Home / Chia Sẻ / Trầm tư Gioan Tông đồ

Trầm tư Gioan Tông đồ

 

(St John 28-12) TramTuGioanTongDoThánh Gioan là nhân vật bí ẩn trong sách Công Vụ, điều này phù hợp với một tác giả sách Tin Mừng cao siêu về thần học. Trong một số văn chương thần bí, Thánh Phêrô và Thánh Gioan được coi là các nhân vật có cá tính mạnh: Thánh Gioan biểu hiện cái đầu (tư tưởng, suy niệm, nội tại), Thánh Phêrô biểu hiện trái tim (hành động, rao giảng, ngoại tại).

Thánh Gioan được mô tả là người điềm đạm và bình tĩnh, được tựa đầu vào ngực Thầy Giêsu trong Bữa Tiệc Ly và không chạy trốn khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, xứng đáng là người con ưu tú được trao phó cho Mẹ Thiên Chúa.

Còn Thánh Phêrô là người nóng tính, xốc nổi, đã thẳng tay rút gươm chém đứt tai của Man-cô (Malchus). Thánh Phêrô được khen vì đã tuyên xưng Thầy Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng rồi cũng lại bị Thầy Giêsu gọi là Satan vì dám cản Thầy Giêsu chịu đau khổ. Thánh Phêrô bốc đồng như phần cài đặt mặc định, chỉ có thể điềm đạm và bình tĩnh sau khi Chúa Giêsu lên trời và Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Cả hai người đều hiện diện với nhau trong nhiều trình thuật của sách Công Vụ:

– Thánh Gioan có mặt với những người khác sau khi Chúa Giêsu lên trời.

– Thánh Phêrô và Thánh Gioan cùng tới Đền Thờ và Thánh Phêrô đã chữa lành cho một người què bẩm sinh (Cv 3). Điều này cho chúng ta thấy rằng hai người đi cùng nhau và tiếp tục quan sát việc thờ phượng của người Do Thái. Thánh Phêrô là người năng động, nhưng vẫn nhấn mạnh vai trò thứ hai của Thánh Gioan là người-được-Chúa-Giêsu-yêu-quý.

– Trong chương 4, Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều bị chất vấn bởi hội đồng Sanhedrim (Tòa án Tối cao Do Thái). Hai ông Phêrô và Gioan đáp lại: “Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông thử xét xem!” (Cv 4:19). Rõ ràng là Thánh Phêrô nói thay cho cả Thánh Gioan.

– Trong Cv 8:9-13, Thánh Phêrô và Thánh Gioan cùng gặp pháp sư Simon Magus.

Rồi Thánh Gioan không hề nói lời nào trong sách Công Vụ. Có một người tên là “Gioan” được nhắc tới trong nửa sau của sách, nhưng không là người-được-Chúa-Giêsu-yêu-quý. Tại sao Thánh Gioan im lặng?

Chắc chắn chúng ta không thể nói điều đó không liên quan ngài, hoặc ngài không xuất hiện cùng Thánh Phêrô vào những lúc quan trọng. Thánh Phaolô cho chúng ta biết Thánh Gioan là “cột trụ” của Giáo hội ở Giêrusalem, cùng với Thánh Giacôbê và Kêpha (Gl 2:9). Chúng ta cũng có thể nói rằng Thánh Gioan đã dự Công đồng Giêrusalem và là thành phần tạo nên sự quyết định. 

Trong sách Công Vụ, Thánh Gioan luôn để Thánh Phêrô đi trước, vì ngài còn trẻ còn Thánh Phêrô lớn tuổi rồi: Kính lão đắc thọ mà. Thánh Phêrô thành công trong việc đánh cá cùng với gia đình ông Dêbêđê, kể cả Thánh Gioan và người anh là Thánh Giacôbê. Nếu Thánh Phêrô không là “giám đốc” thì ít nhất cũng là thành viên thâm niên.

Thánh Gioan đến mộ Chúa Giêsu trước nhưng lại chờ cho Thánh Phêrô vào trước (Ga 20:7). Thánh Gioan đã nhận biết Chúa-Giêsu-phục-sinh trước nhưng chính Thánh Phêrô lại nhảy xuống nước và bơi vào bờ trước (Ga 21:7). Thánh Phêrô, asks what will be the fate of Thánh Gioan (Ga 21:20).

Trong mọi thứ, Thánh Gioan luôn nhường quyền cho Thánh Phêrô.

Thi ca tuyệt vời của Thánh Gioan đã tạo nên nền tảng Kitô giáo của Giáo hội. Các Giáo hội Đông phương gọi ngài là Thần học gia. Phần suy niệm về Thánh Gioan trong “Các Tông Đồ”, ĐGH Biển Đức XVI kể một truyền thống được ghi lại trong ngụy thư Công Vụ Gioan (Acts of John). Sách này mô tả người-được-Chúa-Giêsu-yêu-quý không chỉ là một trong những người lãnh đạo Giáo hội (cùng với nhị vị Phêrô và Phaolô) mà còn là “người thông truyền đức tin khi gặp các linh hồn hy vọng được cứu độ” (x. Công Vụ Gioan 18:10 và 23:8).

Phúc Âm theo Thánh Gioan là kết quả của sự suy niệm lâu dài và sâu sắc về Chúa Giêsu mà ngài đã biết và những điều mà ngài đã chứng kiến. Thánh Gioan là người trẻ trung, lặng lẽ, trầm tư, lắng nghe, tuân thủ, và tiếp thu.

Thánh Gioan im lặng đến nỗi cho phép ngài nghe được Thần Khí ca hát trong linh hồn ngài bằng những lời có sức định hình sự hiểu biết của ngài về nguồn gốc và sự cấu thành của mọi thứ: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1:1).

Sách Công Vụ cho chúng ta biết Thánh Gioan nghe được sự thật này, nhưng không cho chúng ta nghe thấy ngài. SỰ hiện diện của ngài với Thánh Phêrô cho thấy quyền bính của ngài. Sự im lặng của Thánh Gioan cho thấy sự khôn ngoan của ngài, như tác giả Thánh Vịnh khuyên nhủ: “Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá” (Tv 37:7).

Thánh Gioan kiên nhẫn chờ đợi suốt 50 năm sau khi các sự việc được ghi lại trong sách Công Vụ trước khi đặt bút viết Phúc Âm thứ tư. Đó là sự im lặng sản sinh điều kỳ diệu. Ước gì mỗi chúng ta đều biết im lặng và lắng nghe tiếng gọi nhỏ nhẹ nhất dành riêng cho mỗi người, như Thánh Gioan vậy.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Patheos.com)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …