Câu chuyện cải đạo của Jacques và Raissa Maritain là nguồn cảm hứng cho nhiều người đã chán nản với cuộc sống và bị cám dỗ để thực hiện các biện pháp tuyệt vọng.
Báo chí và truyền hình đưa tin về việc đại dịch Covid-19 đã tước mất hy vọng của nhiều người như thế nào. Tuy nhiên, đó không phải là loại virus gây hại cho Jacques và Raissa, mà là một thứ tương tự – cảm giác về sự vô nghĩa của cuộc sống. Do đó, thông điệp tích cực của họ có thể áp dụng cho bất kỳ ai đang gặp khó khăn trong thời đại ngày nay.
Jacques và Raissa là sinh viên ĐH Sorbonne ở Paris. Họ hưởng chế độ ăn uống ổn định theo thuyết tương đối khoa học và thuyết hoài nghi triết học được cung cấp dưới sự bảo trợ dường như hoàn hảo. Họ phải đối mặt với chương trình sự sống không mục đích. Hoàn toàn chán nản, họ quyết định lấy mạng sống của chính mình thay vì tuân theo một kiểu trải nghiệm thú tính ở nơi chỉ có của cải vật chất và những thú vui phù du mới được coi là quan trọng. Họ cảm nhận được sự cao quý nào đó trong tâm hồn nên đã không cho phép họ chấp nhận cuộc sống vô nghĩa. Hành động anh hùng mà họ có thể làm khi đối mặt với thế giới vô nghĩa là từ chối sống trong đó.
Nếu một người mua một chiếc Rolls Royce và phát hiện ra mình không thể khởi động nó, đó là sự thất vọng. Nếu một người chết khát và không có nước, đó là sự tuyệt vọng. Nhưng nếu bản thể bên trong của một người không thể bắt đầu vì không có gì trên thế giới này để chứa đựng nó, đó là “sự lo lắng siêu hình.” Nhìn lại sự dằn vặt này trong nhiều năm sau đó, Raissa cho biết: “Đúng là tôi đã có nỗi khổ khác, thường là nỗi buồn lớn, nhưng nỗi khổ đặc biệt này tôi chưa hề biết đến. Người ta không quên cửa tử.”
Cái chết sẽ không ngay lập tức. Jacques và Raissa đã mở rộng uy tín tới mức hoàn vũ trong một năm. Nếu họ không thể tin rằng cuộc sống có ý nghĩa trong thời gian đó, họ sẽ tiếp tục với kế hoạch của mình. Tuy nhiên, cảm giác cao thượng đó đã được chứng minh là nấc thang đầu tiên mang lại cho cuộc sống của họ không chỉ về ý nghĩa, mà còn là một thứ sẽ tràn vào cuộc sống của vô số người khác. Nó sẽ hướng họ đến ơn gọi của họ. Theo lời của Raissa, nó sẽ “giải cứu chúng ta khỏi một thế giới vô dụng và nham hiểm.”
Thông minh mà không có đối tượng thích hợp thì vô nghĩa, đó là sự thật. Đó là chìa khóa không có ổ khóa. Theo gợi ý của người bạn Charles Péguy, họ đăng ký một khóa học với Henri Bergson, người đoạt giải Nobel xuất sắc và chỉ cho họ cách trí thông minh có thể nắm bắt được cả sự thật và ý nghĩa. Thỏa hiệp tự sát đã bị hủy bỏ. Ý thức nội tại của họ về cái tuyệt đối đã được xác định.
Jacques và Raissa đã gặp một số cá nhân phi thường, những người đã cung cấp thêm sự tỉnh ngộ. Leon Bloy, một tiểu thuyết gia có sức lôi cuốn đã giới thiệu họ về Công giáo và có mặt tại lễ rửa tội của họ. Theo gợi ý của L’Abbe Humbert Clerissac, các tác phẩm của Thánh Tôma Aquinô đã đi vào cuộc sống của họ. Jacques nói: “Thật khốn cho tôi nếu tôi không Tôma hóa.” Ông đã tìm thấy đam mê và con đường sự nghiệp của mình. Raissa đã viết trong cuốn hồi ký: “Ơn gọi của Jacques phải là đưa ra ánh sáng các lực quan trọng của học thuyết Tôma… để mở rộng toàn bộ biên giới của nó theo cách chặt chẽ nhất đối với các nguyên tắc của nó, để đưa nó vào thực tế hiện sinh của sự vận động văn hóa và triết học.”
Nếu một người tìm ra chân lý, người đó sẽ tìm thấy con đường dẫn đến Chân Lý tối cao là Thượng Đế. Bước tiếp theo của Jacques và Raissa là khám phá ra Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và cảm nghiệm ân sủng dồi dào của Ngài. Sự tiến triển từ trí thông minh đến chân lý, đến Thiên Chúa, đến Đức Kitô, và ân sủng đã đặt nền tảng cho ơn gọi của họ, nghĩa là một nơi trên thế giới họ có thể tận hưởng cuộc sống và sinh ích cho người khác.
Ánh sáng lấp lánh đó hiện hữu trong tất cả chúng ta. Chúng ta không phải là những sinh vật ngẫu nhiên không có bản đồ đường đi bên trong, sinh sống ở một hành tinh xa lạ. Ánh sáng đó hiện hữu để tạo ra chuyển động đi lên của chúng ta đến các cấp độ ý nghĩa cao hơn và phong phú hơn. Một số triết gia khác đã thực hiện một hành trình tương tự, mặc dù khác nhau ở mỗi người. Đây là mười triết gia cải đạo theo Giáo hội Công giáo: Mortimer Adler, Elizabeth Anscombe, Frederick Coplestone (S.J.), Peter Geach, Alasdair MacIntyre, Gabriel Marcel, Marshall McLuhan, Max Scheler, Edith Stein và Dietrich von Hildebrand. Nhiều nhà tư tưởng đương thời tin rằng triết học không phải là điểm cuối cùng, mà là điểm khởi đầu.
Người ta đã nhiều lần nói rằng cuộc đời là một chuyến đi. Hình ảnh này đã được lặp đi lặp lại rất thường xuyên bởi vì nó vẫn là điều hiển nhiên. Điểm kết thúc của nó có thể không ở trong tầm nhìn, nhưng trong mỗi chúng ta có một chiếc la bàn chỉ phương hướng. Hành trình này có vài cột mốc quan trọng. Chúng ta đề cập năm cột mốc: Sự thật, Thiên Chúa, Đức Kitô, Giáo Hội và sự dồi dào của ân sủng. Chúng ta cần niềm tin, hy vọng và tình bạn để giữ chúng ta đi trên con đường đúng đắn. Trên tất cả, chúng ta không nên tuyệt vọng ở điểm xuất phát.
Bà Raissa đã viết hai cuốn hồi ký về cuộc đời của bà với Jacques: We Were Friends Together and Adventures in Grace. Bà cũng là một thi sĩ có hạng. Ông Jacques đã viết hơn 60 cuốn sách triết học và trở thành người phát ngôn hàng đầu cho tư tưởng của Thánh Tôma Aquinô trong thế kỷ 20. Thánh GH Phaolô VI gọi ông là “thầy của tôi” và như “un santo” – một vị thánh. Ông đã dành những ngày cuối đời trong cộng đoàn Tiểu Đệ Chúa Giêsu (The Little Brothers of Jesus) ở Toulouse – Pháp quốc, tuyên khấn năm 1961, và qua đời năm 1973, thọ 91 tuổi.
Tất cả chúng ta đều cần chuyển đổi, theo hình thức này hay hình thức khác. Chúng ta được tạo ra để chuyển đổi, mặc dù chú ng ta không thể đạt được điều đó một mình. Sự chuyển đổi của Jacques và Raissa Maritain nên là mô hình cho chúng ta, đặc biệt đó là mô hình mạnh mẽ cho những ai đã tiếp cận “cửa tử.”
DONALD DEMARCO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Thượng tuần tháng 06-2021