Home / Thế Giới Nhìn Từ Vatican / Video: Giáo Hội Năm Châu 06-12/12/2016: Những thị trấn Kitô Iraq chỉ còn là những phố ma

Video: Giáo Hội Năm Châu 06-12/12/2016: Những thị trấn Kitô Iraq chỉ còn là những phố ma

1. Radio Salêdiêng 90,8 FM – Tiếng nói Đồi Cao

Các tu sĩ Salêdiêng, một Hội dòng quốc tế do Thánh Gioan Bosco, một linh mục người Ý sống ở thế kỷ thứ 19 thành lập nhằm phục vụ giới trẻ, đặc biệt những thanh thiếu nghèo và bị bỏ rơi, đã hiện diện tại Ấn Độ trên 110 năm qua.

Gần đây các tu sĩ Salêdiêng đã mạo hiểm dấn thân vào một lãnh vực thám hiểm nhằm phục vụ tốt hơn và gần gũi hơn với giới trẻ địa phương qua chương trình phát thanh; vì thế mà đài “Radio Salêdiêng 90,8 FM – Tiếng nói Đồi Cao” được thiết lập gần thị trấn Gorabari Sonada, dưới chân núi Himalaya nằm trong quận Darjeeling thuộc tiểu bang Tây Bengal của Ấn Độ.

Các giờ phát thanh trên các trang mạng cho công chúng, cho các trường bằng ngôn ngữ tiếng Nepal, có thể nghe trực tuyến tại trang mạng www.salesiancollege.in, được khánh thành vào ngày 28/11, và đài phát thanh FM được chính thức khánh thành vào ngày 08 tháng 12. cha

Đài Salêdiêng là đài phát thanh cộng đồng, cho các trường học kể cả đại học ở Tây Bengal và toàn bộ phía đông bắc Ấn Độ. Đây cũng là đài phát thanh đầu tiên và duy nhất của Dòng Salêdiêng trong toàn bộ khu vực Nam Á.

Ý tưởng thực hiện một đài phát thanh cộng đồng đầu tiên đã được thảo luận vào năm 2000 trong kế hoạch và chương trình của tỉnh dòng Salesian tại Kolkata. Năm 2012, trường Cao đẳng Salesian tại Sonada chính thức được cấp giấy phép cho phát sóng, trong đó nhiều yêu cầu và nhiều thủ tục, giấy phép của cả một tiến trình phức tạp từ các Bộ và các cơ quan của chính phủ Ấn sao cho việc phát sóng không làm ảnh hưởng tới sân bay Bagdogra và vùng quân sự biên giới Nepal không xa trường Cao đẳng Salêdiêng ở Sonada là bao!

Cha Paul giải thích rằng Đài Salêdiêng là một đài phát thanh cộng đồng thực sự, là tiếng nói của người dân – cho người dân, do dân và vì dân. Hầu hết các chương trình được thực hiện do những người dân Nê-pan nói tiếng địa phương ở các vườn chè rộng lớn mênh mông của vùng Darjeeling. Đài phát thanh Salesian do đó mời gọi các sinh viên, các nhóm cộng đồng, các nhóm hỗ trợ và làm việc cho thanh thiêu niên, cho người già, lao động, phụ nữ, các nhóm doanh nhân, và nhiều nhóm khác nữa cộng tác…

Là một đài phát thanh cộng đồng, Radio Salêdiêng phải tuân theo một số chỉ tiêu và quy định của chính phủ. Đài không tham gia vào chính trị và tôn giáo, đài không thể phát sóng tin tức cá nhân hoặc duy một đảng phái mà phải chuyển tải các tin tức cộng đồng, thúc đẩy hòa bình và hòa hợp cộng đồng.

Đài thực hiện điều này bằng cách phát tất cả các tin, các biến cố của mọi tôn giáo dươi mọi hình thức từ thánh ca tới các sinh hoạt đạo đức. Đài phát thanh Salêdiêng cũng có một chương ngắn bằng tiếng Hin-di và tiếng Anh

2. Nghĩa trang Kitô giáo ở Kfar Yassif thuộc Giêrusalem bị phá hoại

Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, cùng với tất cả các Giáo Hội tại vùng này đã nghiêm khắc lên án hành động phá hoại nghĩa trang Kitô giáo ở vùng Kfar Yassif, thuộc thị trấn ở Galilê nằm 11 km về phía đông bắc Acre.

Vào ngày thứ 5 mồng 1 Tháng 12 vừa qua, trên tường và trên bia mộ trong nghiã trang kẻ phá hoại đã vẽ những hình ảnh bậy bạ và viết những chữ Arâp có ý nghiã xúc phạm tôn giáo.

Trong một tuyên cáo báo chí, Tòa Thượng Phụ Latinh bày tỏ sự đoàn kết với các gia đình có thân nhân được chôn cất ở nghĩa trang bị bọn phá hoại làm ô uế, và kêu gọi cảnh sát phải sớm điều tra để xác định ai đã có những hành vi phá hoại này.

3. Vị Thượng Phụ đứng đầu Chính Thống Giáo ca ngợi ‘Amoris Laetitia’ nói lên được lòng Thương Xót cuả Thiên Chuá.

Bình luận về các tranh luận chung quanh Tông Huấn về gia đình ‘Amoris Laetitia’ cuả ĐGH, Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew của Constantinople cho biết bản tài liệu này, “đầu tiên và trước hết gợi lên lòng thương xót và lòng từ bi của Thiên Chúa, chứ không chỉ là những tiêu chuẩn đạo đức hoặc những quy tắc kinh điển mà thôi.”

“Trong vài tháng qua, nhiều ý kiến và đánh giá về tài liệu quan trọng này đã được thực hiện”, vị Thượng Phụ viết trên tờ L’Osservatore Romano, tờ báo của Vatican, ngày 2 – 12 như trên.

“Người ta đã hỏi rằng có một lý thuyết cụ thể nào được khai triển hoặc được bảo vệ hoặc có những giải pháp mục vụ nào đã được sửa đổi hoặc được giải quyết và có chỉ tiêu cụ thể nào đã được tăng cường hoặc giảm nhẹ đi không”.

“Cho dù tài liệu đã bàn đến nhiều thách thức của hôn nhân và ly hôn hay tình dục hoặc việc nuôi con,”, những vấn đề đã được đề cập đén, “là tất cả những khiá cạnh tinh tế và quý báu của một mầu nhiệm thiêng liêng mà chúng ta gọi là sự sống.”

Từ lâu, ngài nói, người ta đã “bị bóp ngộp và bị ngăn chặn” không cho vươn lên tới Thiên Chúa đế được tha thứ và được ban thêm sức mạnh, bởi vì có một khái niệm sai lầm về một vị “Cha trên trời, mà một cách nào đó, vị đó độc đoán quyết định tư cách ứng xứ của con người.”

Đức Thượng phụ Bartholomew cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô, giống như những giáo phụ cuả giáo hội, không né tránh các câu hỏi nhạy cảm, nhưng “điểm khởi hành của họ luôn là ân sủng yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa, tỏa sáng trên mọi người không phân biệt đối xử và không khinh chê một ai cả.”

4. Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các nguyên nhân phong thánh cho một số các Tôi tớ Chúa

Ngày 1/12/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Amato, S.D.B., Tổng Trưởng của Bộ Tuyên Thánh trong buổi triều yết chung. Trong buổi triều yết này, Đức Thánh Cha tiếp nhận đơn xin Ngài châu phê một số nguyên nhân cho việc phong thánh một số vị:

– Cuộc tử đạo của Cha Stanley Rother, một linh mục người Mỹ đã hy sinh sự sống ở Guatemala “hận thù vì đức tin,”

– Các nhân đức anh hùng của Mẹ Catherine Aurelia thuộc Dòng Máu cực trọng Châu Báu Chúa, Mẹ là Đấng sáng lập Dòng nữ tôn thờ Mình Máu Châu Báu Chúa, một Hội dòng chiêm niệm đầu tiên được thành lập tại Canada.

Dưới đây là danh sách đầy đủ các nghị quyết cần được Đức Thánh Cha Phanxicô châu phê các phép lạ, do sự chuyển cầu của các Tôi Tớ Đáng Kính:

– Tôi tớ Chúa là linh mục Giovanni Schiavo thuộc Tu Hội của Thánh Giuse; sinh ngày 08 tháng bảy năm 1903 và qua đời ngày 27 tháng một năm 1967;

Các cuộc tử đạo:

– Các Tôi Tớ Chúa Vicente Queralt Lloret, linh mục thuộc Tu hội Truyền giáo, và 20 bạn tử đạo, trong đó có sáu linh mục cùng Dòng và năm linh mục triều thuộc giáo phận, hai sơ thuộc Dòng Nữ Tử Bác ái, và bảy tu sĩ của Dòng Đức Maria Đức Mẹ Ban Ơn, bị thảm sát trong cuộc hận thù chống đức tin của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha vào những năm 1936 và 1937;

– Các Tôi Tớ Chúa Tổng Giám mục Teofilius Matulionis, Giám mục Kaišiadorys (Lithuania), sinh ngày 22 Tháng 6 năm 1873 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin vào ngày 20 tháng tám năm 1962;

– Các Tôi Tớ Chúa Phanxicô Stanley Rother, Linh mục giáo phận; sinh vào ngày 27 tháng ba năm 1935 và qua đời vì sự thù hận về Đức Tin 28 tháng 7 năm 1981;

Các nhân đức anh hùng:

– Các Tôi Tớ Chúa Guglielmo Massaia, Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin, là Hồng Y của Giáo triều La Mã, sinh ngày 08 Tháng Sáu 1809, qua đời ngày 06 tháng 8 năm 1889;

– Tôi Tớ Chúa Nunzio Russo, Linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Giá; sinh ngày 30 tháng 10 năm 1841, qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1906;

– Tôi Tớ Chúa José Bàu Burguet, Linh mục giáo phận, Chính xứ xứ Masarrochos (Tây Ban Nha); sinh 20 tháng 4 năm 1867, qua đời ngày 22 tháng 11 1932;

– Tôi Tớ Chúa Mario Ciceri, Linh mục giáo phận; sinh ngày 08 tháng chín năm 1900, qua đời ngày 04 Tháng Tư năm 1945;

– Tôi Tớ Chúa Mary Joseph Aubert (tên thật là Suzanne Aubert), sáng lập Dòng Con cái Mẹ Từ Bi; sinh 19 tháng 6 năm 1835, qua đời ngày 01 tháng mười 1926;

– Tôi Tớ Chúa, Luce Rodríguez-Casanova y García San Miguel, sáng lập Tu Hội các Nữ tỳ của Thánh Tâm Chúa; sinh ngày 28 Tháng Tám năm 1873, qua đời ngày 08 Tháng 1 1949;

– Tôi Tớ Chúa Catherine Aurelia của Dòng Máu Châu Báu Chúa (Aurelia Caouette), sáng lập Dòng tôn thờ Máu Châu Báu Thánh Thể Chúa liên đới với Dòng Thánh Hyacinthe; sinh ngày 11 tháng bảy năm 1833, qua đời ngày 06 Tháng Bảy năm 1905;

– Tôi Tớ Chúa, Leonia Maria Nastał, thuộc Dòng các nữ tỳ nhỏ bé của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; sinh ngày 08 Tháng Mười Một năm 1903, qua đời ngày 10 Tháng 1 năm 1940.

Trình bày cảm tưởng lúc trở về thăm ‘những nơi cũ’ ở miền bắc Iraq, vị Thượng Phụ Công Giáo hệ phái Syriac cho biết ngài cảm thấy ‘kinh hoàng’ khi chứng kiến những tàn phá toàn diện như vậy.

5. Tội ác ISIS: Những thị trấn Kitô giáo cuả Iraq chỉ còn là những phố ma

Mô tả những gì vừa nhìn thấy là “những thị trấn ma”, Thượng Phụ Ignace Joseph III Younan gửi email cho Catholic News Service rằng chả còn gì mấy trong những cộng đồng mà ngài viếng thăm 3 ngày, từ̀ 27 tới 29 tháng 11, và rằng “các đường phố hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ vài bóng dáng cuả binh lính… sự tàn phá và thiêu hủy các nhà thờ và nhà ở là đáng gây sốc.”

Đã có khoảng 100,000 Kitô hữu – trong đó hơn 60,000 người là Công Giáo – đã bị nhóm ISIS trục xuất ra khỏi bình nguyên Ninevah sau khi chúng lan tràn vào Iraq trong mùa hè 2014.

Thượng phụ Younan cũng lên tiếng nhắc nhở tới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về hoàn cảnh và thử thách của tất cả các dân tộc thiểu số, bao gồm các Kitô hữu, bị ảnh hưởng vì bạo lực trong khu vực.

Vị Thượng phụ cho biết rằng “khi đi qua các thị trấn Kitô giáo là Qaraqosh, Bartella và Karamles,” ngài đã “chứng kiến một mức độ tàn phá như thể chúng ta bước vào một thị trấn ma quái!”

Nhữmg sơn phấn vẽ nghệch ngoạc và những biêủ ngữ “bày tỏ sự thù hận đối với những biểu tượng và giáo huấn Kitô giáo được tìm thấy ở khắp mọi nơi”, trên tường, đường phố, bên ngoài, bên trong nhà và nhà thờ.

“Ngoài việc cướp bóc, phá hủy và gây thiệt hại cho các tòa nhà, chúng tôi phát hiện ra rằng những kẻ khủng bố, do sự căm hận với đức tin Kitô giáo, đã phóng hỏa hầu hết các cơ sở, bao gồm các nhà thờ, trường học, nhà trẻ và bệnh viện,” đức thượng phụ lưu ý rằng chỉ có các cơ sở cuả người Kitô hữu là trở thành mục tiêu cho các hành động khủng bố ấy.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các tu sĩ Piarists: Hãy rao giảng Tin Mừng qua việc giảng dậy sư phạm

Radio Vatican ngày 2/12/2016 cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đánh dấu Năm Thánh của Dòng Calasanctian – Năm Thánh đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 400 năm ngày thành lập các trường tư nhằm cung cấp giáo dục miễn phí cho con cái của những người nghèo, do các tu sĩ dòng thường được gọi là Piarists được thánh Giuse Calasanctius (Giuse Calasanz), thành lập. Dòng được viết tắt là Sch.P.

Trong thông điệp ấy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn các tu sĩ Piarists hãy luôn thực hiện sứ vụ của mình qua trường học, vì qua đó ơn đoàn sủng của Tu hội được phát táng ra nhiều lãnh vực khác tới các nơi cần thiết. “

Đức Thánh Cha nói tiếp “Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần một phương pháp sư phạm truyền giáo có khả năng thay đổi trái tim và thực tế trong sự hòa nhập vào Nước Thiên Chúa, mà con người là trọng tâm trong quá trình này. Nền giáo dục Kitô giáo, đặc biệt cho những người nghèo, nơi mà Tin Mừng ít có cơ hội loan truyền phải trở thành phương tiện thuận lợi để tiến đạt được mục tiêu này. “

Năm Thánh dành cho các tu sĩ Calasanctian đã bắt đầu từ ngày 27 Tháng 11 năm 2016 tại nhà thờ Thánh Pantaleo tại Rome, với một Thánh lễ do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng của Thánh bộ về Đời Sống Tận Hiến và Tông đồ Mục vụ chủ sự. Và Năm Thánh sẽ được kết thúc vào ngày 25 tháng 11 năm 2017, với việc cử hành Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Pantaleo, do cha Tổng quyền của Tu Hội Piarists là Linh mục Pedro Aguado, Sch.P. chủ sự.

7. Dân Aleppo cử người đàm phán với quân chính phủ

Đức Cha Georges Abou Khazen OFM, Đại Diện Tông Toà cho người Công Giáo nghi lễ Latinh ở Aleppo vừa thông tin cho biết về những phát triển mới nhất của tình hình chiến sự đang diễn ra tại thành phố, nơi mà quân đội cuả chính phủ đang dần dần lấy lại những khu xóm đã nhiều năm nằm dưới sự kiểm soát của quân phiến loạn, kể cả lực lượng dân quân thánh chiến Jabhat al Nusra Front:

“Tuy nhiều khu phố Aleppo vẫn còn nằm trong tay phiến quân hoặc trong tay các nhóm thánh chiến, năm đại diện đã được cử ra để thương lượng với quân đội Syria. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng cách thức này sẽ dẫn đến một giải pháp và sẽ tiết kiệm xương máu và đau khổ, tránh một sự hủy diệt toàn bộ cho tất cả mọi người”.

Về tình hình ở Aleppo, vị Giám mục Dòng Phanxicô này cho biết rằng các báo cáo của các phương tiện truyền thông quốc tế không phản ảnh trung thực được tình hình thực tế vì họ không có mặt ở hiện trường.

“Ít nhất 20.000 người đã trốn khỏi khu vực kiểm soát của phiến quân và được quân đội Syria và các tổ chức viện trợ chào đón. 70.000 người khác vẫn còn ở lại các khu vực mà các lực lượng vũ trang của chính phủ mới ‘tái chinh phục’ gần đây, chính phủ đã phân phối thực phẩm và tạo thuận lợi cho việc cứu trợ về mặt sức khỏe.

Tại các khu vực vẫn còn nằm trong tay phiến quân, quân al Nusra Front không muốn người dân bỏ đi. Trong một số trường hợp, họ đã sử dụng vũ khí để ngăn chặn. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp đã có các cuộc biểu tình đòi hỏi các lực lượng dân quân đối lập phải rút lui.

Bây giờ chúng tôi hy vọng rằng cuộc đàm phán mới sẽ có thể đem lại một thỏa thuận, và có thể, một sự hòa giải. Vì trong cuộc đàm phán này, những người đại diện rõ ràng đã được chọn vì có sự đồng ý của tất cả các nhóm vũ trang “.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry

Theo tin Radio Vatican phát đi ngày 3/12/2016 thì sáng thứ Sáu 3/12/2016 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ông John Kerry. Ông đến Rome để tham dự Hội nghị đàm phán về Địa Trung Hải.

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, Ông ngoại trưởng Kerry nhận xét về cuộc gặp gỡ này trên Twitter rằng ông “Hân hạnh được nói chuyện với Đức Thánh Cha về thế giới chúng ta đang xây dựng cho thế hệ mai sau.”

Nguồn: VietCatholic News

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …