Home / Chia Sẻ / Tôn Danh Đức Mẹ

Tôn Danh Đức Mẹ

 

TonDanh DucMeTrong các điều về Công giáo, có thể bị hiểu lầm nhiều nhất là các danh xưng của Đức Mẹ. Đa số người ta cảm thấy rằng các danh xưng này và các việc sùng kính liên quan đều coi Đức Mẹ quan trọng hơn Chúa Giêsu. Cân nhắc một chút: Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương các Thiên Thần, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, v.v…; người ngoài Công giáo thấy các danh xưng này và các danh xưng khác là thừa hoặc không cần thiết, như vậy lời than phiền phổ biến nhất là người Công giáo đã biến Đức Mẹ thành Nữ Thần và do đó mà phạm tội thờ ngẫu tượng (guilty of idolatry).

Các tước hiệu của Đức Mẹ có nền tảng Kinh Thánh. Tuy nhiên, anh em Tin Lành đã cắt bỏ 5 thế kỷ trong Truyền thống các Tông đồ về các truyền thống sùng kính phát xuất từ đức tin, bị thất lạc nên không thể tìm lại. Khi các nhà cải cách bác bỏ sự hiện diện thật của Đức Kitô – Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính trong Bí tích Thánh Thể, họ chia thành 4 bản tính riêng biệt mà qua thời gian đã bị tản mác như thực tế buồn ngày nay của hơn 35.000 nhóm độc lập tự nhận mình là các Giáo hội theo giáo phái, nhóm cầu nguyện, nhóm thờ phượng, nhóm tôn sùng, v.v…

Quá buồn vì có nhiều người Công giáo không hiểu các danh xưng của Đức Mẹ. Thật vậy, nhiều người đã xa rời đức tin vì không hiểu Đức Mẹ trong đời sống của Giáo hội. Trong các tước hiệu của Đức Mẹ, có bốn Tín điều của Giáo hội: Mẹ Thiên Chúa, Trọn Đời Đồng Trinh, Vô Nhiễm, và Mông Triệu (lên trời). Các Tín điều này gắn liền với Kitô hữu, nhưng trung thành cũng phải hiểu rõ, phải học hỏi giáo lý rạch ròi chứ không chỉ ở mức an toàn để không lệch lạc mà quan trọng hơn là thấu hiểu và yêu mến, có thể chia sẻ với người khác về vẻ đẹp của chiều kích đức tin về Đức Mẹ.

Chắc chắn mẹ của mọi danh xưng của Đức Mẹ phải là Tín điều đầu tiên về Đức Mẹ: Theotokos, Người Mang Thiên Chúa hoặc Mẹ Thiên Chúa. Tín điều này đã được tuyên bố năm 431 khi các giám mục nhóm họp tại Công đồng Êphêsô để giải quyết tà thuyết Nestorian đã tách rời hai con người nơi Đức Kitô – một phàm nhân và một thần nhân – ngược với giáo huấn của Giáo hội về sự kết hiệp thực thể của thần tính và nhân tính (hypostatic union of the divine and human natures) trong MỘT CON NGƯỜI của Chúa Giêsu Kitô. Cũng theo tà thuyết này, Đức Mẹ chỉ là mẹ của Chúa Giêsu phàm nhân, chứ không là mẹ của Chúa Giêsu thần nhân. Khi kết án tà thuyết này, Tín điều đầu tiên về Đức Mẹ đã được Giáo hội tuyên bố.

Văn bản cổ cho thấy chứng cớ về tính thần mẫu của Đức Mẹ (Mary’s divine maternity) trong Kinh Thánh. Thánh Elidabet được Chúa Thánh Thần linh hứng nên đã gọi Cô em Maria là “Mẹ Thiên Chúa” (Lc 1:43). Từ ngữ Chúa, adonai trong tiếng Do Thái, là danh xưng dành cho Thiên Chúa. Theo đặc ân đơn giản đó, Đức Mẹ là mẹ của Đấng Cứu Thế, Đức Mẹ có vai trò đặc biệt. Sau khi giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và giao phó Thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa Giêsu kết thúc việc hiến tế của Ngài trên trần gian và nói: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30). Sứ vụ của Chúa Giêsu hoàn tất, Tông Đồ đầu tiên là Đức Mẹ, Kitô hữu đầu tiên và Khuôn Mẫu của Giáo hội, nhận lấy vai trò Hiền Mẫu tâm linh của Cuộc Sáng Tạo Mới. Điều này giới thiệu cho chúng ta một danh xưng tất yếu: Đức Mẹ Nữ Vương (Vương Mẫu hoặc Thái hậu, Queen Mother).

Tại vương quốc Giuđêa, Đức Mẹ Nữ Vương trị vì cùng Đức Vua. Cả 22 Vương triều Đa-vít đều nói tới trong sách các Vua 1 và 2, trong sách Biên niên sử 1 và 2, liệt kê cả 22 Thái Hậu. Điều quan trọng này không mất khi các Giáo phụ thành lập các giáo lý từ những sự thật được Thiên Chúa mặc khải trong Kinh Thánh và Tông Truyền.

Đó là Vua Solomon, con Vua Đa-vít, người thiết lập chức Thái Hậu khi ông đặt mẹ Bathsheba trị vì cùng với ông (1 V 2:19). Sau đó, chức gebirah (Thái Hậu) trở thành nét nổi bật của Vương triều Đa-vít. Thật thú vị, chức năng của Thái Hậu là can thiệp giúp (cầu thay nguyện giúp) để vua chú ý nhu cầu của nhân dân. Đức Mẹ là sự hoàn tất Giao Ước Mới (New Covenant) của Thái Hậu trong Vương triều Đa-vít khi cùng Chúa Con trị vì và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

Một trong các danh xưng khác của Đức Mẹ là Đức Trinh Nữ. Từ thời sơ khai, các Kitô hữu đã tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh. Điều này bị thách thức trong năm 380 vì một giám mục có ý tà thuyết là Giám mục Helvidius, đã giải thích “anh em” của Chúa Giêsu trong Kinh Thánh là “những đứa con khác của Đức Mẹ và Đức Thánh Giuse”. Thánh Giêrônimô nói về ý này: “Đó là kỳ quặc, quỷ quái, và dám lăng mạ đức tin của cả thế giới”. Ngài đã trích dẫn Kinh Thánh và các giáo huấn của các Giáo phụ Inhaxiô, Polycarip, Irênê, và Justin (tử đạo) để bảo vệ Tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh.

Các vị cùng thời với Thánh Gieronimo – các Thánh Ambrosio, Gioan Chrysostom, và Augustino – kể cả các Giáo phụ sau đó cũng đồng ý với Tín điều này. Tại Công nghị Laterano năm 659, Thánh GH Martin I đã chính thức tuyên bố Tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh (Dogma of Perpetual Virginity of Mary): Đức Mẹ vẫn đồng trinh – trước, trong và sau khi sinh Chúa Giêsu (ante partum, in partu, et post partum).

Sự đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ được các Giáo phụ Thời cải cách (Fathers of the Reformation) tán thành: Luther, Zwingli và Calvin cương quyết bảo vệ sự đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ, nhưng không may đã thất lạc các chi tiết của Thời cải cách. Nhưng thật thú vị, những người theo Mohammad cũng tin giáo lý này, có một đoạn trong kinh Koran: Bà vẫn còn đồng trinh… Chúng ta đã hít thở Thần Khí trên Bà. Chúng ta làm cho Bà và Con của Bà trở nên Dấu hiệu của thế giới” (Sura 66 v. 12). Hồi giáo gọi Đức Mẹ là Maryam (Maria) và coi Đức Mẹ là phụ nữ vĩ đại nhất trong các phụ nữ; vài câu trong kinh Koran chứng thực điều này. Trên giường bệnh, Mohammad đã nói với con gái Fatima của ông rằng cuối đời của cô khi cô vào Thiên Đàng, chỉ có một phụ nữ lớn hơn cô là Sayida (danh xưng của Hồi giáo dành cho Đức Mẹ).

Chúng ta thường xưng tụng Đức Maria là Đức Mẹ Mân Côi, Đức Mẹ Hòa Bình và Đức Mẹ Thượng Lộ Bình An, Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành (Good Counsel). Trong các Giáo hội Latin và Đông phương, trong mọi nền văn hóa mọi thời và mọi miền, Mẹ Thiên Chúa được gọi là Đức Mẹ, Nữ Vương, Trinh Nữ, hoặc Đức Mẹ của địa hạt của họ – ví dụ: Đức Mẹ Việt Nam, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ Campuchia, Đức Mẹ Thái Lan, Đức Mẹ Hoa Kỳ,…

Có ba kinh cầu dành cho Đức Mẹ. Được biết nhiều nhất là Kinh cầu Đức Trinh Nữ, được ĐGH Sixtô V phê chuẩn năm 1557, gồm bảy danh xưng và tước hiệu trong các lời cầu. Đôi khi được gọi là Kinh cầu Loreto, nơi được đọc lần đầu vào năm 1558. Một số lời cầu có trước thời đó, từ khoảng thế kỷ XI.

Sự hạn chế không gian khiến chúng ta không thể nghiên cứu về mỗi danh xưng và mỗi tước hiệu. Dựa trên Kinh Thánh cũng đủ – trong Cựu ước và các mối quan hệ đặc biệt với Một Chúa Ba Ngôi (One Triune God).

Đức Mẹ là Ái Nữ của Chúa Cha, là Tân Nương của Chúa Thánh Thần, là Thân Mẫu của Đấng Cứu Thế, là Hiền Mẫu của chúng ta và là người khuyên: “Hễ Người bảo gì thì cứ việc làm theo” (Ga 2:5).

ED DE VERA

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

Xem thêm

JESUS & LEPER

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh, của Lm Minh Anh

CHÚA MUỐN “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”. “Ở Nga, …