Vâng lời là một nhân đức đầy lòng thương xót (LTX). Đó là điều mà mọi người, nhất là những người thuộc thế hệ Millennials (*), cần phải biết cách ấp ủ lại.
Tôi nói “nhất là những người thuộc thế hệ Millennials”, vì tôi là một trong số người đó, và một phần vì thế hệ của chúng ta có xu hướng tỏ ra vừa hạ cố vừa trịch thượng, nhất là đối với những người mà chúng ta bất đồng ý kiến hoặc những người có quyền trên chúng ta. Khi những người thuộc thế hệ Millennials được bảo làm điều gì đó, chúng ta dành nhiều thời gian để giải thích lý do chúng ta nghĩ mình không nên bị đòi hỏi làm điều gì đó chứ không muốn im lặng và làm điều đó.
Ngạc nhiên hơn, tôi thấy những người Công giáo lớn tuổi nói nhiều về tầm quan trọng của sự kính trọng, sự thánh thiêng, và truyền thống hơn là sự vi phạm chống lại đức vâng lời.
Giới trẻ Công giáo ngày nay khao khát Sự Thật, Vẻ Đẹp, Sự Thiện, và Cuộc Sống trật tự – mọi thứ đó đều tốt lành. Nhưng, họ lại quá đa nghi khi có điều gì đó có vẻ không đúng với dạng đặc biệt về tính thẩm mỹ Công giáo. Dù đó là sự thay đổi trong quá trình hủy bỏ, một giám mục di chuyển Nhà Tạm tới giữa nhà thờ, hoặc kêu gọi hiệp nhất những người Công giáo ly dị, phản ứng đầu tiên của người thuộc thế hệ Millennials là thường xuyên nghi ngờ, phê bình các hành động trên trái đất, chứ không ấp ủ theo cách mà Giáo hội tạo nên tình yêu và lòng thương xót của Đức Kitô.
Thật vậy, khi ước muốn và tìm kiếm sự thật, họ thường không thương xót hoặc bác ái đối với chính tồ chức có sự thật mà họ mong muốn – đó là Giáo hội. Hăng hái tìm kiếm sự thật khách quan và luân lý, thế hệ Millennials thường ngăn cản những gì có thể giúp họ phát triển tâm linh mà họ mong muốn. Một linh mục không thích giao tiếp thất bại vì cảm thấy họ xa cách mình trong cộng đoàn, một giám mục khuyến khích cởi mở với dân tỵ nạn, và một giáo hoàng khuyến khích tôn trọng môi trường luôn trở nên hứng thú đối với người bất đồng quan điểm và người không tôn trọng vì thế hệ Millennials thuộc phe luân lý khách quan.
Nhưng khi vội vàng chứng tỏ rằng Thánh lễ theo Công đồng Trentô chỉ là Thánh lễ có thể làm nên các thánh nhân ngày nay và thời đại này, những người thuộc thế hệ Millennials nhìn đúng quá khứ về các cơ hội mà Đức Kitô giới thiệu trong giáo xứ. Đức tin Công giáo là niềm tin không thoải mái, và không thành vấn đề dù bạn biết nhiều về đức tin hoặc giáo lý – hoặc trong suy nghĩ. Nếu bạn liên quan đức tin Công giáo, cuối cùng nó sẽ làm cho bạn không thoải mái. Những người Công giáo phóng khoáng có thể xử lý sự không thoải mái của bản năng giới tính đúng trật tự, nhưng những người Công giáo bảo thủ sẽ phải xử lý sự không thoải mái của lòng thương xót và sự không thoải mái khi bị chấn chỉnh. Đơn giản là vì người Công giáo bảo thủ hiểu sự tranh luận về việc bảo vệ sự sống, không biến họ thành “những đứa trẻ tốt”, những người không bao giờ bị sửa sai hoặc bị trừng phạt. Thật vậy, mọi người Công giáo phải học cách cởi mở theo cách thức của Giáo hội, nếu không thì sẽ có nguy cơ trở nên các Pha-ri-sêu thời đại mới: Kêu gọi các linh mục và giám mục vì “không làm đúng”, trong khi họ tự khen ngợi và chúc mừng vì họ biết nhiều hơn các linh mục ngớ ngẩn kia!
Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18:11-14).
Thiếu đức vâng lời làm cho chúng ta không ấp ủ sự đầy đủ của Giáo huấn Giáo hội vì nó làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu và phải vật lộn với những gì Chúa yêu cầu chúng ta ngay trong sự thử thách về giáo sĩ này (giáo hoàng, giám mục hoặc linh mục). Không tuân phục những người nhân danh Đức Kitô, làm sao chúng ta có thể phát triển đức vâng lời đối với chính Đức Kitô? Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích lợi gì? Hiểu biết giáo lý này, chúng ta sẽ thấy sự không thoải mái là cách Đức Kitô thử thách chúng ta để trở nên người tốt lành hơn và khôn ngoan hơn.
Vâng lời là nhân đức của LTX, và là điều nên được thực hiện hơn bao giờ hết, trong Năm Thánh LTX này. Vâng lời linh mục, giám mục, hoặc giáo hoàng, bạn cảm thấy thất vọng, vậy bạn phải có LTX đối với người đó. Nếu bạn phát triển LTX với họ, bạn cần phát triển lòng khiêm nhường khi bạn bắt đầu hiểu đúng theo trật tự của mọi vật. Trong cuốn “Roses Among Thorns” (Hoa Hồng Giữa Bụi Gai), Thánh GM Phanxicô Salê cho biết: “Đức khiêm nhường nhìn thấy điều mà chúng ta gặp rắc rối vì sự bất toàn của chúng ta, vậy tại sao chúng ta nên hoàn hảo hơn tha nhân? Tại sao chúng ta thấy lạ khi người khác bất toàn khi chính chúng ta cũng bất toàn? Đức khiêm nhường cho chúng ta một trái tim mềm mại đối với cả người hoàn hảo và người bất toàn: tôn trọng đối với người hoàn hảo và cảm thông đối với người bất toàn. Đức khiêm nhường làm cho chúng ta chấp nhận đau khổ bằng sự hạ mình, vì biết mình đáng chịu vậy, và chấp nhận điều tốt với lòng biết ơn, vì biết mình không đáng được vậy”. Điều này không giống LTX sao? Nhưng làm sao chúng ta khiêm nhường nếu chúng ta không tự hạ mình mà vâng lời giáo quyền với lòng tôn kính Thiên Chúa, công việc của Ngài và Giáo hội của Ngài?
Có thể có lúc gặp thử thách vì sự bê bối. Chắc chắn vẫn có những giáo sĩ xấu và những thời điểm xấu trong Giáo hội. Chắc chắn có những cuộc tranh luận và sự bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, mọi thứ phải được bảo đảm sau khi đã cầu nguyện nghiêm túc và khiêm nhường thực sự. Chúng ta không được thử thách thử thách giáo quyền vì kiêu ngạo hoặc không thoải mái. Khi chúng ta đối diện với giáo huấn mà chúng ta cho là không phù hợp, chúng ta phải tự xem lại chính mình. Nghĩa là chúng ta không thể nói “Giáo hội sai!” mà phải khiêm nhường tự nhận là “tôi sai”. Chúng ta hãy nhìn vào các giáo huấn và tự hỏi xem Thiên Chúa có thể kêu gọi chúng ta phát triển như thế nào. Chúng ta đừng sợ vì giáo hoàng đã tuyên bố rằng chúng ta nên phục vụ người nghèo tốt hơn! Lời động viên “Đừng sợ!” dành cho giáo hoàng tiên khởi là Thánh Phêrô, đá tảng mà Giáo hội được xây dựng và chính Hỏa ngục cũng không làm gì được. Sự sợ hãi là phát xuất từ ma quỷ, chúng chỉ muốn chúng ta gieo sự chia rẽ trong Giáo hội của Đức Kitô. Đừng để chúng lợi dụng bạn, nhưng hãy nguyền rủa chúng và ấp ủ giáo huấn của Chúa, cảm tạ Chúa vì Ngài nhân từ và muôn đời Ngài vẫn trọn lòng thương xót.
Trong Năm Thánh LTX này, chúng ta hãy tập trung xây dựng Nước Chúa trên thế gian này để người khác có thể nhận biết, yêu mến, và phụng sự Ngài. Chúng ta hãy ấp ủ đức vâng lời đã bị bỏ quên lâu nay, vì thiếu vâng lời mà Ông Bà Nguyên Tổ rời xa Thiên Chúa, khiến cho Martin Luther tới sự diệt vong, đưa thế giới tới tình trạng chia rẽ và lầm lẫn. Thật vậy, chúng ta cần vâng lời Giáo hội, biết sống khiêm nhường đúng đắn, và mở rộng lòng đón nhậ Hồng ân tuôn trào từ Thánh Tâm Thương Xót của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
(*) Năm 2015 là năm “bùng nổ” của thế hệ Millennials – từ ngữ dùng để chỉ thế hệ đầu tiên lớn lên với các phương tiện truyền thông xã hội. Đây là những người ở độ tuổi từ 18 – 35, họ có thể chỉ mới là sinh viên năm nhất hoặc có thể là người đã đi làm được vài năm.
Không giống như những thế hệ đi trước, thế hệ Millennials được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, số còn trẻ thì tiếp tục lớn lên song song với sự phát triển của kỹ thuật số, số còn lại lớn tuổi hơn thì đã gia nhập vào lực lượng lao động. Thế hệ Millennials phần lớn đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với nhau và điều này cũng làm cho các thương hiệu trở nên gần gũi với họ hơn.