Home / Chia Sẻ / Vì sao chuông reo vào ngày 11 tháng 11

Vì sao chuông reo vào ngày 11 tháng 11

Vì sao chuông reo vào ngày 11 tháng 11

 

lavie.fr/, Sixtine Chartier, 2018-11-11

100 năm sau khi ký kết hiệp ước đình chiến năm 1918, tất cả thành phố Pháp đổ chuông vào 11 tháng 11 lúc 11 giờ sáng trong vòng 11 phút. Một sự kiện rất hiếm có trong lịch sử và mang nhiều ý nghĩa.

11 tháng 11 năm 1918, 5 giờ sáng. Cuộc đình chiến được ký kết tại khu phố Rethondes, trong rừng Compiegne. Khi tin tức được loan ra, chuông nhà thờ bắt đầu đổ liên hồi ở các làng xã của Pháp. Thậm chí một số chuông rung quá mạnh, quá lâu nên bị nứt! Để kỷ niệm niềm xúc động quốc gia vĩ đại này, 100 năm sau, theo yêu cầu của Điện Élysée, tất cả các chuông của nước Pháp sẽ đổ một lần nữa lúc 11 giờ sáng ngày 11-11-2018.

Sáng kiến này lặp lại lời kêu gọi ban lãnh đạo đúc chuông Cornille Havard, ở eo biển Manche, và chủ tịch Nhóm các người dựng đồng hồ và chuông thiết bị ở các công sở(GIHEC), ông Paul Bergamo, mà tháng hai vừa qua, ông đã tiếp xúc với các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo. Dự án ngay lập tức có nhiều phản hồi tích cực. “Nội các tổng thống nói với chúng tôi họ ủng hộ chiến dịch. Các giám chức cũng hứa ủng hộ theo lệnh chính thức của quốc gia. Nhưng ngoài ra còn có các giám mục, ngay cả các công dân bình thường cũng liên lạc với thị trưởng, linh mục hay giám mục của họ.”

“Ở tất cả các mặt trận, người ta phá vỡ chuông để lấy lại giá trị của đồng.

– Paul Bergamo, người đúc chuông 

Ông Bergamo nhắc lại: “Cách đây 4 năm, tháng 8 năm 2014, một sáng kiến đầu tiên rung chuông liên hồi để đánh dấu trăm năm ngày khởi đầu chiến tranh, một hồi chuông giục giã, nhanh chóng, liên hồi lặp đi lặp lại trong tâm thức tập thể. Ngày 11 tháng 11 năm 2018, chúng ta sẽ làm ngược lại, trong tinh thần tích cực để mừng chiến thắng của hòa bình”.

Một sự kiện mang tính biểu tượng trong thời kỳ Thế chiến, như trong hầu hết các cuộc chiến tranh kể từ thế kỷ 15, nhiều chuông đã bị trưng thu để phục vụ cho công nghiệp vũ khí. Ông Bergamo nói: “Ở tất cả các mặt trận, người ta phá vỡ chuông để lấy lại giá trị của đồng.” 

Các chuông được điều chỉnh theo luật 1905

Ở Pháp, chuông reo lên vì lý do dân sự là một chuyện khá hiếm. Ở thế kỷ 20, chuông reo vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, để kỷ niệm ngày kết thúc Thế Chiến Thứ Hai. Gần đây, trong hoàn cảnh ít bi thảm hơn, quy mô nhỏ hơn, và theo sáng kiến địa phương, ngày 15 tháng 7 – 2018, chúng ta nghe chuông reo sau chiến thắng của đội bóng The Blues trong trận chung kết World Cup. Ngày hôm sau vụ tấn công ở tòa báo Charlie Hebdo, tháng 1 năm 2015 là hồi chuông báo tử – chậm và lặp đi lặp lại đánh dấu ngày tang lễ – đã vang lên ở nhà thờ Đức Bà Paris và ở các nhà thờ khác ở Paris trong giây phút thinh lặng mặc niệm của quốc gia.

Chuông mặc niệm, chông liên hồi, chuông đổ dồn… Ngày xửa ngày xưa, cuộc sống hàng ngày bị ngắt quãng bởi tiếng chuông. Ông Eric Sutter, chủ tịch Hội đúc chuông viết  trên trang web của hội: “Kể từ khi bắt đầu thời đại chúng ta đến nay, ở phương Tây, do tiếng vang của nó, tiếng chuông là công cụ đặc quyền của “truyền thông đại chúng.” Thêm nữa chuông lại có khả năng mang lại các thông điệp rất khác nhau bằng cách chơi trên ba cấu trúc âm thanh của chuông: âm thanh, phương thức và gõ nhịp và trên số lượng chuông dùng.

Nói chung, chế độ pháp lý của chuông nhà thờ được quy định bởi luật năm 1905 về việc tách chia nhà thờ và nhà nước. “Tiếng chuông sẽ được điều chỉnh theo nghị định của quận, và trong trường hợp không đồng ý giữa thị trưởng và chủ tịch hoặc giám đốc của hiệp hội văn hóa, thì sẽ theo nghị định của tỉnh.” Thị trưởng sau đó phải tách biệt chuông dân sự và chuông tôn giáo. Chuông dân sự thuộc về cơ sở nhà nước, trong đa số trường hợp là của tòa thị trưởng hay quận trưởng. Chuông tôn giáo là của các tu sĩ địa phương, trong các thánh lễ, lễ rửa tội, hôn phối, chôn cất.

Các chuông được điều chỉnh cho phù hợp với buổi lễ vui hay buồn và theo phong tục địa phương. Khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời năm 2005, các chuông nhà thờ ở Âu châu vang lên 80 tiếng. Gần đây hơn, ngày 15 tháng 8 – 2015, khoảng năm mươi giáo phận đã gióng chuông để kỷ niệm cuộc di cư của các tín hữu kitô ở Iraq sau cuộc xâm lược đồng bằng sông Ninivê của nhóm Hồi giáo ISIS.

Tuy nhiên đánh chuông cũng phải tôn trọng các quy tắc của khu phố lân cận. Chẳng hạn theo truyền thống chuông Kinh Truyền Tin được đánh lúc 7h sáng, trưa và 19 giờ bằng ba hồi chuông ngắn cách khoảng. Nhưng càng ngày các khu phố, đặc biệt là những người mới không quen với tiếng ồn ào của chuông nên bây giờ chỉ đánh chuông lúc 8 giờ sáng và có khi còn đánh bớt lại.

Nhưng dù sao ngày 11 tháng 11 năm 2018, chuông sẽ được gióng lên để mừng hòa bình, phục hồi ký ức âm thanh tập thể của người dân Pháp.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Ngày 11 tháng 11-2018, hơn 70 nhà lãnh đạo trên thế giới quy tụ về Arc du Triomphe ở Paris để tưởng niệm các nạn nhân Thế Chiến Thứ Nhất nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc chiến tranh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước Arc du Triomphe, Paris ngày 11-11-2018

Tổng thống Donald Trump trong buổi lễ ở nghĩa trang Mỹ Suresnes ở Paris ngày 11-11-2018

 Nguồn: phanxicovn

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …