Home / Chia Sẻ / TỰ THÚC ĐẨY SỐNG THÁNH THIỆN

TỰ THÚC ĐẨY SỐNG THÁNH THIỆN

TỰ THÚC ĐẨY SỐNG THÁNH THIỆNChúng ta thường nhìn vào năm quá khứ và chỉ thấy những thứ lộn xộn về những quyết tâm tốt mà mình đã thực hiện năm ngoái liên quan lỗi nổi bật hoặc một số đức tính mà mình muốn có. Hốt hoảng về việc mình không thành công vào cuối năm khác, một lần nữa chúng ta tự nhủ hoặc nói với giám đốc: “Tại sao tôi không làm điều gì đó để có được đức tính đó? Rốt cuộc, tôi muốn lắm.”

Đôi khi, với sự giúp đỡ của Chúa, cảnh mà người ta nhìn thấy khi hồi tưởng thì lại không quá tàn khốc. Nhưng đó không phải là hình ảnh của chiến thắng hiển hách hay sự tiến bộ phi thường về nhân đức. Năm ngoái, người ấy hy vọng năm nay sẽ thấy mình giỏi hơn trong việc thực hành nhân đức cụ thể của mình, hoặc tiến bộ đáng kể về việc chiến thắng lỗi lầm nổi cộm của mình. Nhưng đó không đúng vì không phải là trường hợp năm ngoái. Tuy nhiên, cả người thất bại hoàn toàn và người thành công một cách đáng nghi ngờ đều chân thành tin rằng họ muốn có nhân đức này hoặc nhân đức kia, hoặc vượt qua lỗi lầm của mình.

Tại sao sự tiến bộ đáng thương này đối với sự hoàn hảo lại có xu hướng làm nản lòng quá nhiều người tốt? Như họ thường tự vấn: “Tại sao tôi không làm điều gì đó thiết thực để có được nhân đức đó hoặc vượt qua lỗi lầm đó?” Hãy loại bỏ ngay lập tức vì nguyên nhân của sự thất bại này do thiếu ơn Chúa trong một linh hồn đang tìm cách tiến tới sự hoàn thiện. Đúng vậy, không có ơn Ngài thì không thể tiến bộ: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15:5) Nhưng luôn có ân sủng. Do đó, việc không tiến lên được coi là sự thiếu sót về nỗ lực cá nhân, vốn phải hợp tác với những động lực của ân sủng trong mọi hoạt động siêu nhiên, cho dù đó là việc khắc phục lỗi lầm hay thực hành nhân đức.

Vì vậy, nỗ lực thiếu sót và tiến bộ ít ỏi trong việc khắc phục lỗi lầm của chúng ta là dấu cho thấy khả năng mỗi người chúng ta có thể tự lừa dối mình hoàn toàn hơn người khác cũng có thể lừa dối chúng ta. Chúng ta tự nhủ chúng ta muốn có nhân đức này hoặc muốn thoát khỏi lỗi lầm nọ. Chúng ta nghĩ mình muốn như thế nhưng chúng ta không thực sự có ý đó, nghĩa là chúng ta không thực sự làm điều đó. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ kiên trì hơn trong việc tìm kiếm và có lẽ sẽ thành công hơn trong việc đạt được những gì mình muốn.

Đúng là chúng ta ngưỡng mộ nhân đức của mình. Chúng ta nghĩ sẽ rất tốt để có điều đó. Nhưng khi nghĩ như vậy, chúng ta lại thường tự nhủ: “Nhưng để có được nó thì thật là rắc rối. Tôi có thực sự muốn nó đủ để tiếp tục nỗ lực chăng? Rốt cuộc, chúng ta có thể lạm dụng điều này để tìm kiếm sự hoàn hảo. Tôi sẽ cố gắng trong một thời gian, nhưng nếu khó quá, tôi sẽ bỏ.” Nói chung, đó là những gì xảy ra. Hoặc, không cần đi quá xa để giải trí cho những suy nghĩ hèn nhát và phiến diện như vậy, thậm chí trong tiềm thức, chúng ta thường kết luận rằng bởi vì chúng ta ngưỡng mộ nhân đức một cách suy đoán, do đó chúng ta có mong muốn chân thành đối với nó. Thánh Vincent de Paul lưu ý rằng những quan niệm như vậy là “sản phẩm của tâm trí, vốn đã tìm thấy cơ sở và sự ngọt ngào nào đó khi xem xét nhân đức, tự tâng bốc mình với ý nghĩ rằng nó thực sự là nhân đức.” Sự ngưỡng mộ hay mong muốn mang tính suy đoán đối với một nhân đức sẽ không tự động tạo ra nhân đức linh hồn. Hơn nữa, nó sẽ không bao giờ lay chuyển ý chí thông qua các phương tiện để có được nó bằng nỗ lực cá nhân.

Chỉ khi nào tôi quan niệm điều tốt có thể thực hiện được và tốt cho mình thì ý chí của tôi mới được thôi thúc làm điều gì đó để đạt được điều tốt. Không phải là phán đoán mang tính suy đoán, mà là một phán đoán thực tế về sự tốt đẹp của một sự vật đối với tôi, thúc đẩy ý chí hành động của tôi.

Đưa muỗng dầu cho đứa con trai bị đau bụng, người mẹ nói: “Đây, hãy lấy dầu thầu dầu này. Nó tốt cho con.” Vậy sao? Cậu con trai không tin vào luận điểm đó. Theo suy đoán, nó có thể thừa nhận rằng dầu đó có thể tốt cho một số người đau bụng. Nhưng nó không nhận thức thực tế rằng dầu đó tốt cho nó. Nó cũng không có ý định đó. Vì vậy, chỉ bằng cách ép buộc, và không tự nguyện, nó sẽ lấy dầu thầu dầu, nếu thực sự nó chấp nhận.

Ai sẽ buộc tôi phải vượt qua lỗi lầm nổi cộm của mình? Nếu không tự thuyết phục bằng một nhận định thực tế rằng sự khó chịu khi chiến đấu với lỗi lầm nổi cộm của mình, hoặc sự chán nản nỗ lực liên quan việc đạt được một nhân đức cụ thể, đó là tốt cho tôi, là khóa học duy nhất cho tôi, thì tôi sẽ không bao giờ thành công.

Do đó, ngay từ đầu, cần phải đổ lỗi cho việc thiếu động lực vì ít tiến bộ trong việc khắc phục lỗi lầm nổi cộm hoặc trong việc đạt được một số nhân đức cụ thể. Sự tiến bộ của chúng ta không đáng kể vì chúng ta không tự động viên mình một cách đúng đắn. Trí tuệ của chúng ta đã không làm cho việc sở hữu nhân đức đó hoặc việc loại bỏ lỗi lầm đó xuất hiện như một lợi ích cá nhân đủ thiết thực cho chúng ta. Tuy nhiên, đây là bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trên con đường hoàn thiện.

Chừng nào chúng ta có động lực thích hợp để loại bỏ lỗi lầm hoặc có được một đức tính tốt, chúng ta mới có thể nghiên cứu, tìm kiếm hoặc chỉ ra cho chúng ta tất cả các phương tiện trên thế giới, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ bắt đầu làm. Sẽ không có kết quả nào cả nếu chúng ta không tự động viên thế này: “Với sự trợ giúp của ơn Chúa, tôi muốn điều này thì sẽ không có gì ngăn cản tôi làm điều đó.”

PHẢI THÚC ĐẨY BẢN THÂN

Trong cách phân tích cuối cùng, trách nhiệm tạo động lực đặt lên vai mỗi cá nhân. Chỉ bản thân chúng ta mới có thể thẩm thấu ý chí của chính mình và thúc đẩy nó hành động. Động lực có thể được chỉ ra cho chúng ta, nhưng trừ khi trí tuệ của chúng ta đồng hóa chúng và thể hiện mục tiêu theo ý muốn của chúng ta như một điều tốt đẹp mong muốn cho chúng ta, tất cả sẽ chỉ là “thanh la phèng phèng và chũm chọe xoang xoảng.” (1 Cr 13:1) Động lực và quyết tâm cuối cùng phải đến từ nội tâm mỗi cá nhân. Cho đến khi nó xảy ra, cho đến khi nó hiện diện, sự tiến bộ dần dần được tạo ra trong việc đạt được đức tính tốt hoặc khắc phục lỗi lầm.

Vì động lực xuất hiện rất lớn trong quá trình khắc phục lỗi lầm nổi cộm, chúng ta nên rạch ròi về cách đạt được nó. Làm sao chúng ta thúc đẩy bản thân một cách thiết thực, để ý chí của chúng ta bắt đầu hành động khi tìm kiếm bất kỳ điều tốt nào?

CÂN NHẮC ĐỨC TÍNH VÀ THÓI XẤU

Rất rõ ràng, trước khi trí tuệ có thể trình bày các động lực thúc đẩy ý chí thì bản thân nó phải được thuyết phục về sự tốt lành và sự mong muốn của vấn đề đang đề cập. Sự xác tín như vậy chỉ đến từ sự vận hành của tâm trí đối với sự thật của vấn đề hiện tại, vì đối tượng thích hợp của tâm trí là sự thật.

Do đó, trí tuệ phải thực hiện gấp ba hoạt động của nó là hiểu biết, phán đoán và suy luận về sự thật đối với đức tính cụ thể cần đạt được hoặc loại cỏ cụ thể cần được nhổ bật gốc. Để diễn đạt rõ ràng hơn, mặc dù có thể đau đớn hơn, chúng ta phải chiêm niệm. Chúng ta phải suy ngẫm về bản chất của thói xấu hoặc đức tính và các động lực khác nhau thúc đẩy chúng ta tấn công thói xấu hoặc ấp ủ đức tính. Chúng ta phải nghiền ngẫm về tất cả các lý do thuyết phục và lợi ích của việc có nhân đức hoặc không có thói xấu, cho đến khi kết quả trở nên hấp dẫn và đủ đẹp để kích hoạt ý chí của chúng ta đạt được điều đó.

Các động lực hoặc lý do này có thể được rút ra, trước tiên là từ đức tin, bằng cách cân nhắc giáo huấn và gương sáng của Chúa về chủ đề được đề cập, bằng cách cân nhắc gương tốt của các thánh và có lẽ của cả những người bạn của chúng ta. Tương tự, lý trí có thể cung cấp động lực, chẳng hạn những khó khăn, những hệ quả phi lý hoặc không mong muốn sẽ xảy ra trái chiều. Nhưng đối với việc thực hành nhằm mục đích khắc phục lỗi lầm nổi cộm hoặc đạt được một đức tính đặc biệt cần thiết, lĩnh vực đức tin sẽ cung cấp những động lực siêu nhiên hiệu quả nhất để thúc đẩy ý chí hành động.

NGHĨ VỀ TÌNH CHÚA

Không có hành động nào của con người được thực hiện mà không có động lực. Nhưng có một hệ thống cấp bậc của động lực. Động lực càng mạnh mẽ, chúng ta càng hăng hái làm việc để đạt được mục tiêu. Nhưng trong tất cả các động lực có thể giải thích cho hành động của chúng ta, động lực mạnh mẽ nhất là động lực tình yêu. Tình yêu là động lực riêng của Thiên Chúa. Ngài làm tất cả vì tình yêu.

Vì vậy, nếu chúng ta thực sự nghiêm túc về việc khắc phục lỗi lầm nổi cộm thì động lực mạnh mẽ nhất mà chúng ta nên cố gắng khơi dậy là lòng yêu mến Thiên Chúa. Nếu chúng ta không quyết tâm chiến đấu chống lại lỗi lầm nổi cộm hoặc tìm kiếm nhân đức để yêu mến Thiên Chúa, chắc chắn không có động lực xứng đáng nào đủ mạnh để nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến đấu liên lỉ đó.

Động lực của lòng yêu mến Thiên Chúa chỉ có thể được khơi dậy bằng cách kiên trì và tận tâm suy niệm về sự tốt lành và tình yêu mà Ngài đã thể hiện trước đối với chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu nhận ra mức độ tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta thì chúng ta không thể không muốn đáp lại tình yêu dành cho Ngài.

CẦU NGUYỆN

Cuối cùng, hãy thêm vào việc suy niệm không ngừng bằng cách tha thiết cầu xin Chúa ban ơn biết yêu mến Ngài đến mức muốn chống lại lỗi lầm của mình.

Lạy Thiên Chúa nhân lành, xin thương xót cứu độ chúng con. Lạy Đức Nữ Vương Maria, xin nguyện giúp cầu thay. Amen.

  1. PHILIP DION

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Lễ Đức Maria Trinh Vương, 22-08-2020

Xem thêm

Lc 3, 15-16. 21-22

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Trời mở ra, Cửa Thánh mở SUY NIỆM LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (Lc …