Home / Tiêu Điểm / Từ ba năm nay, Đức Phanxicô vẽ lịch sử Giáo hội bằng cây cọ của Lòng thương xót

Từ ba năm nay, Đức Phanxicô vẽ lịch sử Giáo hội bằng cây cọ của Lòng thương xót

Bài vinh danh thống thiết của cha xứ Dominique Fabien Rimaz về Đức Thánh Cha

Đức Phanxicô giang tay

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Từ ba năm nay cha là Giáo hoàng của chúng con, Chúa Kitô dịu hiền trên trần thế này.

Con quá gần với các sự kiện nên cũng khó để sắp đặt các sự kiện này lại gần với nhau, để có thể đọc chúng trong tầm rộng lớn với cái nhìn thoáng rộng có thể tách ra được tính thời sự của nó. Một họa sĩ không nên dính với các màu sắc của ông.

Thời gian này cho phép con có một sáng tỏ nào đó để hiểu thêm tấm khảm mà Chúa đã vẽ trong Giáo hội, trong thế giới và trong tâm hồn chúng con.

Cú sấm sét của việc từ nhiệm

Thật sự con không ngạc nhiên về sự từ nhiệm của vị tiền nhiệm lớn lao của cha, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI; nhưng con bị đánh động bởi tiếng sét giáng trên vòm Đền thờ Thánh Phêrô.

Ngài đã cho biết ngài sẽ có thể từ nhiệm ngai giáo hoàng và con thấy ngài cũng đã quá mệt. Đối với con, ngài là một vị thánh, cũng như Thánh Gioan-Phaolô II, hoàng tử của Giáo hội, người cha của Giáo hội, tín hữu trung thành phục vụ Giáo hội. Nhưng con xin thú nhận: cơn khủng hoảng và nạn thoái hóa tham nhũng trong Giáo hội đã làm cho con ngờ vực. Nạn tham nhũng đã làm cho con buồn nôn. Hành vi quyết định của Đức Joseph Ratzinger đã thuyết phục con ở lại với Giáo hội. Nhờ ngài, con còn ở lại!

Ngày ngài được bầu chọn, con đang quỳ nhưng cũng đã phải nhảy mừng lên, cũng như cuộc bầu chọn của cha đã làm cho con hân hoan, con mang nhiều hy vọng. Con nhảy đến máy vi tính, con chưa biết gì về cha.

Con phải thú nhận… khi Hồng y Tauran vui mừng tuyên bố tên cha, với một nét cười đùa, ngài như dò chừng được tầm ngạc nhiên thần thánh, đó là lần đầu tiên con nghe tên cha. Ngày lịch sử 13 tháng 3, sau khi khói trắng bốc dày đặc trên mái nhà Vatican, con có một cuộc phỏng vấn ở đài truyền hình. Con nhào lên Internet để biết cha hơn và để có nhiều thông tin hơn.

Con chim báo điềm lành

Đầu óc con còn nhớ mãi con chim đậu trên ống khói Nhà nguyện Sixtine, giống như đây là con chim báo điềm lành, báo rằng, có một Giáo hoàng đến từ bờ đại dương bên kia. Con dám tự tin nói: Khi đó con nghĩ Giáo hoàng sẽ đến từ châu Mỹ.

Con đã theo cha ngay từ những bước đầu tiên của cha, con đọc, con quan sát, con nghe và con thương cha. Con phải thú nhận, nghi thức các phụng vụ của cha làm con hơi ngạc nhiên, con đã có thói quen cầu nguyện với Đức Bênêđictô XVI, trong các buổi phụng vụ huy hoàng, rực sáng, cùng với đức tin và giản dị. Một phong cách quân bình đã đạt. Con đã thấy mình rất gần với phong cách này.

Con thấy cha đến gần người bệnh, người nghèo, người bị tù và các em bé. Con thán phục cha, cha rất thoải mái với các ký giả đến độ con khóc vì vui. Cha nói chuyện giống như các giáo sư của Trường Thánh Giá nơi con học trong thời gian ở Rôma: hình ảnh sắc bén, cấu trúc về mặt hình thức có ý nghĩa, chữ đúng và khéo léo cho cả phòng báo chí cũng như cho cả người đơn giản, giống như Chúa Giêsu ngày xưa dùng dụ ngôn để nói. Từ ngày đầu, con đã là fan về mặt truyền thông của cha.

Con đọc gần như tất cả các sách nói về cha: quyển của Andrea Tornielli, một trong các nhà vatican học yêu thích của con, quyển của tác giả Arnaud Bédat, ký giả đồng hương Thụy Sĩ với con, con vui và biết được cá tính của cha, con đọc bài của ký giả tùy viên hãng tin AFP Jean-Louis de la Vaissière, nhiều bài của các báo khác và trang mạng I.Media yêu thích của con.

Quyển sách của tác giả Austen Ivereigh, “Sự lên ngôi của một giáo hoàng triệt để” (The making of a radical Pope), đã giúp cho con có chữ để nói lên hy vọng trong lòng con. Thần Khí luôn cải cách Giáo hội, luôn đặt Giáo hội trong hình thức nguyên thủy của Ngài và kéo chúng con theo. Cầu nguyện và hối cải là các bài tập thao luyện để chúng con được khỏe mạnh.

Tại Ba Tây, con xin thú nhận con có hơi giận khi cha không gặp báo chí trên chuyến bay vượt Đại Tây Dương. Nhưng sau đó, con thấy mình đã lầm to khi trên chuyến về, cha đã thoải mái trả lời báo chí trong vòng một giờ. Cha đã chinh phục được con. Kết quả của “hậu chuyến đi” đã cho thấy tầm mức rộng lớn toàn cầu của cuộc họp báo của cha.

Pope Francis hears confession during penitential liturgy in St. Peter's Basilica at VaticanÁnh sáng của tòa giải tội

Nhờ cha mà đời sống thiêng liêng của con được tiến bộ, các bài giảng buổi sáng ở Nhà nguyện Thánh Mácta rất cụ thể, thực tế và minh triết, đượm nét tinh hoa của Thánh I-Nhã. Với đề nghị của cha, con đi nhanh đến tòa giải tội, cha không ngại xưng tội trước mọi người, từ đó con thấy các tội, các thiếu sót của con rõ hơn.

Các lời của cha là những lời khiển trách nhẹ nhàng yêu thương, nó không đè bẹp cũng không làm con có mặc cảm tội lỗi, nhưng thúc đẩy con hoán cải, để con không thoải mái, không yên ấm trong cái lạnh nhạt ương ương dở dở của con. Các lời của cha không làm cho con cảm thấy mình xấu vì nó chỉ chích lúc đó, như một loại nước thơm dùng cạo râu, làm cho con ngữi được hương hoa và lương tâm con được bình an.

Cha như một ông bụt, một Cha Têrêxa, không phải cha Calcutta, nhưng cha Buenos Aires. Cha nhắc cho con, đức tin không phải là để dấu phẫy thần học vào đúng chỗ của nó, nhưng trước hết đức tin ở trong đời sống cụ thể, bình thường và hàng ngày.

Đức Bênêđictô XVI thường bị giới truyền thông la ó. Từ năm 1982, tinh thần phục vụ trung thành và chính xác của ngài ở Bộ Tín Lý đã để lại một mối hận thù chống hành động trong sáng của ngài. Cha là người chưa ai biết từ ngày bầu chọn cha, Đức Bênêđictô XVI thì đã có thì giờ để nhìn các kẻ thù mạnh mẽ có từ lâu.

Tầm nhìn thấu suốt của cha về truyền thông

Truyền thông hóa trong triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI  không đưa ra ánh sáng đủ, các can thiệp của ngài không được loan lại, chúng bị kiểm duyệt hoặc bị phớt lờ. Trong khi triều giáo hoàng của cha thì đầy ánh sáng. Và khi nào thì cũng một vấn đề: quá ít và quá nhiều, cái gì quá cũng bị lệch.

Cha ở mọi nơi. Đúng là một hiện tượng. Nhưng cha lại trở thành để tài để thiên hạ trục lợi. Họ dễ dàng ở bên cha khi gió thuận chiều.

Con sững sờ chỉ một câu “chào buổi chiều, bonsoir” lại có thể làm cho người ta nghĩ là cha đồng ý hạ thành trì chân lý đức tin xuống, những chân lý chiếu sáng như ngôi sao trong đêm cho thế giới này. Cha sẽ chặt cụt bất khả ngộ, sẽ lật bàn, sẽ làm Giáo hội biến dạng, sẽ phủi bụi tín điều mà Đức Joseph Ratzinger dày công, kiên nhẫn xây dựng như chiếc đồng hồ của các công ty uy tín Thụy Sĩ làm.

Đa số thấy cha thay đổi điều cần thiết, cho tất cả và cho từng người, phải ở trong tình trạng được ơn để nhận Mình Thánh Chúa Giêsu. Nói cách khác, cha sẽ là người bỏ lệnh cấm rước lễ cho những người ly dị và tái hôn. Con nhìn các quan điểm của cha và không nghĩ cùng một cách. Con ngạc nhiên thấy câu nói cha trả lời phỏng vấn trên máy bay: “Nếu một người đồng tính mà họ chân thành đi tìm Chúa, thì tôi là ai mà phán xét họ?” bị rút ngắn lại chỉ còn: “Tôi là ai mà phán xét họ?”. Còn câu đầu nữa chi: Chân thành đi tìm Chúa.

Để kết thúc, con phải nói, con thấy cha như thấy ứng viên cao cả Joseph Ratzinger. Tháng 4 năm 2005, cha đã gác kiếm với các hồng y bạn để họ đừng bầu cha vào ghế Thánh Phêrô. Cha đã thuyết phục họ bầu người của tâm hồn cha: cánh tay mặt của Đức Gioan-Phaolô II.

Với cha, đó là Giáo hoàng mãi mãi, hành trình đức tin vang mãi trong không gian và thời gian, Chúa Giêsu Kitô tiếp tục được rao giảng mọi nơi, nhất là ở ngoài phòng thánh và ngoài thế giới tu hành chật hẹp, kín cổng cao tường. Cha tiếp tục chủ trì gia đình, một gia đình được  sinh ra ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, trong khi các cánh cửa khép lại và khóa lại.

Đức Phanxicô JuarezLòng thương xót

“Cuối cùng nhưng chưa hết!” Cha là Giáo hoàng của Lòng thương xót. Với cha, con đã hiểu vì sao Chúa Kitô gọi con, vì con là kẻ có tội. Lòng thương xót gọi. Lòng thương xót làm cho con đi ra khỏi bản thân con, ra khỏi cái xoàng xỉnh của con, các khuyết điểm, các nhược điểm của con, giống như ông Ladarô ở trong mồ: “Xin đi ra khỏi đây”. Các dây băng cuốn chung quanh vết thương của con rơi xuống và con nhảy nhót như người được tự do, say sưa với Thần Khí, để con gieo mình vào vòng tay yêu thương của Chúa Cha, người Cha của con.

Cha đã vẽ lịch sử Giáo hội với cây cọ của lòng thương xót. Đức Karol Wojtilà được chọn vì thiếu các thánh để làm gương cho chúng con. Đức Joseph Ratzinger được gọi vì Giáo hội bị hoang mang về tín điều. Giáo hội không có một hình ảnh đẹp vì thế Chúa chọn cha.

Với gương mặt của cha, với điệu bộ tựa như Don Camillo, đức tin bắt mắt, nhân hậu và làm cho người khác quan tâm đến. Cha nói cha không bao giờ xem truyền hình, nhưng biểu cảm trên gương mặt cha giống như một cửa sổ nhỏ, một hình ảnh của đức tin. Người khác thấy ở đó chiều sâu, chiều nội tâm, chiều nhân loại của nó: niềm vui, nỗi khổ, nụ cười, nước mắt, giận dữ và trắc ẩn.

Con kính phục cha. Các Giáo hoàng sẽ kế tiếp nhau, và rồi lúc nào thì cũng thế.

Nhưng với tất cả những sự này, trọng kính Đức Thánh Cha, con cám ơn cha đã chấp nhận chọn lựa này của Chúa, đã nói vâng với Thần Khí, để ở đây từ ba năm nay với chúng con, Giáo hoàng quý mến của chúng con.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …