Home / Chia Sẻ / VĂN HÓA ƠN GỌI

VĂN HÓA ƠN GỌI

VanHoa OnGoiChắc hẳn nhiều người lớn Công giáo còn nhớ về giáo xứ và trường học do các linh mục và tu sĩ điều hành. Điều này không phổ biến ở Bắc Mỹ. Thanh thiếu niên Công giáo lớn lên ít có kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm như người tu trì (linh mục hoặc tu sĩ). Ngày nay, thách đố của chúng ta là tạo một văn hóa ơn gọi tại gia đình, nhà thờtrường học để ĐỘNG VIÊN và GIÚP ĐỠ thanh thiếu niên đáp lại tiếng Chúa gọi. Ngoài việc nuôi dưỡng đời sống hôn nhânđời sống độc thân, các gia đình và các giáo xứ làm sao nuôi dưỡng ơn gọi làm linh mục và tu sĩ?

HỌ Ở ĐÂU?

Có nhiều lý do để giao tiếp với các tu sĩ và linh mục, nhưng ngày nay có vẻ ít có cơ hội. Ơn gọi tu trì giảm sút ở nhiều nơi. Thập niên 1960, sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đã có kinh nghiệm về sự canh tân. Sau đó, giáo dân được “chú ý” hơn và có thể là người lãnh đạo ở các trường học, bệnh viện và giáo xứ, cũng có nhiều tu sĩ biết dấn thân hơn trong việc phục vụ người nghèo, người bệnh, và người già.

Ngày nay, ơn gọi thiếu, có thể có nhiều lý do. Ngoài ba lời khấn (vâng lời, nghèo khó, khiết tịnh), có dòng tu còn thêm các lời khấn khác, đồng thời còn phải biết lắng nghe lời mời gọi phục vụ vô điều kiện. Nhiều tu sĩ nói rằng họ có thể đi tới bất cứ nơi nào theo nhu cầu và vâng lời bề trên, có thể làm mọi thứ vì yêu mến Đức Kitô. Ngày nay, mặc dù ơn gọi giảm sút, nhưng vẫn có những người theo tiếng gọi của Chúa Giêsu để sống lời khuyên Phúc Âm mà phục vụ những người đau khổ: vô gia cư, trẻ em mồ côi, bệnh nhân HIV/AIDS, phong cùi,… Sự tự nguyện của họ nâng đỡ những người nghèo khổ nhất, vì đức ái Kitô giáo: “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5:14).

LÝ DO

Xuyên suốt lịch sử Giáo hội, số linh mục và tu sĩ vẫn tăng dù có những lúc giảm sút. Những năm trước Công đồng Vatican II là “thời hoàng kim” về ơn gọi. Trong mọi thời, luôn có những người cảm nghiệm lời mời gọi của Thiên Chúa và quảng đại đáp lại.

Đặc tính nào cần có đối với các linh mục và tu sĩ? Ai có thể sống theo các lời khuyên Phúc Âm? Họ cần có sức khỏe tốt về thể lý và tâm thần để phục vụ và trung thành với Đức Kitô. Lời hứa là khả năng giữ các giá trị như sống độc thân, sống giản dị và sẵn sàng hy sinh vì mục đích chung. Linh mục và tu sĩ ngày nay cần linh động để thích nghi với những cách thay đổi của Giáo hội và thời đại.

Cuối cùng, những người theo tiếng gọi làm linh mục, làm phó tế vĩnh viễn hoặc làm tu sĩ cần vượt qua những động thái tiêu cực bởi các vụ xì-căng-đan (bê bối) trong Giáo hội, những điều ảnh hưởng xấu tới ơn gọi. Có thể họ thiếu kinh nghiệm về việc sự khuyến khích của cha mẹ, gia đình và cộng đồng – kể cả các linh mục và tu sĩ.

NHẬN THỨC

Nghiên cứu cho thấy rằng cần phải gieo trồng và vun xới “hạt giống ơn gọi tu trì”. Nhận thức ơn gọi cần phải là phần căn tính của việc đào tạo đức tin cho giới trẻ ở bất cứ nơi nào. Sự ảnh hưởng quan trọng đối với việc thể hiện đức tin của giới trẻ phải khởi đầu từ cha mẹ. Từ việc chọn trường tới việc chọn nghề, sự ảnh hưởng của cha mẹ là chủ yếu. Thái độ của cha mẹ đối với ơn gọi tu trì như màn hình theo dõi, có thể xác định cách chọn lựa của giới trẻ. Nhận thức vấn đề là một quá trình tiệm tiến. Những người hướng dẫn ơn gọi phải cung cấp thông tin tổng quát giúp giới trẻ lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, ngay cả khi chúng được mời gọi theo hướng khác.

Chúng ta hãy nói về việc đào tạo ở chủng viện và dòng tu. Sự nhận thức tiếp tục trong vài năm trước khi được truyền chức linh mục hoặc khấn trọng (vĩnh thệ). Sự nhận thức đúng đắn giúp giới trẻ không lo sợ khi quyết định – dù đúng hay sai. Khi đi tu, vẫn có sự lo lắng tự nhiên của con người. Chúng ta cũng nên thoải mái với những người “ta-ru” (tu ra), gọi là tu xuất, vì chắc chắn Thiên Chúa đang sử dụng họ theo Thánh Ý Ngài mà chúng ta không thể biết được. Người ta vẫn có cái nhìn khắt khe với họ khiến họ khó vươn lên.

VĂN HÓA ƠN GỌI

Thế nào là “văn hóa ơn gọi” trong giáo xứ? Làm sao tiếp nhận giới trẻ? Có những “vật cản” làm nản lòng giới trẻ khi khám phá ơn gọi tu trì? Cần đào tạo thế nào để giáo dục giới trẻ? Đặt ra vấn đề này ở giáo xứ là điều đúng. Đây là niềm hy vọng đối với ơn gọi tu trì. Nhu cầu càng ngày càng nhiều, và Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi mọi người mở rộng lòng đáp lại để có thể trở thành linh mục và tu sĩ.

Giáo hội cần các bậc cha mẹ, các giáo dục viên, và mọi người cùng cộng tác, cùng khuyến khích giới trẻ dấn than vì Đức Kitô bằng cách trở nên linh mục, phó tế vĩnh viễn, và tu sĩ.

Cậu bé Samuel là tấm gương để chúng ta noi theo, vì cậu đã mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi trong đêm khuya: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe” (1 Sm 3:10; x. Dt 10:7 và 9).

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ OblateVocations.com)

Xem thêm

Ga 18, 33 - 37a

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN- LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ, NĂM B, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Chúa là Vua SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ – B (Ga 18, 33 – 37) Chu kỳ …