Home / Chia Sẻ / TIN MỪNG về SỰ ĐAU KHỔ

TIN MỪNG về SỰ ĐAU KHỔ

TinMung ve SuDauKhoChúng ta bị đau khổ vây quanh. Nhiều người đau khổ trong thế giới ngày nay. Một số đau khổ dữ dội, một số đau khổ ít thôi, nhưng mọi thứ đau khổ đều có thật, nhưng có thể loại bỏ đau khổ bằng cách tín thác vào tình yêu vô hạn và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Hơn nữa, Thiên Chúa muốn chúng ta nên giống hình ảnh của tình yêu và lòng thương xót của Ngài, đồng thời giữ vai trò làm giảm bớt đau khổ của người khác. Thánh Phaolô cho biết: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” (Rm 8:28).

Thiên Chúa đem lại điều tốt cho những ai yêu mến Ngài. Không có gì trên thế gian này đã, đang và sẽ xảy ra nếu Thiên Chúa không cho phép xảy ra. Ngài sẽ không cho phép điều gì đó xảy ra nếu Ngài không sử dụng tình huống đó để sinh ích lợi cho chúng ta.

Đôi khi chúng ta có viễn cảnh của chúng ta về thế giới, lịch sử, và ngay cả cuộc sống của chúng ta, nhưng hãy quên điều đó đi. Chúng ta quên rằng Thiên Chúa có “thần nhãn” về cuộc đời của mỗi người và muốn mọi người tìm thấy sự viên mãn nơi Ngài. Chúng ta không biết rằng Ngài biết chẳng có gì trong sự hiện hữu của chúng ta xứng đáng hơn sự viên mãn này, và ngay cả sự đau khổ tạm thời của chúng ta cũng đáng nếu đau khổ giúp chúng ta đạt được Ơn Cứu Độ.

Vậy Thiên Chúa có làm chúng ta đau khổ để cứu vớt chúng ta? KHÔNG, Ngài để cho chúng ta đau khổ để Ngài cứu chúng ta, Ngài thấy đau khổ chúng ta chịu không quan trọng bằng Ơn Cứu Độ. Đau khổ xảy ra tại chính chúng ta, tại người khác, hoặc tại thế giới xung quanh chúng ta, đau khổ xảy ra bởi những con người đầu tiên và nhiều người khác sau đó.

Nhân loại được tạo nên bởi tình yêu, trong tình yêu, và vì tình yêu, để yêu thương và được thương yêu. Tuy nhiên, tình yêu không thể ép buộc. Tình yêu phải được trao tặng và được đón nhận một cách tự nguyện, hoặc chúng ta chỉ là những robot được lập trình thay vì những con người tự do có quyền chọn lựa, do đó hãy yêu thương. Với quyền tự do chọn lựa, chúng ta có thể chọn đúng hay sai, vì chọn sai mà chúng ta đau khổ.

Thiên Chúa là tình yêu. Ngài biết rõ mỗi chúng ta. Ngài biết điều gì vừa đủ hoặc quá mức đối với chúng ta: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10:13).

Thiên Chúa trung tín, Ngài không để chúng ta chịu thử thách vượt quá sức của chúng ta. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đặt vấn đề rằng lẽ nào người cha lại đưa con rắn cho đứa con khi nó xin con cá, hoặc lại đưa cục đá cho  nó khi nó xin bánh. Thiên Chúa là Cha nhân lành. Đôi khi có vẻ như Ngài cho chúng ta cục đá và con rắn, nhưng trong thực tế, chúng ta vẫn được bánh và cá.

Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta theo mọi ước muốn của chúng ta, nhưng cõi lòng mờ ám của chúng ta đầy những ước muốn xấu xa khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và Ơn Cứu Độ. Do đó, Thiên Chúa cần thay đổi tâm hồn chúng ta, tái định hướng chúng ta, để làm cho chúng ta mãn nguyện hoàn toàn. Lo lắng, buồn phiền, đau khổ, khó chịu, chết chóc,… những thứ này nhắc chúng ta nhớ mình là phàm nhân và cần đến Thiên Chúa.

Việc ghi nhớ khiêm nhường này cho phép chúng ta đến gần Thiên Chúa theo cách cần thiết. Đáp lại, Ngài ban cho chúng ta mọi thứ cần thiết khác. Hãy nhớ kỹ điều này, chúng ta có thể sống mỗi ngày trong sự thỏa mãn mà Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta, hôm nay và ngày mai. Chúng ta có thể sống bình an trong sự thật rằng chúng ta sở hữu những gì chúng ta cần, theo cách nào đó, vì chúng ta biết rằng đó là chính Thiên Chúa trao ban cho chúng ta.

Đau khổ là lĩnh vực khó hiểu trong đời sống. Nó làm cho nhiều người xa rời đức tin và tìm kiếm niềm an ủi nơi những thứ khác. Tuy nhiên, chỉ qua Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể vượt qua đau khổ. Tấm gương sáng là Thánh Teresa Hài Đồng, Chị có thể dùng tình yêu để biến đổi đau khổ. Chị hiểu giá trị của việc Chị chịu đau khổ để cứu các linh hồn. Vả lại, Chị yêu mến Thiên Chúa và các linh hồn đến nỗi Chị nói rằng Chị không còn cảm thấy đau khổ khi Chị hiểu được ý nghĩa phía sau nỗi đau khổ.

Cũng vậy, Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina: “Con hãy chấp nhận mọi đau khổ với lòng yêu mến”. Bằng cách ghi nhớ lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta có thể tìm thấy trong đau khổ có những cơ hội phát triển nhân đức và mở cánh cửa tâm linh để ân sủng tuôn trào vào linh hồn chúng ta. Nguồn ân sủng này sẽ biến đổi chúng ta. Nhưng trước tiên, chúng ta phải thay đổi cách thức và thái độ đối với sự đau khổ, đặc biệt là cách thức và thái độ của chúng ta đối với những đau khổ trong cuộc sống hằng ngày.

Thánh Teresa Hài Đồng nói: “Nếu bạn muốn cảm nhận và có sức thu hút đối với đau khổ, đó là bạn đang tìm kiếm sự an ủi, vì khi chúng ta yêu cái gì thì đau khổ biến mất”.

THOMAS CLEMENTS

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Đêm cuối tuần, 20-8-2016

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …