Ngày thứ bảy 22 tháng 9, Rôma và Bắc Kinh loan báo một thỏa hiệp sơ khởi về việc bổ nhiệm các giám mục sau 67 năm cắt đứt. Một sự kiện lịch sử … với các đường nét vẫn chưa rõ ràng. “Ngày 22 tháng 9 chắc chắn sẽ đi vào lịch sử: chính hôm nay, trong khi Đức Giáo hoàng bắt đầu chuyến tông du ở các nước Baltic, thì có việc ký kết một thỏa hiệp tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa Thánh về việc bổ nhiệm các giám mục, một thỏa hiệp có được sau khi có các cuộc đàm phán lâu dài và kiên nhẫn.” Đó là những lời của ông Giovanni Maria Vian, giám đốc nhật báo Vatican chào mừng sự kiện. Được công bố nhiều lần là sắp hoàn thành, được nhiều người mong chờ, ngày thứ bảy 22-9, Vatican công bố thỏa hiệp nhưng chưa nêu chi tiết về các điều kiện cho các lần bổ nhiệm giám mục sắp tới. Chúng ta chỉ biết đó là các “ước tính định kỳ đã được tiến hành”. Nhưng được hợp thức hóa ngay lập tức bảy giám mục bất hợp pháp và việc dự trù thành lập một giáo phận mới phía bắc Bắc Kinh, gần Vạn lý Trường thành và hứa hẹn một sự đối thoại chính thức với chính quyền Trung quốc. Về phần mình, bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc bảo đảm Trung quốc và Tòa Thánh sẽ “tiếp tục duy trì trao đổi và cải thiện các quan hệ song phương”. Như thế về mặt lịch sử, các quan hệ trong thời điểm này không có tính cách ngoại giao. Trung quốc đòi hỏi các đồng minh của mình phải cắt đứt liên lạc ngoại giao của họ với Đài Loan. Vatican là một trong mười bảy Quốc gia cuối cùng còn công nhận Đài Loan và không có ý định thay đổi quyết định. Ngày chúa nhật 23 tháng 9, Hiệp hội Yêu nước và Hội đồng giám mục công giáo Trung quốc, cả hai có cùng trang mạng đã công bố bản công bố như sau: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc một cách độc lập, hỗ trợ thỏa hiệp này trong việc bổ nhiệm các giám mục.” Và nhấn mạnh với lời lẽ mang tính tuyên truyền, trung thành với chỉ thị của chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng tôi bảo vệ truyền thống của chúng tôi, vừa yêu đất nước vừa yêu Giáo hội, nguyên tắc của một Giáo hội được quản trị một cách độc lập, trong tiến trình hán hóa và tiến đến xã hội chủ nghĩa.” Thỏa hiệp này thật sự có để tiếng nói cuối cùng cho giáo hoàng không? Sự thận trọng vẫn phải giữ. Giáo hội chui có được Bắc Kinh chấp nhận không? Trong số bảy giám mục chính thức, được phong mà không có thỏa thuận của Tòa Thánh, từ nay được Rôma chấp nhận, có giám mục Phaolô Lei Shiyin, 54 tuổi. Giám mục này không phải là không quen thuộc với chúng tôi. Chúng tôi đã gặp ở Lạc sơn, thành phố miền nam tiểu bang Tứ Xuyên sau khi giám mục bị vạ tuyệt thông tháng 7 năm 2011. Vào thời điểm đó, giám mục Lei Shiyin là giám mục bất hợp pháp, nhưng lại là phó chủ tịch Hiệp hội Yêu nước, nhưng giám mục không buồn về chuyện này. Chính quyền vừa hỗ trợ giám mục trong việc xây dựng một nhà thờ chính tòa mới, rất lớn và trang hoàng lộng lẫy, được khánh thành vào năm 2015. Một số người còn cáo buộc giám mục này đã có nhiều tì thiếp và họ đã có nhiều con. Một tu sĩ Dòng Tên ở Đài Loan giải thích: “Các trường hợp như trường hợp của giám mục Lei thì gai góc, đặc biệt là chính phủ dùng những tình huống tế nhị này để kiểm soát những người ở đó.” Việc các giám mục chính thức được thuận tiện hay không, hậu quả của thỏa hiệp này như hồng y Quốc Vụ Khanh Parolin đã cho biết: “Đây là lần đầu tiên từ hàng chục năm nay, các giám mục Trung quốc bây giờ ở trong sự hiệp thông với Giám mục Rôma”. Bây giờ chúng ta phải hy vọng các giám mục chui, cho đến nay ở dưới sự kiểm soát của cảnh sát và bị quản thúc tại gia sẽ được tự do và được chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn công nhận. Nếu đúng như vậy thì giám mục Melchior Shi Hongzhen, giám mục chui lớn tuổi của Thiên Tân sẽ có thể được phục hồi ở nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, một thành phố có 15 triệu dân. Giám mục Hongzhen không có tin tức từ hai năm nay, ngài sống lén lút trong ngôi nhà thờ đổ nát gần vành đai đường cao tốc. Dù sao đây là ý muốn của Đức Giáo hoàng theo như lời của hồng y Parolin: “Đức Phanxicô cũng như các vị tiền nhiệm trực tiếp của ngài quan tâm đặc biệt và chăm sóc đặc biệt người dân Trung quốc. Cần có sự thống nhất, cần có niềm tìn và một động lực mới, được công nhận bởi người thừa kế ngôi Thánh Phêrô và các nhà cầm quyền dân sự hợp pháp của đất nước họ.” Ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh cũng tuyên bố trong đường hướng này: “Mục tiêu của thỏa hiệp không phải là chính trị, nhưng là mục vụ, để các tín hữu có được các giám mục hiệp thông với Rôma và cùng một lúc được các nhà cầm quyền Trung quốc chấp nhận.” Ông nhấn mạnh, đây là bước khởi đầu của một tiến trình. Cố gắng của các Giáo hội tin lành bất hợp pháp Chúng ta ghi nhận, người công giáo ở Trung quốc chỉ có khoảng mười hai triệu tín hữu trong một đất nước có một tỷ bốn trăm triệu dân. Trong khi đó có đến sáu mươi triệu tín hữu tin lành, chắc chắn con số này còn nhiều hơn vì đây không phải là con số chính thức và các nhà thờ tin lành không có nóc chuông cũng như không có thánh giá treo bên ngoài, nhưng ở gần khu dân cư, phù hợp cho một đô thị hiện đại hóa với một tốc độ nhanh phi mã. Mùa hè này tại Bắc Kinh, chúng tôi quen cô Clémence, một phụ nữ Trung quốc có tên Pháp sau khi cô học ngành thương mãi ở thành phố Poitiers và cô trở lại kitô giáo. Cô cho biết: “Vào thời đó, tôi bị đánh động bởi cuộc tấn công ở nhà hát Bataclan, tôi cần chỗ để đến cầu nguyện. Tôi đi với một cô bạn vào nhà thờ công giáo, các bà ở đây cho tôi biết, thánh lễ không dành cho du khách. Phản ứng của họ làm tôi thất vọng. Khi đó tôi đến một ngôi chùa ở gần nơi tôi thực tập ở Aubervilliers.” Một nhà thờ được các chủ nhân ông ở Ôn châu, bang Triết giang xây. Bây giờ Clémence là trụ cột của một cộng đồng kitô hữu nhỏ, có trụ sở ở lầu năm của một tòa nhà gồm các cửa hàng và văn phòng, giữa hai tiệm ăn. Ngày chúa nhật sau thánh lễ, cô và các cô bạn đi thăm người bệnh ở một bệnh viện gần đó. Cô cho biết: “Trong nhà thờ này, chúng tôi có cả trăm người đi lễ sáng chúa nhật và khoảng hai mươi người học Thánh Kinh buổi chiều, tôi nghĩ không ai theo dõi chúng tôi. Người mục tử muốn làm gì họ muốn, miễn là họ không can thiệp vào chính trị.” Đó là các người tin lành của Giáo hội gọi là bất hợp pháp này, đôi khi còn xa vời và bất đồng chính kiến, có thể bị chính quyền giận dữ. Vì thế đã có các vụ phá hủy các nhà thờ quá đập mắt và đã có các cuộc bố ráp của cảnh sát đến nhà các mục sư, các vụ này được các tổ chức Phi Chính Phủ Mỹ-Trung ghi nhận. Và cũng có thể các người công giáo chui, những người chống đối sự kiểm soát đức tin của chính quyền Trung quốc sẽ theo đuổi con đường của mình, họ sẽ gia nhập các cộng đoàn kitô hữu này dù ở tổ chức nào. Như thế rất khó để nói đâu là hệ quả thật sự của thỏa hiệp này, một thỏa hiệp được Vatican cho là “sơ khởi.” Một câu châm ngôn của Trung quốc có thể phù với tình hình hiện tại: “Rôma không được xây trong một ngày” (Xuyao yige guocheng).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch Nguồn: phanxico vn
|
Xem thêm
SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ
Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …