Home / Chia Sẻ / TÌM KIẾM VÀ TẠO NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG HỖN ĐỘN

TÌM KIẾM VÀ TẠO NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG HỖN ĐỘN

TÌM KIẾM VÀ TẠO NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG HỖN ĐỘNVài năm trước, tôi đã tham dự một buổi tối suy tư của phụ nữ. Nữ diễn giả mở đầu bài nói chuyện thế này: “Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một món quà để chia sẻ, một gánh nặng phải mang và một công việc phải làm.” Tôi nghĩ một lúc về đứa con gái Felicity mới biết đi của tôi, nó đã phải vật lộn với một loại chẩn đoán mà hồi đó chưa được biết. Là một người mẹ, tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn, phải mất một thời gian tìm kiếm nguyên nhân khiến cháu đau khổ hằng ngày.

Kể từ đó, tính cách của cháu từ từ bộc lộ, như những cánh hoa tulip đầu mùa xuân. Nay cháu 10 tuổi, và tôi biết rằng lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm và khả năng nhận thức của cháu là điều đáng chú ý so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng cháu vẫn coi đó là gánh nặng.

Khi chúng ta phải chịu đựng một thập giá cụ thể, chúng ta dễ cho rằng nó cồng kềnh và tẻ nhạt. Mà đúng là vậy. Nhưng sắp xếp lại cuộc sống của chúng ta theo cách mà chúng ta có thể nhìn thấy món quà, trong cuộc đấu tranh, cần phải có cái nhìn sâu sắc và sức mạnh.

Đa số các thập giá của chúng ta được gói trong dạng món quà bí ẩn nào đó. Đôi khi những điều này giống nhau. Đối với Felicity, sự nhạy cảm của cháu vừa là gánh nặng vừa là may mắn, vì cháu bị đè nặng bởi nỗi đau chung của những người xung quanh, nhưng cháu cũng có thể và sẵn sàng đồng hành với những người cảm thấy cô đơn, lạc lõng và sợ hãi.

  1. TÌM KIẾM NIỀM VUI TRONG SỰ HỖN ĐỘN VÀ BỪA BỘN

Lộn xộn và hỗn độn là điều phổ biến ở hầu hết các gia đình. Đối với các bà mẹ có nhiều con ở nhiều độ tuổi khác nhau, các bà mẹ có con bị khuyết tật, các bà mẹ có con mới biết đi và sơ sinh, những thông điệp mà chúng tôi nghe được từ những người sùng đạo hằng ngày và đài phát thanh Công giáo có vẻ xa vời và không phù hợp. Kể từ khi vợ chồng tôi có thêm ba đứa con trong gia đình – 4 tuổi, 2 và 1, tôi chiến đấu với cảm giác tội lỗi vì không thể “tự kỷ luật” trong suốt thời gian dài im lặng và cô độc, mọi người nói với tôi cần cầu nguyện.

Có thể bạn cũng đã từng nghe các thông điệp này, và chúng đã được dịch và thu âm để khơi dậy cảm giác kém cỏi và bất xứng của bạn. Nếu sự thánh thiện chỉ có thể đạt được bằng lời cầu có tính toán, người mẹ hiện đại nào có cơ hội?

Đúng là Chúa không tạo ra hỗn loạn, sự hỗn loạn đến từ kẻ thù. Chúng ta biết điều đó, bởi vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng “tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé” chứ không có trong tiếng động sấm sét, trên đỉnh núi cao, hay qua những cơn gió mạnh. Tuy nhiên, bởi vì Ngài là Thiên Chúa của lòng thương xót, Ngài đã đi vào tai ương của chúng ta. Ngài hiện diện và trải qua mọi khó khăn, trong mọi khoảnh khắc chúng ta cảm thấy não của mình bị chiếm đoạt bởi tiếng gọi “Mẹ ơi, con không thể tìm thấy vớ của con!” hoặc “Mẹ ơi, bàn chải răng của con đâu?”

Đôi khi chúng ta không thể tìm thấy niềm vui, nhưng chúng ta có thể tạo ra niềm vui.

  1. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC

Thế giới nói với chúng ta rằng “Bạn hãy là bạn” hoặc “Bạn làm những gì khiến bạn hạnh phúc.” Thiên Chúa bảo chúng ta hãy tìm kiếm niềm vui đích thực, vì niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần, đó là kết quả của cách chúng ta chọn để sống. Hoa trái là kết quả hoặc bằng chứng hiển nhiên về việc sắp xếp nội tâm của chúng ta.

Giống như các cảm xúc khác, hạnh phúc cũng lên đến đỉnh điểm rồi lại tan biến. Khi chúng ta lựa chọn dựa trên cảm xúc, chúng ta sẽ vô cùng thất vọng và vỡ mộng. Tuy nhiên, niềm vui là một hằng số có thể hiện hữu giữa những cuộc đấu tranh đen tối nhất và những câu hỏi chói tai nhất của chúng ta. Nó dựa trên sự trung thành của chúng ta với Thiên Chúa – không nhất thiết phải dành hàng giờ im lặng để cầu nguyện khi Chầu Thánh Thể, mặc dù lý tưởng nhất là mong ước điều đó xảy ra trong hoàn cảnh của chúng ta, nhưng thay vào đó là sự kiên định trở về với Thiên Chúa trong tư tưởng và ước muốn của chúng ta.

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI “CHUYỆN CÔNG GIÁO HẠNH PHÚC”

Tác giả Công giáo và biên tập viên David Mills đã đặt ra thuật ngữ “happy Catholic narrative” (chuyện kể Công giáo hạnh phúc) để bao gồm tâm linh dựa trên việc “nhìn vào phương diện tươi sáng” hoặc “đếm các phúc lành của chúng ta” khi chúng ta đau khổ. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào cũng tìm thấy niềm vui. Sẽ có những mùa trong đời mà ngay cả ngày đẹp trời nhất cũng không thể làm cho tinh thần chúng ta phấn chấn hơn. Điều này cũng đúng khi có chẩn đoán tâm lý – chẳng hạn chứng trầm cảm.

Khi những người thiện chí, kể cả các thần học gia, cho chúng ta những sáo ngữ rằng tất cả những gì chúng ta cần là “một Chúa Giêsu nhỏ bé hơn” trong cuộc sống của mình, điều đó có thể dìm sâu chúng ta vào vòng xoáy của đau buồn và cô lập. Tâm linh đầy ánh nắng, hay “chuyện kể Công giáo hạnh phúc” là một cách tế nhị để chúng ta vượt qua Thập Giá, do đó không thừa nhận sự bất lực và nhu cầu của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Trong những bộn bề của cuộc sống hằng ngày, chúng ta có xu hướng tê liệt, phủ nhận hoặc gạt bỏ những đau khổ của mình. Thiên Chúa muốn đi vào đau khổ của chúng ta, bằng Cuộc Khổ Nạn của chính Ngài, và chỉ cho chúng ta cách thức chúng ta có thể bước về phía Thập Giá với niềm hy vọng và niềm vui. Tạo ra niềm vui trong suốt hành trình đau khổ của chúng ta có thể có nghĩa là thực sự tạo ra một thứ gì đó đẹp đẽ – viết lách, vẽ tranh, làm vườn, đan lát, nấu ăn – để làm hài lòng và sưởi ấm trái tim của chúng ta và những người xung quanh.

Niềm vui hợp tác với đức cậy khi chúng ta tập trung vào sự sống lại, cả những dạng sự sống lại nhỏ bé và bí ẩn xảy ra hằng ngày như những món quà của Thiên Chúa và phần thưởng vĩnh cửu của chúng ta trên Thiên Đàng.

JEANNIE EWING

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Lễ Chúa Hiển Dung – 2021

Xem thêm

T3sauLeHienlinh

Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba sau Lễ Hiển Linh, của Lm Minh Anh

BẰNG TẤT CẢ TÌNH YÊU “Thiên Chúa là tình yêu!”. “Bi kịch của một cuộc …