Home / Chia Sẻ / TỘI KIÊU NGẠO

TỘI KIÊU NGẠO

TỘI KIÊU NGẠOKiêu ngạo trái ngược với khiêm nhường. Thế nào là kiêu ngạo?

Định nghĩa: “Kiêu ngạo là lòng yêu quá mức đối với sự ưu tú của mình – về ngoại hình, trí tuệ hoặc sự vui thú phi pháp do chúng ta nghĩ không có ai hơn mình.” (trích từ cuốn “Bảy Tội Chính” của TGM Fulton J. Sheen, trang 37 – một tác giả viết nhiều sách Công giáo hay.)

Bảy con quỷ trong Kinh Thánh tượng trưng cho bảy mối tội của con người: kiêu ngạo, tham lam, dâm dục, hờn giận (thù hận), mê ăn uống, ghen ghét (đố kỵ), lười biếng.

Chòm sao của bạn “tương ứng” với gì? Người ta phân định như sau:

– Bạch Dương: Sự Phẫn Nộ – Wrath.

– Kim Ngưu: Sự Phàm Ăn – Gluttony.

– Song Tử: Sự Trụy Lạc – Lust.

– Cự Giải: Sự Lười Biếng – Sloth.

– Sư Tử: Sự Kiêu Ngạo – Vanity.

– Xử Nữ: Sự Đố Kỵ – Envy.

– Thiên Bình: Sự Phàm Ăn – Gluttony.

– Hổ Cáp: Sự Phẫn Nộ – Wrath.

– Nhân Mã: Sự Trụy Lạc – Lust.

– Ma Kết: Sự Kiêu Ngạo – Vanity.

– Bảo Bình: Sự Tham Lam – Avarice.

– Song Ngư: Sự Đố Kỵ – Envy.

Làm sao chiến thắng thói kiêu ngạo? Đây là các chiến lược để có sự bình an tâm hồn và tính xác thực:

  1. BÍ TÍCH và CẦU NGUYỆN

– Thường xuyên rước lễ và xưng tội ít nhất mỗi tháng một lần: Bạn không thể có các niềm đam mê đạo đức này nếu không có Ơn Chúa.

– Hằng ngày đọc một chục kinh Mân Côi để sống khiêm nhường hơn. Đức Mẹ là Nữ vương Khiêm nhường và là Đấng cầu bầu cho chúng ta với Chúa Giêsu

  1. CHÚNG TA LÀ THỤ TẠO, ĐƯỢC THIÊN CHÚA DỰNG NÊN VÌ VINH QUANG NGÀI

“Thật vậy, nào có ai coi bạn hơn kẻ khác đâu? Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1 Cr 4:7)

  1. GƯƠNG KHIÊM NHU CỦA CHÚA GIÊSU

“Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13:13-15)

  1. ĐƯỢC và ĐÒI

Nếu bạn nhận được nhiều thì Thiên Chúa sẽ đòi lại nhiều hơn. Như vậy đừng coi mình hơn người khác, vì bạn sẽ bị xét đoán nhiều hơn trong mắt Thiên Chúa. “Ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.” (Lc 12:48)

  1. NHẬN BIẾT ƠN CHÚA ĐIỀU TIẾT MỌI VIỆC TỐT CỦA CHÚNG TA

“Công trạng của con người trong đời sống Kitô hữu đối với Thiên Chúa sinh ra từ việc Thiên Chúa đã chọn để liên kết con người với hồng ân của Ngài. Hành động của Thiên Chúa là chính sáng kiến của Ngài, rồi tùy con người tự do hợp tác với Ngài để công trạng của việc lành góp phần vào hồng ân Thiên Chúa trước, sau là góp phần vào lòng tín trung. Vả lại, chính công trạng của con người là vì Chúa, vì điều tốt lành của Ngài thực hiện nơi Đức Kitô, nhờ Chúa Thánh thần thiên phú và nâng đỡ.” (GLCG, 2008)

  1. NGÔN HÀNH CHÂN THÀNH ĐI ĐÔI

Hãy thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với lòng chân thành, nhất là với những người mà bạn yêu thương!

  1. HÃY LẮNG NGHE VỚI LÒNG YÊU THƯƠNG, CHÚ TÂM VÀ CẢM THÔNG

Người ta có thể cho bạn biết bạn phải “chịu đựng” họ hay thực sự yêu thương họ. Nhân vô thập toàn. Người ta chịu đựng mình thì mình cũng phải chịu đựng người ta.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Catholic.net)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN