Home / Chia Sẻ / Tình yêu có đủ mạnh?

Tình yêu có đủ mạnh?

 

TinhYeuCoDuManhKhả dĩ tin vào tình yêu? Đối với văn hóa của chúng ta, tình yêu có vẻ ngồ ngộ, thú vị, đáng ao ước, và có thể là cần thiết… nhưng chắc chắn không đáng tin. Nó có vẻ không đủ mạnh để người ta xây dựng một đời sống hoàn toàn trên tình yêu.

Thần học Cơ thể của Thánh Gioan-Phaolô II đúng là một nỗ lực cho thấy rằng chúng ta khả dĩ tin vào tình yêu (1 Ga 4:16), tình yêu đó đủ mạnh để có cách giải thích về cả cuộc đời chúng ta: nguồn gốc, tính đồng nhất và số phận chúng ta. Có ba điểm chính để hiểu cách nhìn của Thánh Gioan-Phaolô II về Thần học Cơ thể (Theology of Body).

Đức Kitô mặc khải chân giá trị của cơ thể và tình yêu

Điểm chính trong huấn giáo của Thánh Gioan-Phaolô II là một đoạn văn của Công đồng Vatican II: “Chúa Kitô là Adam cuối cùng, mặc khải mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu, hoàn toàn mạc khải con người với con người và làm rõ tiếng gọi cao cả của Người” (Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng”, số 22).

Chính Chúa Kitô cho chúng ta biết tên thật của chúng ta, sự thật về nguồn gốc, con đường và ơn gọi của chúng ta. Tin vào Chúa Kitô là tin vào sức mạnh của tình yêu, vì Ngài yêu thương chúng ta đến cùng; điếu đó cho biết rằng con người được tình yêu Chúa Cha bao phủ, Ngài mới gọi chúng ta đáp lại; điều đó hiểu rằng cơ thể có thể chứa đựng và diễn tả Tình yêu Thiên Chúa vì con người. Thần học Cơ thể bắt đầu bằng điều kỳ diệu trước khi sự táo bạo của Thiên Chúa, nơi tình yêu Ngài dành cho chúng ta, đã thừa nhận cơ thể và làm cho chính mình dễ bị tổn thương để trở thành Người Anh của chúng ta, yêu thương chúng ta đến cùng và đem lại ơn Cứu độ cho chúng ta.

Với tư cách là cha giáo hội, thánh Grêgôriô Nazianzen nói: “Vì Ngài đã đem lại sự kết hiệp này của mầu nhiệm Nhập Thể, tôi phải ôm chặt cơ thể như một người bạn”.

Cơ thể nói ngôn ngữ yêu thương

Tại sao cơ thể là chủ yếu để hiểu về đời sống? Cơ thể tự nó không quan trọng, nhưng sự phục vụ của nó đối với chân lý yêu thương, cho chúng ta ý nghĩa đối với sự hiện hữu. Khi được coi là một phần của sự đồng nhất, và không chỉ là vật thể và dụng cụ, cơ thể cho chúng ta biết rằng chúng ta không là những con người tự trị và tách biệt. Trước hết, về cơ thể chúng ta hiểu rằng chúng ta được sinh ra trong thế giới này, và điều này có nghĩa là chúng ta không có bí mật về nguồn gốc trong chính chúng ta: Chúng ta đến từ cơ thể khác; chúng ta đến từ Thiên Chúa, Đấng tạo dựng cơ thể chúng ta trong cung lòng người mẹ.

Trong cơ thể chúng ta, trong giới tính khác nhau là nam và nữ, đàn ông và đàn bà đều khám phá ơn gọi yêu thương nhau, có thể chia sẻ thế giới chung bằng cách nên một xác thịt. Trong cơ thể của họ, hai cha mẹ cảm nhận khả năng tạo sự sống, để sinh sản: Họ sinh sản nhờ hợp tác với Đấng Tạo Hóa: “Người đức hạnh lưu danh muôn thuở, vì được cả Thiên Chúa lẫn người đời biết đến” (Kn 4:1). Cuối cùng, cơ thể cho chúng ta biết rằng, trong cốt lõi của chính chúng ta, có một mối quan hệ; có tình yêu thương được nhận từ tha nhân và từ Thiên Chúa, đồng thời trao tặng lẫn nhau.

Ơn gọi yêu thương là bí quyết để hiểu cuộc sống

Tại điểm này, Thần học Cơ thể trở nên “Thần học Gia đình”, Thánh Gioan-Phaolô II gọi là “Phả hệ Con người”.

Một người không là người tự trị, nhưng được sinh ra trong một gia đình, được kêu gọi để trở thành vợ/chồng và trao ban sự sống cho những người khác với tư cách là cha mẹ. Điều này chỉ ra con đường yêu thương: Còn nhỏ, chúng ta nhận sự sống từ cha mẹ và từ Thiên Chúa; khi là vợ/chồng, chúng ta trao tặng sự sống cho người khác; khi là cha mẹ, chúng ta cảm nhận hoa trái của mình. Căn nguyên của các mối quan hệ này là mối quan hệ với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, chúng ta tìm thấy sự khởi đầu và viên mãn của cuộc hành trình nơi tình yêu Ngài.

Chân lý yêu thương cho phép chúng ta hiểu tầm quan trọng của giới tính để xác định con người. Về nam tính và nữ tính, cơ thể nói bằng ngôn ngữ trao tặng; điều đó nói với chúng ta về Thiên Chúa, Đấng tạo dựn cơ thể, và nói tới những người khác: cha mẹ, vợ chồng, con cái.

Như vậy, điều mà Thần học Cơ thể trao cho chúng ta không chỉ là giáo lý về giới tính, mà còn là cách nhìn về con người, thuộc về thế giới, thuộc về Thiên Chúa, dựa trên chân lý yêu thương. Từ quan điểm này, nhiều phương diện khác về đời sống con người được soi sáng, chẳng hạn ý nghĩa lao động, đau khổ, chữa bệnh, những điều tốt chung. Do đó, Thần học Cơ thể cho chúng ta thấy tình yêu không chỉ thú vị hoặc hay hay, mà còn đủ mạnh để chúng ta xây dựng cuộc sống và văn minh dựa trên tình yêu đó.

Lm JOSE GRANADOS

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ National Catholic Register)

(*) Lm Jose Granados là giáo sư thuộc phân viện Rôma tại Viện Gioan-Phaolô về Đời sống và Gia đình. Ngài là đồng tác giả cuốn “Called to Love” (Được Mời Gọi Yêu Thương) với tác giả Carl Anderson, Hiệp sĩ Thượng cấp trong các Hiệp sĩ của Columbus.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …