- I- TỰ DO TÔN GIÁO
Tự Do Tôn Giáo (freedom of religion, religious freedom, liberty of religion) khác với Tự Do Không Tôn Giáo (freedom from religion, liberty from religion). “Tự Do Tôn Giáo” là TỰ DO HÀNH ĐẠO theo tôn giáo mình theo, còn “Tự Do Không Tôn Giáo” là TỰ DO KHÔNG THEO bất kỳ tôn giáo nào, nghĩa là không có niềm tin tôn giáo (non-religious) hoặc vô thần (atheist).
- ĐỊNH NGHĨA
Tự do tôn giáo, như đã đượcbảo đảm bởiLuật sửa đổithứ nhấtcủa Hiến pháp Hoa Kỳ, liên quan hai vấn đề quan trọng. Vấn đề thứ nhất vềviệc chính quyền cấm “thành lập tôn giáo”– tách biệtgiữa Giáo hội và nhà nước; vấn đề thứ nhìlà bảo đảmrằng chính quyềncho phép thực hành tôn giáo (Perry, 10). Luật sửa đổi nói: “Quốc hộisẽ không ra luật tôn trọng sự thành lập tôn giáo, hoặc cấm thực hành tôn giáo” (Hiến pháp). Cũng vậy, Luật sửa đổi thứ tư ủng hộ tự do tôn giáo, cung cấp việc bảo vệ các quyền của các cá nhânkhỏibị luật nhà nước lấn chiếm (Hiến pháp). Nhiều vụ án quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳđã giúp đỡ để xác địnhcác giới hạn của tự do tôn giáo như đã ấn địnhtrong Hiến pháp (ACLU).
Bài này sẽ cung cấpnền tảng vềnguồn gốc của tự do tôn giáo, với sự tập trung vào Tây phương– đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Tự do tôn giáo đặc biệt quan trọng ở Hoa Kỳ, vì quốc gia nàycó nền dân chủ “tiến bộ”về niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo. Các cuộc nghiên cứu mới đây cho biếtcó 70% người lớn Mỹtheo Kitô giáo hoặc Do Thái giáo, và 95% có niềm tin vào Thiên Chúa (Perry, 3).
- LỊCH SỬ
Có chứng cớ quan ngạivề tự do tôn giáo từđầu thế kỷ I (sau CN). Tertullian viết: “Khi một người La Mã gia nhập Kitô giáo, họ bị coi là chống lạiđế quốc La Mã, họ bị tước các quyềnvà quyền ưu tiên như người La Mã, vì họ không thờ lạy các thần của người La Mã” (Tertullian, 25). Ông tranh luậnvề cách đối xử tồi tệdựa vào thân phậnlà thiểu số tôn giáo. Những người khác thời đó, như Tertullian, cũng thúc đẩy sự tự do tôn giáo.
Thời kỳ khác đề cao sự tự do tôn giáo là ở Âu châuthời Trung cổ. Thế kỷ XIII, thần học gia danh tiếng Thomas Aquinas (Thánh Linh mục Dòng Đa Minh, Tiến sĩ Giáo hội) đã diễn tảquan điểm của ngài về tự do tôn giáo. Ngài có cách hiểu tiêu cực về tự do tôn giáo nhiều, nhất làvới những người theo tà thuyết(heretics). Ngàithúc đẩytự do tôn giáo chỉ vìviệc ép buộc các cá nhânchuyển đạo có thểlàm suy yếu Giáo hội (Aquinas, 55). Một số nhà tư tưởng quan trọng của thời đóđã ủng hộ việc tự do thực hành tôn giáo, mặc dùÂu châu thời Trung cổđãhành hạ nhiều người vì lý do tôn giáo, vì người ta cho phép tử hình những người báng bổ; đôi khi những người theo tà thuyếtbị đốt cho chết (Mullan, 86 và 94). Điều này không chỉ một lầntheo hình phạt tôn giáo quan tâmsự tự do. Một số người cũnglo sợ về đa tôn giáo tới mứcgây xung đột (Mullan, 117). Sau đó những người kháccũng thấy lo sợkhi Hoa Kỳkể cả những người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.
Trong những năm sau đó, trong thờikỳkhôi phục Âu châu (Restoration of Europe), John Locke là người lên tiếng ủng hộtự do tôn giáo, nói rằng đó làđiều chủ yếu để trở thành một người Kitô giáo đích thực (Locke, 174). Locke thúc đẩy tự do tôn giáo trong cácgiới hạn nào đó (ngoại trừ những người vô thần, chẳng hạn vậy), như Voltaire và những người khác đã làm thời đó (Mullan, 187).
Các niềm tin này là những thành phần quan trọng và là nền tảng của việc hình thành tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ. Việc phê chuẩnLuật sửa đổi thứ nhất của Hiến phápđược hoàn tất năm 1791 (Hiến pháp). Các yếu tố củacác phong trào Âu châuđược chuyển tới Hoa Kỳ, kể cả sự tự do tôn giáo vàthực hành tôn giáo củangười khác,và bảo vệ khỏisự ép buộc của tôn giáo quốc doanh (Perry, 14). Thêm vào Hiến pháp, các tài liệu quan trọng khácthúc đẩy tự do tôn giáo làtài liệu “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền” (Universal Declaration of Human Rights),vàmới đây là “Bản Tuyên ngôn Bãi bỏ các dạng Bất khoan nhượng và Kỳ thị Tôn giáo” (Declaration on the Elimination of all forms of Intolerance and Discrimination Based on Religion or Belief), đã được Liên hiệp quốc chấp thuận năm 1981 (38).
- TẦM QUAN TRỌNG
Tầm quan trọng của sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳliên quanmức độlà phạm pháp nếu việc thực hành tôn giáo bị vi phạm hoặcxâm phạm tự do của người khác, hoặc chính quyền xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Mặc dù tự do tôn giáo giữ vai trò quan trọng ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, nhưng tự do tôn giáo vẫn vắng bóng ở một số quốc gia. Điều này dẫn đếnnhững vấn đề như xung độtgiữa các tôn giáo, ngăn cản người kháchình thành các tổ chức tôn giáo, không cho người ta thực hành tôn giáo, hoặcép buộc người ta phải theo tôn giáo của người khác. Tự do tôn giáo là vấn đề quan trọng ở Hoa Kỳbao gồm việcnhà nước dùng các “biểu tượng tôn giáo”, khoa học dạy vấn đềtrái ngược vớisáng tạo luận (creationism, thuyết sáng tạo linh hồn, tức là linh hồn do Thiên Chúa dựng nên), việc cầu nguyện ở trường học, vàviệc các tổ chức phi lợi nhuận dùng các giáo huấn tôn giáo (Perry, 20-2).
- HỆ LỤY VỚI VIỆC TỪ THIỆN
Tự do tôn giáo có hệ lụy với việc từ thiện (phi lợi nhuận) theo nhiều cách. Mặc dù sự tự do tôn giáo được bảo đảm trong Hiến pháp, các tổ chức phi lợi nhuậnkhông phải lúc nào cũngtheo đúngcác tiêu chuẩn Hiến pháp hoặc luật pháp. Các tiêu chuẩn luật phápảnh hưởng sự tự do tôn giáo, như được diễn tả trongcác tổ chức phi lợi nhuận,và có thể gây xung khắc. Chẳng hạn, tổ chức Hướng đạo(Boy Scouts)đã gặp thử thách nhiềuvì là một tổ chức hướng đạo sinh của Kitô giáo, không nhận người vô thần vàngười đồng tính (Reilly). Cũng vậy, các tổ chức phi lợi nhuậndựa vào đức tinđã diễn tả các giá trị tôn giáo (nhất là những người được nhà nước tài trợ) là lĩnh vực bất hòa.
Các tổ chức tôn giáo ở Hoa Kỳcónhững điều chủ yếu trong phần về độc lập. Rất nhiềuquà tặng được trao cho các tổ chứctôn giáo. Ngoài ra, nền tảng triết họcvề nhiều yếu tố của việc từ thiện,vàviệc từ thiệnthường được thành lậptheo truyền thống tôn giáo.
- HỆ LỤY VỚI XÃ HỘI
Tự do tôn giáo có thểliên quan các khoa nghiên cứu xã hội về người Mỹ và lịch sử thế giới, chính phủ/dân sự, và/hoặcvăn minh Tây phương. Lịch sửcó nhiều gương điển hình về phát triển tôn giáo vàthử thách đối với sự tự do tôn giáo, cả ở Hoa Kỳ và những nơi khác. Trong nhiều trường hợp, bạo lực liên quansự khác nhau về tôn giáo. Một nhóm người thực hành tôn giáo đã dẫn đến xung đột với luật pháplàgiáo phái Mormons (Mormonism – Mặc môn) ở Hoa Kỳ. Trường hợp như thế, hoặc các trường hợp kháccủa Giáo hội và nhà nước dẫn đến xung đột, cũng có thể được thảo luậntrong bối cảnhchính phủ/dân sự. Cũng vậy, tự do tôn giáo đã giữ vai trò quan trọng ở các quốc gia Tây phương, và nó trở thành điều tất yếu trongnền văn minh Tây phương.
- LĨNH VỰC LIÊN QUAN
Tự do ngôn luận, tách biệt Giáo hội với nhà nước, xung đột tôn giáo, tôn giáo quốc doanh (state religions).
Một số nhân vật quan trọngtrong lịch sử tự do tôn giáo được mô tả sớm trong phần “Lịch sử”. Các nhân vật quan trọng liên quan tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ gồm Thomas Jefferson, John Stuart Mill, và Reinhold Niebuhr. Thomas Jefferson là người sáng lậpvà đã cổ vũ tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ (Mullan, 219). John Stuart Mill là triết giangười Anh đã viếtsau Jefferson, thúc đẩysự đa dạng và theo cách giải thích củaquan điểm cá nhân (Mullan, 244). Reinhold Niebuhr lànhà đạo đức học người Mỹ của thế kỷ XX, loan truyền sự tự do tôn giáo (Mullan, 281).
- CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN CÓ LIÊN QUAN
Một tổ chức quan trọng liên quan tự do tôn giáo làmột trong những ngườiđầu tiên bảo vệ quyền này – American Civil Liberties Union (Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ). ACLU cũnggiữ lập trườnghạn chế tự do tôn giáo, vì đôi khitự do tôn giáo thay các quyền dân sự khác, như định hướng giới tính, hơn quyền tự do tôn giáo.
Các tổ chức phi lợi nhuận khácthúc đẩy tự do tôn giáo là các tổ chức của Giáo hội Công giáo vàcác tổ chứcluật sư phi lợi nhuận. Để thúc đẩy, Giáo hội Công giáo đãđưa ra các tài liệu như Dignitatis Humanae[1] và Dignitatis Personae[2], cho thấy sự thay đổiquan điểm của Giáo hội về sự tự do của các tôn giáo khác (Mullan, 329). Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International)làtổ chức phi lợi nhuậnnhằm bảo vệ và thúc đẩynhân quyền, trong đó bao gồm tự do tôn giáo.
Điều khoản tự do thực hành tôn giáo cấm chính quyềncan thiệp vàoviệc thực hành tôn giáo của bất kỳ người nào. Tuy nhiên, các hành vi và các nghi lễ tôn giáo có thể bị hạn chếtheo luật dân sự và luật liên bang.
Tự do tôn giáo là QUYỀN TUYỆT ĐỐI, bao gồm quyềnthực hành tôn giáo mà mình đã chọn, hoặc không theo tôn giáo nào, và làm điều này mà KHÔNG BỊ CHÍNH QUYỀN KIỂM SOÁT.
- QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO VÀTỰ DO THỰC HÀNH TÔN GIÁO
- Tự do tôn giáo là quyềnbất khả xâm phạm.
- Luật sửa đổi thứ nhấtcho phép mọi người Mỹ được tự do tôn giáo.
- Điều khoản tự do tôn giáo ra lệnh chínhphủ không được kiểm soát hoặc ngăn cấmthực hành tôn giáo.
- Chính phủ chỉ là trung gian.
- HÃY CẦU NGUYỆN
Tự do tôn giáonói đến một số quyền tự docho phép người ta chọncách tôn thờ hoặc không tôn thờ. Các chính quyền quốc tếthườngcoi các quyền tự do này là nhân quyền, và nhiều quốc gia coi đó là các quyền theo hiến pháp. Dù các quyền tự donàyđược bao gồm trong luật pháptrên khắp thế giới, các quyền đó vẫn được thực hànhvàbị ép buộc theo nhiều cấp độ.
Tự do tôn giáocho người ta một số quyền. Để bắt đầu, nó cho phép người ta chọntôn giáo mình muốn theo. Chẳng hạn, các Nhân chứng Gia-vê (Jehovah’s Witnesses)tin rằngtên của Thiên Chúa là Gia-vêvà Ngài có một Con Trai là Giêsu Kitô. Các tín đồ Hồi giáo tin rằngĐấng sáng tạo muôn vật tên là Allah vàhọ khôngnhận là Allah có một Con Trai. Ở nơi có tự do tôn giáo, người ta có thểtin hoặc không tin thần thánh nào. Điều này bao gồm quyền tự dotin đa thần.
Người ta cũng có thể không tin Thiên Chúa. Những người vô thần cũng được bảo vệ bởi những quyềntương tự như những người có niềm tin tôn giáo. Trong một xã hội có tự do tôn giáo, người ta thường có quyền tự do thay đổi tôn giáo. Vả lại, mỗi người trưởng thành phải được tự dochọn lựa cho chính mình. Nghĩa làmột người khôngđược người khác cho quyềnđểthực hành tôn giáo, không phải theo quy chế “xin-cho”.
II- LỢI ÍCH
Tự do tôn giáo có lợi ích gì không? Dĩ nhiên là CÓ. Tự do tôn giáo quan trọng vì nó dẫn tới sự thịnh vượng kinh tế, và điều này có thể đánh vào một số vấn đề phi luân lý một cách vô ích. Nhưng chúng ta không nên bối rối vì các mối lợi hạn hẹp gây ra hệ lụy luân lý đó.
Ngày 13-3-2014, tuần báo Công giáo Asia News đã công bố cuộc phỏng vấn Brian Grim, người đã nhiều năm là trưởng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia cho Trung tâm Nghiên cứu Pew về Dự án Cộng đồng và Tự do Tôn giáo, nay là chủ tịch Tổ chức Tự do Tôn giáo và Kinh doanh. Grim là một trong các nhà nhân khẩu học uy tín nhất trên thế giới. Hỏi ông về số Phật tử ở Venezuela, ông cho biết có khá nhiều. Khác với các tôn giáo khác, một trong các lĩnh vực chuyên môn của Grim là vấn đề tự do tôn giáo ở các nơi trên thế giới.
Một dịp phỏng vấn là vụ tàn sát vào ngày 1 tháng Ba ở nhà ga xe lửa tại TP Kunming (Công Minh, thường gọi là Xuân Thành – thành phố Mùa Xuân), thuộc miền Nam Trung quốc, có 29 người tử vong và thương vong. Mặc dù Kunming cách xa tỉnh Tân Cương (Xijiang), thuộc Tây Bắc, nơi có những vụ khủng bố bởi người Uighur (Duy Ngô Nhĩ, khu tự trị), một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo, nói tiếng Turkic. Chính pgủ Trung quốc liền đổ tội cho người Uighur về vụ này, có thể với chút biện hộ nào đó. Có những vụ di dân lớn của người thiểu số Trung quốc tới tỉnh này, nơi người Uighur bản xứ chiếm gần 50%. Bất kỳ phong trào nào không ủng hộ quyền tự trị của người Uighur đều bị ngăn chặn.
Ở đây Grim muốn ủng hộ tự do tôn giáo, nhưng ông không là chuyên gia nếu ông không dùng dịp này để nhấn mạnh rằng Trung quốc là một quốc gia rất đa nguyên về tôn giáo. Đa số người Trung quốc được coi là người theo “đạo thờ ông bà”, một số khác theo Lão giáo và thờ đa thần (chẳng hạn, Thần Bếp – Táo quân). Chính thức có 244 triệu Phật tử (cũng không chắc, vì có nhiều tín ngưỡng từ các truyền thống khác – Điều Răn thứ nhất trong Mười Điều Răn chưa bao giờ có ở Trung quốc). Chính thức có 68 triệu Kitô hữu và 25 triệu tín đồ Hồi giáo. Hồi giáo có thể hơn cùng với người Uighur. Kitô hữu chắc chắn hơn nhiều – đa số mức tăng nhiều là các tín hữu thuộc Kitô giáo, dù không chính thức hoặ bất hợp pháp, do đó mà khó ước tính chính xác.
Quan điểm chính của Grim cho rằng tự do tôn giáo là yếu tố quan trọng để kết hợp xã hội hỗn tạp này – và như vậy là cung cấp các điều kiện xã hội để thành công về kinh tế: “Tôi không nói rằng tự do tôn giáo là điều làm cho kinh tế thành tựu, nhưng nếu hạn chế một cách khắc nghiệt về tôn giáo và các vấn đề khác (như trong thời Cách Mạng Văn Hóa), mức thành công mà chúng ta thấy ngày nay sẽ không đạt được”.
Chế độ này vẫn hà khắc với tôn giáo. Lý thuyết chính vẫn là chủ nghĩa vô thần Mác-xít (Đảng Cộng Sản vẫn coi trọng). Chế độ này có một số vấn đề về tôn giáo – Phật giáo vì Tây Tạng (Tibet), Hồi giáo vì Xinjiang – nhưng đảng vẫn được chuẩn bị để thừa nhận rằng tôn giáo có thể là yếu tố tích cực đối với việc hiện đại hóa và phát triển – nhất là Kitô giáo. Vài năm trước, khi tôi thăm Tổ chức Quốc Gia Quản Lý Các Vấn Ðề Tôn Giáo (State Administration of Religious Affairs – SARA) tại Bắc Kinh, tôi ngạc nhiên khi nghe chủ tọa nói về Max Weber (Maximilian Carl Emil Weber, 1864-1920, nhà kinh tế chính trị và xã hội người Đức, được coi là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại).
Tôi nghĩ rằng ngày nay chính sách của chế độ này đối với tôn giáo (dù khác nhau tùy vùng và thất thường) không nặng tính Mác-xít bằng Nho giáo. Điểm chính trị chính là trật tự bình an. Mục đích ngầm, ngày nay thường trích dẫn nguyên văn, là “xã hội hài hòa” – quy luật cốt lõi của triết lý chính trị Nho giáo. Nếu chính phủ cẩn thận và sáng suốt thì có thể biết chắn rằng tôn giáo phục vụ sự hài hòa hơn là sự mất trật tự.
Điều này có nguồn ốc thực tế (quy luật “nếu bạn sẽ”, quy luật Machiavellian). Các quan chức của thời kỳ Đế quốc La mã, hoặc thời kỳ thuộc địa Anh (British Raj) tại Ấn Độ, có thể thoải mái với điều đó. Dĩ nhiên không có gì để xử lý với sự thật về một tôn giáo. Phong-xi-ô Phi-la-tô nói rõ điều đó khi xử án Chúa Giêsu, ông ta hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Brian Grim là một tín hữu quan tâm vấn đề tự do tôn giáo. Nhưng ông đồng ý với Nho giáo ở đây. Có thể vì vấn đề là Trung quốc, có thể ông thực sự nghĩ về thính giả quan tâm Nho giáo. Thật vậy, trong một bài giảng thuyết tại Đại học Renmin nói về thời gian gặp tổ chức SARA, tôi cũng đồng ý tương tự về Nho giáo, không chỉ về vấn đề tự do tôn giáo mà còn về nhân quyền (nói chung).
Tôi nghĩ rằng một thỏa hiệp sâu sắc về tự do tôn giáo nằm trong các tài liệu quan trọng nhất của Công đồng Vatican II, tuyên ngôn Dignitatis Humanae (tuyên ngôn về tự do tôn giáo được Đại Hội Đồng biểu quyết ngày 7-12-1965 với 2208 phiếu thuận và 70 phiếu chống, triều đại ĐGH Phaolô VI), trực tiếp liên kết sự tự do tôn giáo với việc không vi phạm nhân phẩm. Mọi người hiện hữu trên thế giới đầy bí ẩn và sự lạ này, do đó họ có quyền đối chất với thực tế một cách tự do, không bọ áp bức.
Người ta có thể tin vào lý do sâu xa nhất hành động, và công khai trao cho người khác, thực tế hơn, các lý lẽ về hành động như vậy? Vì Max Weber được đề cập, hãy để tôi nói tới sự phân biệt của ông giữa đạo đức của thái độ và đạo đức của trách nhiệm: Cái trước được hướng dẫn bằng quy luật, các sau được hướng dẫn bằng kết quả. Chính “ơn gọi chính trị” theo cái trước chứ không theo cái sau. Mục đích của chính trị không là “nói thật với quyền lực”, mà là đạt được kết quả đặc biệt (nên là luân lý).
Sau giữa thập niên 1980, đại đa số cộng đồng kinh doanh Nam Phi, kể cá các khu nói tiếng Afrikaan (tiếng Hà Lan pha tạp được dân Nam Phi sử dụng), đều quyết định rằng chế độ phân biệt chủng tộc phải “ra đi”. Nhiều người tin rằng điều này nằm ngoài cảm thức tội lỗi về luân lý (trường hợp đáng khâm phục là trường hợp Harry Oppenheimer, một nhà tài phiệt về mỏ, người chống lại chế độ phân biên chủng tộc ngay từ đầu, vì ông tin chắc rằng đó là sai lầm về luân lý, một sự vi phạm nhân phẩm không thể chấp nhận). Nhưng nhiều người vẫn chống lại việc đào tạo chống phân biệt chủng tộc hồi cuối thập niên 1980, điều này không được thuyết phục.
Các bài giảng của ĐGM Desmond Mpilo Tutu (sinh ngày 7-10-1931, Nam Phi, nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1984) kết luận rằng, nếu không dừng lại, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ hoàn toàn làm suy sụp kinh tế (kể cả việc công và việc riêng). Bất kỳ động lực nào cũng có thể chiến thắng lớn về luân lý.
Tôi nghĩ chúng ta không nên xin lỗi về việc thỏa hiệp với Nho giáo về vấn đề tự do tôn giáo. Dĩ nhiên đáng mong ước nếu có nhiều người dám lên án tội về luân lý chứ không vui thích. Nhưng chúng ta không nên quá bối rối nếu điều đó sinh ra hệ quả đáng mong ước về luân lý.
TRẦM THIÊN THU
(tổng hợp và chuyển ngữ từ LearningToGive.org, IllinoisFirstAmendmentCenter.com,WiseGeek.com, và The-American-Interest.com)
[1]Tuyên ngôn “Dignitatis Humanae”, Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo của Công đồng chung Vatican II. Mục đích của tuyên ngôn này là sự tự do tôn giáo để tin Chúa, thờ phượng Chúa, và phụng sự Chúa theo lương tâm của mình. Có hai khía cạnh của sự tự do này, như được giải thích trong văn kiện: Sự tự do khỏi bị ép buộc trong ánh sáng của lý trí, dựa vào phẩm giá mỗi người như một nhân vị, và sự tự do giữ đạo và truyền giáo dựa vào mặc khải của Chúa. Lực đẩy chính của văn kiện là khẳng định quyền thiên linh: “Quyền tự do của Giáo hội là nguyên tắc căn bản cho mọi liên lạc giữa Giáo hội và chính quyền cũng như toàn thể cơ cấu dân sự” (Ngày 7-12-1965).
[2]Huấn thị“Dignitas Personae” nói về phẩm giá con người (Ngày 8-9-2008).