Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 41)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 41)

 

Tại Đại hội khoáng đại Liên Hội đồng Giám mục Á châu (Federation of Asian Bishops’ Conferences) (FABC) Lần thứ X, bài tham luận của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc lúc bấy giờ đã chí lý nhắc đến sứ vụ loan báo Tin mừng của FABC theo “ba hướng đối thoại” (triple dialogue) – với người nghèo, với các nền văn hóa, với các tôn giáo – được FABC vạch ra ngay từ đầu hình thành trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Thế rồi, căn cứ vào lời dạy của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI,[1] cũng như tinh thần của Bộ Loan Báo Tin Mừng về những “diễn đàn mới” (the new forums), ngài đã khéo léo nghĩ đến “sân chư dân” với bốn hướng đối thoại (quadruple dialogue).

Thật vậy, trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Loan báo Tin mừng 2015, Đức Thánh cha Phanxicô mong muốn các tín hữu hãy lắng nghe tiếng của Thánh Thần đang thì thầm: “Hãy đến” và “Hãy đi ra”, hãy ra khỏi chính mình – đầy lòng hăng hái, quảng đại và bác ái – để đi đến những vùng ngoại biên (ad extra) với nhiệt tâm cho một giai đoạn mới của việc loan báo Tin mừng. Theo đó, khi “cảm nhận được Đức Giêsu sống với mình giữa công cuộc loan báo Tin mừng”,[2] việc “đi đến những vùng ngoại biên” hàm nghĩa mở lòng tới những chân trời rộng lớn, những ranh giới của cả địa lý lẫn nhân văn theo đúng kiểu “… hãy đi khắp tứ phương thiên hạ”.[3]

Vậy phải chăng, trong mầu nhiệm về “tình thương mạnh hơn sự chết”, “tình thương mạnh hơn tội lỗi và mọi sự dữ”, chúng ta có thể nói “sân chư dân” với người nghèo, với các nền văn hóa, và với các tôn giáo sẽ thực sự là những “diễn đàn mới” trong mầu nhiệm lòng Chúa xót thương? Bởi lẽ chính tình yêu-xót thương của Chúa không có ranh giới và luôn có khả năng làm mới mẻ mọi sự: “… nâng con người lên khi bị sa ngã vào vực sâu và giải thoát con người khỏi những đe dọa to lớn nhất”.[4] Tình yêu-xót thương (merciful love) là góc nhìn mới của con người vốn hữu hạn (tất cũ), hướng đến tình yêu của Thiên Chúa là Đấng Vô Biên Vô Hạn và Giàu Lòng Xót Thương (luôn mới).

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VIII 15,7

  • It is this mystery which bears within itself the most complete revelation of mercy, that is, of that love which is more powerful than death, more powerful than sin and every evil, the love which lifts man up when he falls into the abyss and frees him from the greatest threats. (VIII 15,7)
  • C’est ce mystère qui porte en soi la révélation la plus complète de la miséricorde, de l’amour plus fort que la mort, plus fort que le péché et que tout mal, de l’amour qui retient l’homme dans ses chutes les plus profondes et le libère des plus grandes menaces. (VIII 15,7)
  • Chính mầu nhiệm này mang nơi mình mặc khải đầy đủ nhất về lòng thương xót, nghĩa là về tình thương mạnh hơn sự chết, mạnh hơn tội lỗi và mọi sự dữ, tình thương này nâng con người lên khi bị sa ngã vào vực sâu và giải thoát con người khỏi những đe dọa to lớn nhất. (VIII 15,7)

2. APV VIII 15,10

  • And if at times he lacks the courage to utter the word “mercy,” or if in his conscience empty of religious content he does not find the equivalent, so much greater is the need for the Church to utter his word, not only in her own name but also in the name of all the men and women of our time. (VIII 15,10)
  • Et si, parfois, il n’a pas le courage de prononcer le mot de “miséricorde”, ou si, dans sa conscience dépouillée de tout sens religieux, il n’en trouve pas l’équivalent, il est d’autant plus nécessaire que l’Eglise prononce ce mot, pas seulement en son propre nom, mais aussi au nom de tous les hommes de notre temps. (VIII 15,10)
  • Và nếu, đôi khi, con người không có can đảm thốt ra từ ngữ “lòng thương xót”, hay nếu, trong lương tâm trống rỗng về cảm thức tôn giáo, con người không tìm thấy sự tương đương, thì Giáo hội càng cần phải nói ra từ ngữ đó, không chỉ nhân danh riêng mình mà còn nhân danh tất cả mọi người thuộc thời đại chúng ta. (VIII 15,10)

3. APV VIII 15,11

  • Everything that I have said in the present document on mercy should therefore be continually transformed into an ardent prayer: into a cry that implores mercy according to the needs of man in the modern world. (VIII 15,11)
  • Il faut donc que tout ce que j’ai dit dans ce document sur la miséricorde se transforme en une ardente prière: qu’il se transforme continuellement en un cri qui implore la miséricorde selon les nécessités de l’homme dans le monde contemporain. (VIII 15,11)
  • Tất cả những gì tôi nói trong tài liệu này về lòng thương xót thì quả vậy, phải liên tục được biến đổi thành lời cầu nguyện nồng nàn: thành tiếng kêu khẩn cầu lòng thương xót cho những nhu cầu thiết yếu của con người trong thế giới ngày nay. (VIII 15,11)

4. APV VIII 15,12

  • May this cry be full of that truth about mercy which has found such rich expression in Sacred Scripture and in Tradition, as also in the authentic life of faith of countless generations of the People of God. (VIII 15,12)
  • Que ce cri soit lourd de toute cette vérité sur la miséricorde qui a trouvé une si riche expression dans l’Ecriture Sainte et dans la Tradition, comme aussi dans l’authentique vie de foi de tant de générations du peuple de Dieu. (VIII 15,12)
  • Ước gì tiếng kêu này chan chứa sự thật về lòng thương xót, tìm được cách thể hiện phong phú như thế trong Thánh kinh và Thánh truyền, cũng như trong đời sống đích thực theo đức tin của bao nhiêu thế hệ Dân Chúa. (VIII 15,12)

Để kết

Tóm lại, không thực sự cần phải phân định thật rõ ràng đâu là biên giới rạch ròi giữa “những vùng ngoại biên”, những ranh giới của cả địa lý lẫn nhân văn, giữa “hiện đại” và “hậu hiện đại”, giữa kẻ giàu người nghèo…, nhưng trong dòng chảy của trào lưu tục hóa (secular), duy vật (materialist), tiêu thụ (consumerist), và tương đối (relativist), sứ vụ loan báo Tin mừng với cái nhìn “ba hướng đối thoại” thực sự cần đến “diễn đàn mới” là mầu nhiệm lòng Chúa xót thương. Bởi lẽ, “Chính mầu nhiệm này mang nơi mình mặc khải đầy đủ nhất về lòng thương xót, nghĩa là về tình thương mạnh hơn sự chết, mạnh hơn tội lỗi và mọi sự dữ, tình thương này nâng con người lên khi bị sa ngã vào vực sâu và giải thoát con người khỏi những đe dọa to lớn nhất”. (VIII 15,7). Thật vậy, Đức Thánh cha Phanxicô mong muốn các tín hữu hãy ra khỏi chính mình để đi đến những vùng ngoại biên với nhiệt tâm cho một giai đoạn mới của việc loan báo Tin mừng, “để rao giảng Tin mừng cho muôn dân (Ad gentes) cũng như tại chính quê hương của mình”;[5] nghĩa là hãy mở lòng tới những chân trời rộng lớn, những ranh giới của cả địa lý lẫn nhân văn trong “… khắp tứ phương thiên hạ”.[6]

Khi con người không dám nghĩ đến tình thương tuyệt đối, không có đủ can đảm… “… thốt ra từ ngữ “lòng thương xót”, hay nếu, trong lương tâm trống rỗng về cảm thức tôn giáo, con người không tìm thấy sự tương đương, thì Giáo hội càng cần phải nói ra từ ngữ đó, không chỉ nhân danh riêng mình mà còn nhân danh tất cả mọi người thuộc thời đại chúng ta” (VIII 15,10). Trong Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy: “Tất cả những gì tôi nói trong tài liệu này về lòng thương xót thì quả vậy, phải liên tục được biến đổi thành lời cầu nguyện nồng nàn: thành tiếng kêu khẩn cầu lòng thương xót cho những nhu cầu thiết yếu của con người trong thế giới ngày nay” (VIII 15,11). Vậy ước gì lời cầu nguyện cũng như tiếng kêu này của chúng ta luôn “… chan chứa sự thật về lòng thương xót, tìm được cách thể hiện phong phú như thế trong Thánh kinh và Thánh truyền, cũng như trong đời sống đích thực theo đức tin của bao nhiêu thế hệ Dân Chúa” (VIII 15,12).

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] X. Bênêđictô XVI, Huấn từ cho các giám mục Hội đồng Giám mục Việt Nam (dịp Ad limina 27-6-2009).

[2] EG, số 266.

[3] Mc 16,15.

[4] VIII 15,7.

[5] Sứ điệp cho Ngày Thế giới Loan báo Tin mừng 2015.

[6] Mc 16,15.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …