Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 40)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 40)

 

 

Dẫn vào

Quả là rõ ràng khi cho rằng Thông điệp Laudato sí (Chúc tụng Chúa) mới đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô nhằm mục đích chăm sóc cho ngôi nhà chung là Trái Đất của chúng ta với nội dung thẳng thắn phê bình chủ nghĩa tiêu thụ, cho thấy kết quả tệ hại của việc phát triển vô trách nhiệm…; ngài đưa ra một cách tiếp cận có tính hệ thống cho vấn đề môi sinh với lời mời gọi tất cả chúng ta hãy nhanh chóng có những hành động toàn cầu để chống suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.[1] Thực lòng không muốn áp đặt các niềm tin của mình lên những ai quan tâm tới môi sinh,[2] nhưng Thông điệp Laudato sí vẫn muốn đánh thức tâm trí nhân loại hướng về một linh đạo sinh thái (ecological spirituality) trong mối tương kết thân mật hơn giữa Thiên Chúa và mọi hữu thể.[3] Vì thế, Thông điệp tha thiết mời gọi nhân loại hãy lắng nghe “tiếng kêu của Trái Đất và tiếng kêu của người nghèo”.[4] Chẳng vậy mà Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã khẳng định:

Giáo hội không chủ trương giải quyết các vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, nhưng tôi mời gọi thảo luận chân thành và minh bạch, để những nhu cầu đặc thù hoặc các ý thức hệ không làm thương tổn công ích.[5]

Vậy thì, nền linh đạo sinh thái với mối tương kết thân mật hơn giữa Thiên Chúa và mọi hữu thể có thể được hiểu trong chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa khi Giáo hội đang hết sức “… cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người…”.[6] Vả lại, Giáo hội còn thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” (a better and “more human” world) cho hiện tại và tương lai.[7] Thật vậy, lòng Chúa xót thương luôn luôn bao gồm những giá trị nhân sinh, trong đó có môi sinh, môi trường.

Bảy lần sử dụng từ mercy

1. APV VIII 15,1

  • The Church proclaims the truth of God’s mercy revealed in the crucified and risen Christ, and she professes it in various ways. (VIII 15,1)
  • L’Eglise proclame la vérité de la miséricorde de Dieu, révélée dans le Christ crucifié et ressuscité, et elle la professe de différentes manières. (VIII 15,1)
  • Giáo hội công bố chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa, được mặc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại, đồng thời Giáo hội tuyên xưng chân lý ấy bằng những cách thức đa dạng khác. (VIII 15,1)

2. APV VIII 15,2

  • Furthermore, she seeks to practice mercy towards people through people, and she sees in this an indispensable condition for solicitude for a better and “more human” world, today and tomorrow. (VIII 15,2)
  • Elle cherche en outre à exercer la miséricorde envers les hommes grâce aux hommes, voyant en cela une condition indispensable de sa préoccupation pour un monde meilleur et “plus humain”, aujourd’hui et demain. (VIII 15,2)
  • Hơn nữa Giáo hội cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người, Giáo hội thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” cho hôm nay và ngày mai. (VIII 15,2)

3. APV VIII 15,3

  • However, at no time and in no historical period—especially at a moment as critical as our own—can the Church forget the prayer that is a cry for the mercy of God amid the many forms of evil which weigh upon humanity and threaten it. (VIII 15,3)
  • Cependant, à aucun moment ni en aucune période de l’histoire – surtout à une époque aussi critique que la nôtre -, l’Eglise ne peut oublier la prière qui est un cri d’appel à la miséricorde de Dieu face aux multiples formes de mal qui pèsent sur l’humanité et la menacent. (VIII 15,3)
  • Tuy nhiên, không có lúc nào và không một giai đoạn lịch sử nào – đặc biệt là trong thời điểm then chốt như thời đại chúng ta – Giáo hội có thể quên lời cầu nguyện là một tiếng kêu, giữa nhiều dạng thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đe dọa nhân loại, thấu tới lòng thương xót của Thiên Chúa. (VIII 15,3)

4. APV VIII 15,5

  • The more the human conscience succumbs to secularization, loses its sense of the very meaning of the word “mercy,” moves away from God and distances itself from the mystery of mercy, the more the Church has the right and the duty to appeal to the God of mercy “with loud cries.”[8] (VIII 15,5)
  • Plus la conscience humaine, succombant à la sécularisation, oublie la signification même du mot de “miséricorde”; plus, en s’éloignant de Dieu, elle s’éloigne du mystère de la miséricorde, plus aussi l’Eglise a le droit et le devoir de faire appel au Dieu de la miséricorde “avec de grands cris” [9]. (VIII 15,5)
  • Ý thức con người càng không chống lại nổi sự tục hóa, càng làm mất đi cảm thức về ý nghĩa xác thực của từ ngữ “lòng thương xót”, càng xa rời Thiên Chúa và tự tách mình khỏi mầu nhiệm lòng thương xót, thì Giáo hội càng có quyền và bổn phận kêu lên tới Chúa của lòng xót thương với những “kêu van lớn tiếng”.[10] (VIII 15,5)

5. APV VIII 15,6

  • These “loud cries” should be the mark of the Church of our times, cries uttered to God to implore His mercy, the certain manifestation of which she professes and proclaims as having already come in Jesus crucified and risen, that is, in the Paschal Mystery. (VIII 15,6)
  • Ces “grands cris” doivent caractériser l’Eglise de notre temps; ils doivent être adressés à Dieu pour implorer sa miséricorde, dont l’Eglise professe et proclame que la manifestation certaine est advenue en Jésus crucifié et ressuscité, c’est-à-dire dans le mystère pascal. (VIII 15,6)
  • Những “kêu van lớn tiếng” này phải là biểu hiện của Giáo hội thời đại chúng ta, những tiếng “kêu van” thốt lên tới Chúa để khẩn cầu lòng Ngài xót thương, là biểu hiện chắc chắn mà Giáo hội vẫn tuyên xưng và công bố như đã được tỏ bày nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại trong mầu nhiệm Phục Sinh. (VIII 15,6)

Để kết

Không nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật cho môi sinh, môi trường, Thông điệp Laudato sí đưa ra giải pháp chính yếu là: Thiên Chúa “… không bỏ rơi ta, không bao giờ Người để ta một mình”.[11] Như thế, Thông điệp Laudato sí – khi đề cao tình yêu Thiên Chúa cách tối đa, nghĩa là đúng mức – đã có phần hòa điệu rất hay với Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót: “Giáo hội công bố chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa, được mặc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại, đồng thời Giáo hội tuyên xưng chân lý ấy bằng những cách thức đa dạng khác” (VIII 15,1). Hơn nữa, Giáo hội “… cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người, Giáo hội thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” cho hôm nay và ngày mai” (VIII 15,2). Tuy nhiên, “… không có lúc nào và không một giai đoạn lịch sử nào – đặc biệt là trong thời điểm then chốt như thời đại chúng ta – Giáo hội có thể quên lời cầu nguyện là một tiếng kêu, giữa nhiều dạng thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đe dọa nhân loại, thấu tới lòng thương xót của Thiên Chúa” (VIII 15,3). Khi ý thức “… con người càng không chống lại nổi sự tục hóa, càng làm mất đi cảm thức về ý nghĩa xác thực của từ ngữ “lòng thương xót”, càng xa rời Thiên Chúa và tự tách mình khỏi mầu nhiệm lòng thương xót, thì Giáo hội càng có quyền và bổn phận kêu lên tới Chúa của lòng xót thương với những lời “kêu van lớn tiếng” (VIII 15,5); và như thế, những “kêu van lớn tiếng” này “… phải là biểu hiện của Giáo hội thời đại chúng ta, những tiếng “kêu van” thốt lên tới Chúa để khẩn cầu lòng Ngài xót thương, là biểu hiện chắc chắn mà Giáo hội vẫn tuyên xưng và công bố như đã được tỏ bày nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại trong mầu nhiệm Phục Sinh” (VIII 15,6).

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] Được chính thức biên soạn bằng các thứ tiếng: ÝĐứcAnhTây Ban NhaPhápBa LanBồ Đào Nha, và Ả Rập, Thông điệp Laudato sí được ký ngày 24 tháng 5 năm 2015 và được công bố vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 trong một cuộc họp báo tại Vatican.

[2] LS, số 62.

[3] LS, số 216.

[4] LS, số 49.

[5] LS, số 188.

[6] VIII 15,2.

[7] X. Ibid.

[8] Cf. Heb 5:7.

[9] Cf. He 5,7.

[10] Dt 5,7.

[11] X. LS, số 225.

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN