu, vừa ác, vừa báng bổ này trải dài từ Afghanistan, đến Bangladesh, Bỉ, Ai Cập, Pháp, Đức, Iraq, Nigeria, Pakistan, và ngay cả tại Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nhận định như trên trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp đầu năm. Đó cũng là nội dung chính mà Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình này.

Tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng thứ Hai mùng 09 tháng Giêng, tại phòng họp Sala Regia của dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 182 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ, cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Diễn từ của Đức Thánh Cha với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, thường được xem là bài phát biểu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Tòa Thánh, cũng như tiên báo các nỗ lực Tòa Thánh sẽ theo đuổi trong năm mới.

Trong diễn từ năm nay, Đức Thánh Cha đã đặc biệt lưu ý cộng đồng quốc tế rằng hòa bình phải tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu trong năm 2017; và tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh phải sớm đến hồi kết thúc.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha đưa ra một thách thức đối với các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới, phải dám nói không với bạo lực, phải dám mạnh mẽ nói một lần cho tất cả rằng, danh Thánh Thiên Chúa không bao giờ có thể được dùng để biện minh cho các hành vi giết người man rợ này.

Ngài nói:

“Đáng buồn thay, chúng ta ý thức rằng ngay cả ngày nay, cảm thức tôn giáo, thay vì nuôi dưỡng sự cởi mở với tha nhân, lúc này lúc khác lại bị một số người sử dụng như một cái cớ để từ chối, để gạt người khác ra ngoài lề và kích động bạo lực.

Tôi đặc biệt nghĩ đến nạn khủng bố do trào lưu cực đoan, trong năm qua đã gây ra cái chết của biết bao nạn nhân trên thế giới tại Afganistan, Bangladesh, Bỉ, Burkina Faso, Ai Cập, Pháp, Đức, Giordani, Iraq, Nigeria, Pakistan, Hoa Kỳ, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Những vụ khủng bố ấy là những hành vi hèn nhát, dùng cả các trẻ em để giết người, như tại Nigeria; tấn công những người đang cầu nguyện, như tại Nhà thờ chính tòa Coptic ở Cairo, những người du lịch hoặc đang đến sở làm, như ở Bruxelles, những người đi dạo trên đường phố như ở Nice /ni:s/ và Berlin, hoặc những người đón mừng năm mới như ở Istanbul.

Chúng ta đang phải đối phó với một sự sát nhân điên rồ, lợi dụng danh Chúa để gieo rắc chết chóc, trong toan tính khẳng định ý muốn thống trị và quyền lực. Vì thế tôi kêu gọi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo hãy hiệp sức để mạnh mẽ tái khẳng định rằng không bao giờ có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Nạn khủng bố do trào lưu cực đoan là kết quả của một sự lầm than trầm trọng về tinh thần, đi kèm với một sự nghèo nàn về mặt xã hội. Nó chỉ có thể hoàn toàn bị đánh bại với sự đóng góp chung của các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị. Các vị lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ thông truyền các giá trị tôn giáo không thể chấp nhận sự đối nghịch giữa lòng kính sợ Thiên Chúa và tình yêu tha nhân.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Về phần mình, trong năm 2016 vừa qua, Giáo Hội Công Giáo đã cố gắng xây các nhịp cầu với các tôn giáo khác. Trong các nỗ lực đó có thể nhắc đến chuyến thăm hội đường Do Thái tại Rôma, thăm các nhà thờ Hồi giáo tại Baku ở Azerbaijan, cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với Đức Thượng phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tại Cuba; và chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Armenia và Georgia để củng cố quan hệ Công Giáo và Chính Thống giáo.

Tự do tôn giáo trên thế giới

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong dịp Giáng Sinh vừa qua, Brunei, Arab Saudi, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia là các quốc gia cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh; trong khi đó, ở nhiều nước phương Tây các cảnh Giáng Sinh bị cấm không được trưng bày ở các công sở. Những chuyện như thế minh họa cho một mưu toan kéo dài trong nhiều năm qua ở cả các nước Hồi Giáo lẫn các quốc gia Tây phương và nhiều nước khác trên thế giới nhằm loại cảm thức tôn giáo ra khỏi bầu khí xã hội và chôn kín nó trong bầu khí riêng tư cá nhân.

Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng kêu gọi các tôn giáo nỗ lực nhiều hơn trong việc gìn giữ hòa bình cần phải được đi kèm với việc bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động tự do trong xã hội.

Ngài nói:

“Các vị lãnh đạo chính trị có nhiệm vụ bảo đảm trong lãnh vực công cộng quyền tự do tôn giáo, nhìn nhận sự đóng góp tích cực và xây dựng của các tôn giáo trong việc xây dựng xã hội dân sự.

Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách xã hội thích hợp để bài trừ nạn nghèo đói, cùng với sự thăng tiến chân thành giá trị của gia đình, như một nơi ưu tiên để con người phát triển, và là một nơi xã hội cần đầu tư dồi dào vào lãnh vực giáo dục và văn hóa.”

Các khu vực xung đột trên thế giới

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đề cập đến các vùng xung đột cụ thể trên thế giới, Đức Thánh Cha đã bắt đầu với Syria.

“Tôi nghĩ đến những người trẻ bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột tàn bạo tại Syria, bị tước đoạt niềm vui của tuổi thơ và tuổi trẻ, như khả năng chơi đùa và học hành. Tôi miên man nghĩ đến họ và người dân Syria yêu quý.”

“Khát vọng chung của chúng ta là các thỏa thuận ngừng bắn vừa được ký kết sẽ là một dấu chỉ của hy vọng cho toàn dân Syria”

Việc ngừng bắn giữa chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn và các lực lượng đối lập có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12, nhưng đã bị vi phạm trong vài giờ đầu tiên, và hiệp định này được nhiều người xem là rất mong manh.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự ủng hộ lâu dài của Tòa Thánh cho một giải pháp hai nhà nước đối với vấn đề Israel và Palestine.

Trong một diễn biến tệ hại, chỉ vài giờ trước khi Đức Thánh Cha đọc diễn từ này, hôm Chúa Nhật 8 tháng Giêng, tại Giêrusalem, một người Palestine đã lao xe tải vào một nhóm quân nhân Do Thái giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương ít nhất 10 quân nhân khác.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: “Không có xung đột nào có thể trở thành một thói quen không thể bẻ gãy.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh đến tình trạng bất ổn và bạo lực tại Yemen, Iraq và Libya, và nói rằng “Cả Trung Đông rất cần sự bình an!”

Bàn đến các vụ thử tên lửa hạt nhân được thực hiện trên bán đảo Triều Tiên, Đức Thánh Cha nhận xét rằng đó là những dấu chỉ “đặc biệt đáng lo ngại”. Ít nhất 24 vụ thử hỏa tiễn gắn đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã xảy ra trong năm vừa qua.

Nhiều nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Miến Điện đã chỉ trích diễn từ trong cuộc gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh vào năm 2015, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả tình trạng của Miến Điện là tình trạng chiến tranh. Ngài nói thẳng thừng rằng: “Đây là chiến tranh, điều này được gọi là bạo lực, điều này được gọi là sát nhân”.

Trong năm nay, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Miến Điện nhưng ngài nói nhẹ nhàng hơn khi bày tỏ hy vọng rằng các trợ giúp cần thiết sẽ được mang đến cho “những ai đang trong tình trạng nghiêm trọng và cấp thiết.”

Dù Đức Thánh Cha đã không nêu bất kỳ một nhóm cụ thể nào, hiển nhiên những lời của ngài ám chỉ đến những người Rohingya, một nhóm dân tộc thiểu số khoảng 1.3 triệu người chủ yếu theo Hồi giáo sinh sống ở phía tây Miến Điện.

Tại Phi châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Sudan và Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo nơi hy vọng hòa bình vẫn còn nghiêng ngửa với các mối đe dọa thực sự của một chu kỳ mới của cuộc xung đột.

Tại Mỹ châu, ngài đề cập đến việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, cũng như tiến trình hòa bình đang diễn ra tại Colombia nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 60 năm qua, như những dấu chỉ của hy vọng.

Tại Venezuela, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “quá trình đối thoại” và “các cử chỉ can đảm” là rất cấp thiết. Tòa Thánh đang làm trung gian hòa giải giữa chính phủ của tổng thống cánh tả Nicolas Maduro và phe đối lập. Tuy nhiên, chưa có một thành quả nào vì Nicolas Maduro chỉ dùng các cuộc đối thoại này như một động tác giả để câu giờ chứ không muốn tiến đến một sự hòa giải quốc gia thực sự.

Tại Âu châu, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm của ngài đối với Ukraine, và hy vọng rằng “những phản ứng kịp thời sẽ được đưa ra nhằm đáp ứng với tình hình nhân đạo vẫn còn rất nghiêm trọng.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng tri ân những nhà lãnh đạo các quốc gia đã hưởng ứng lời mời gọi của ngài ân xá cho các tù nhân trong Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót.VietCatholic Network1/12/2017


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em vừa xem thấy là quang cảnh nhà thờ Thánh Marcô ở thủ đô Ai Cập sau khi một kẻ nổ bom tự sát cho nổ tung 13 kg chất nổ trong thánh lễ lúc 10h sáng Chúa Nhật 11 tháng 12 năm ngoái 2016.

Các nhân chứng cho biết kẻ tự sát là một người phụ nữ ẵm trên tay một đứa bé sơ sinh đang ngồi trong hàng ghế dành cho phụ nữ đã bất ngờ hô lớn “Allahu Akhbar”, nghĩa là Thiên Chúa thật vĩ đại, trước khi cho nổ tung chất nổ giết chết 25 người và làm bị thương 49 người khác.

Thật đáng buồn là người ta đã dám nại đến danh Thánh của Thiên Chúa để thực hiện hành động vừa ngu vừa ác nêu trên vào đúng ngày Ai Cập cử hành lễ mừng sinh nhật của tiên tri Mumhammad, người sáng lập ra Hồi Giáo.

Năm 2016 vừa kết thúc với đầy những trò vừa ngu, vừa ác, vừa báng bổ này trải dài từ Afghanistan, đến Bangladesh, Bỉ, Ai Cập, Pháp, Đức, Iraq, Nigeria, Pakistan, và ngay cả tại Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nhận định như trên trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp đầu năm. Đó cũng là nội dung chính mà Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình này.

Tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng thứ Hai mùng 09 tháng Giêng, tại phòng họp Sala Regia của dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 182 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ, cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Diễn từ của Đức Thánh Cha với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, thường được xem là bài phát biểu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Tòa Thánh, cũng như tiên báo các nỗ lực Tòa Thánh sẽ theo đuổi trong năm mới.

Trong diễn từ năm nay, Đức Thánh Cha đã đặc biệt lưu ý cộng đồng quốc tế rằng hòa bình phải tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu trong năm 2017; và tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh phải sớm đến hồi kết thúc.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha đưa ra một thách thức đối với các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới, phải dám nói không với bạo lực, phải dám mạnh mẽ nói một lần cho tất cả rằng, danh Thánh Thiên Chúa không bao giờ có thể được dùng để biện minh cho các hành vi giết người man rợ này.

Ngài nói:

“Đáng buồn thay, chúng ta ý thức rằng ngay cả ngày nay, cảm thức tôn giáo, thay vì nuôi dưỡng sự cởi mở với tha nhân, lúc này lúc khác lại bị một số người sử dụng như một cái cớ để từ chối, để gạt người khác ra ngoài lề và kích động bạo lực.

Tôi đặc biệt nghĩ đến nạn khủng bố do trào lưu cực đoan, trong năm qua đã gây ra cái chết của biết bao nạn nhân trên thế giới tại Afganistan, Bangladesh, Bỉ, Burkina Faso, Ai Cập, Pháp, Đức, Giordani, Iraq, Nigeria, Pakistan, Hoa Kỳ, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Những vụ khủng bố ấy là những hành vi hèn nhát, dùng cả các trẻ em để giết người, như tại Nigeria; tấn công những người đang cầu nguyện, như tại Nhà thờ chính tòa Coptic ở Cairo, những người du lịch hoặc đang đến sở làm, như ở Bruxelles, những người đi dạo trên đường phố như ở Nice /ni:s/ và Berlin, hoặc những người đón mừng năm mới như ở Istanbul.

Chúng ta đang phải đối phó với một sự sát nhân điên rồ, lợi dụng danh Chúa để gieo rắc chết chóc, trong toan tính khẳng định ý muốn thống trị và quyền lực. Vì thế tôi kêu gọi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo hãy hiệp sức để mạnh mẽ tái khẳng định rằng không bao giờ có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Nạn khủng bố do trào lưu cực đoan là kết quả của một sự lầm than trầm trọng về tinh thần, đi kèm với một sự nghèo nàn về mặt xã hội. Nó chỉ có thể hoàn toàn bị đánh bại với sự đóng góp chung của các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị. Các vị lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ thông truyền các giá trị tôn giáo không thể chấp nhận sự đối nghịch giữa lòng kính sợ Thiên Chúa và tình yêu tha nhân.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Về phần mình, trong năm 2016 vừa qua, Giáo Hội Công Giáo đã cố gắng xây các nhịp cầu với các tôn giáo khác. Trong các nỗ lực đó có thể nhắc đến chuyến thăm hội đường Do Thái tại Rôma, thăm các nhà thờ Hồi giáo tại Baku ở Azerbaijan, cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với Đức Thượng phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tại Cuba; và chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Armenia và Georgia để củng cố quan hệ Công Giáo và Chính Thống giáo.

Tự do tôn giáo trên thế giới

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong dịp Giáng Sinh vừa qua, Brunei, Arab Saudi, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia là các quốc gia cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh; trong khi đó, ở nhiều nước phương Tây các cảnh Giáng Sinh bị cấm không được trưng bày ở các công sở. Những chuyện như thế minh họa cho một mưu toan kéo dài trong nhiều năm qua ở cả các nước Hồi Giáo lẫn các quốc gia Tây phương và nhiều nước khác trên thế giới nhằm loại cảm thức tôn giáo ra khỏi bầu khí xã hội và chôn kín nó trong bầu khí riêng tư cá nhân.

Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng kêu gọi các tôn giáo nỗ lực nhiều hơn trong việc gìn giữ hòa bình cần phải được đi kèm với việc bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động tự do trong xã hội.

Ngài nói:

“Các vị lãnh đạo chính trị có nhiệm vụ bảo đảm trong lãnh vực công cộng quyền tự do tôn giáo, nhìn nhận sự đóng góp tích cực và xây dựng của các tôn giáo trong việc xây dựng xã hội dân sự.

Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách xã hội thích hợp để bài trừ nạn nghèo đói, cùng với sự thăng tiến chân thành giá trị của gia đình, như một nơi ưu tiên để con người phát triển, và là một nơi xã hội cần đầu tư dồi dào vào lãnh vực giáo dục và văn hóa.”

Các khu vực xung đột trên thế giới

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đề cập đến các vùng xung đột cụ thể trên thế giới, Đức Thánh Cha đã bắt đầu với Syria.

“Tôi nghĩ đến những người trẻ bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột tàn bạo tại Syria, bị tước đoạt niềm vui của tuổi thơ và tuổi trẻ, như khả năng chơi đùa và học hành. Tôi miên man nghĩ đến họ và người dân Syria yêu quý.”

“Khát vọng chung của chúng ta là các thỏa thuận ngừng bắn vừa được ký kết sẽ là một dấu chỉ của hy vọng cho toàn dân Syria”

Việc ngừng bắn giữa chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn và các lực lượng đối lập có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12, nhưng đã bị vi phạm trong vài giờ đầu tiên, và hiệp định này được nhiều người xem là rất mong manh.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự ủng hộ lâu dài của Tòa Thánh cho một giải pháp hai nhà nước đối với vấn đề Israel và Palestine.

Trong một diễn biến tệ hại, chỉ vài giờ trước khi Đức Thánh Cha đọc diễn từ này, hôm Chúa Nhật 8 tháng Giêng, tại Giêrusalem, một người Palestine đã lao xe tải vào một nhóm quân nhân Do Thái giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương ít nhất 10 quân nhân khác.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: “Không có xung đột nào có thể trở thành một thói quen không thể bẻ gãy.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh đến tình trạng bất ổn và bạo lực tại Yemen, Iraq và Libya, và nói rằng “Cả Trung Đông rất cần sự bình an!”

Bàn đến các vụ thử tên lửa hạt nhân được thực hiện trên bán đảo Triều Tiên, Đức Thánh Cha nhận xét rằng đó là những dấu chỉ “đặc biệt đáng lo ngại”. Ít nhất 24 vụ thử hỏa tiễn gắn đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã xảy ra trong năm vừa qua.

Nhiều nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Miến Điện đã chỉ trích diễn từ trong cuộc gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh vào năm 2015, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả tình trạng của Miến Điện là tình trạng chiến tranh. Ngài nói thẳng thừng rằng: “Đây là chiến tranh, điều này được gọi là bạo lực, điều này được gọi là sát nhân”.

Trong năm nay, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Miến Điện nhưng ngài nói nhẹ nhàng hơn khi bày tỏ hy vọng rằng các trợ giúp cần thiết sẽ được mang đến cho “những ai đang trong tình trạng nghiêm trọng và cấp thiết.”

Dù Đức Thánh Cha đã không nêu bất kỳ một nhóm cụ thể nào, hiển nhiên những lời của ngài ám chỉ đến những người Rohingya, một nhóm dân tộc thiểu số khoảng 1.3 triệu người chủ yếu theo Hồi giáo sinh sống ở phía tây Miến Điện.

Tại Phi châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Sudan và Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo nơi hy vọng hòa bình vẫn còn nghiêng ngửa với các mối đe dọa thực sự của một chu kỳ mới của cuộc xung đột.

Tại Mỹ châu, ngài đề cập đến việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, cũng như tiến trình hòa bình đang diễn ra tại Colombia nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 60 năm qua, như những dấu chỉ của hy vọng.

Tại Venezuela, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “quá trình đối thoại” và “các cử chỉ can đảm” là rất cấp thiết. Tòa Thánh đang làm trung gian hòa giải giữa chính phủ của tổng thống cánh tả Nicolas Maduro và phe đối lập. Tuy nhiên, chưa có một thành quả nào vì Nicolas Maduro chỉ dùng các cuộc đối thoại này như một động tác giả để câu giờ chứ không muốn tiến đến một sự hòa giải quốc gia thực sự.

Tại Âu châu, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm của ngài đối với Ukraine, và hy vọng rằng “những phản ứng kịp thời sẽ được đưa ra nhằm đáp ứng với tình hình nhân đạo vẫn còn rất nghiêm trọng.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng tri ân những nhà lãnh đạo các quốc gia đã hưởng ứng lời mời gọi của ngài ân xá cho các tù nhân trong Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót.

Nguồn: VietCatholic News

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …