Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 36)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 36)

 

Dẫn vào

Với “nỗ lực đi sâu vào tinh thần của Mùa Chay Thánh, vì năm nay là Năm Tân Phúc âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”, Thư Mục vụ Mùa Chay, Mùa Phục Sinh 2015 của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc có đoạn viết với lời nhấn mạnh cách riêng về việc bảo vệ “môi trường thiên nhiên”. Ngài thông báo và xin dân Chúa cố gắng thi hành cách tích cực:

… về ngày Ăn chay, Cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường là ngày 13 tháng 3, kỷ niệm ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng và tuyên bố: Bảo vệ tất cả mọi thụ tạo, bảo vệ v đẹp của vũ trụ đã được tạo dựng. Tôn trọng mỗi tạo vật của Chúa, và tôn trọng môi trường chúng ta đang sống.[1]

Vậy phải chăng có một mối dây tương kết rõ ràng giữa ăn chay, cầu nguyện với việc bảo vệ môi trường; có sự tương liên căn cội giữa thụ tạo với Tạo Hóa… như “sự liên kết nền tảng giữa lòng thương xót và đức công bằng mà toàn bộ truyền thống Thánh kinh và nhất là sứ mệnh cứu độ của Đức Kitô nói tới”[2]? Phải và thậm chí, nếu bắt chước Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót qua lời khẳng định: “… lòng thương xót đích thực là nguồn mạch sâu xa nhất của đức công bằng”[3] thì ta cũng có thể nói có sự liên kết nền tảng: giữa ăn chay-cầu nguyện với việc bảo vệ môi trường; và giữa thụ tạo với Đấng Tạo Hóa.

Bởi lẽ: không chỉ như thụ tạo cần có Đấng tạo dựng nên mình, chay tịnh (trai tịnh) giúp tiết chế điều độ, không hoang phí xúc phạm đến người, động vật, thực vật… (môi trường);[4] cầu nguyện giúp ta nâng lòng lên tới Chúa… mà còn: lòng thương xót dẫn đến đức công bằng, công bằng dẫn đến tôn trọng và bảo vệ môi trường sống (người, động vật, thực vật…), bảo vệ môi trường là “Bảo vệ tất cả mọi thụ tạo, bảo vệ vẻ đẹp của vũ trụ đã được tạo dựng. Tôn trọng mỗi tạo vật của Chúa, và tôn trọng môi trường chúng ta đang sống”. Sự thật còn là, mối dây xã hội liên kết, tương liên, tương kết giữa các ngôi vị (interpersonal and social relationships) một cách chính đáng luôn cần có nền tảng từ tình yêu-lòng thương xót (merciful love, amour miséricordieux) của Thiên Chúa.

Tám lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 14,15

  • Thus, the way which Christ showed to us in the Sermon on the Mount with the beatitude regarding those who are merciful is much richer than what we sometimes find in ordinary human opinions about mercy. (VII 14,15)
  • Ainsi donc, le chemin que le Christ nous a indiqué dans le Sermon sur la montagne avec la béatitude des miséricordieux est bien plus riche que ce que nous pouvons parfois découvrir dans la façon dont on parle habituellement de la miséricorde. (VII 14,15)
  • Như vậy, con đường Đức Kitô đã chỉ cho chúng ta trong Bài giảng Trên Núi với mối phúc thật cho những ai biết thương xót, phong phú hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đôi khi thấy có trong những quan điểm của con người về lòng khoan dung. (VII 14,15)

2. APV VII 14,16

  • These opinions see mercy as a unilateral act or process, presupposing and maintaining a certain distance between the one practicing mercy and the one benefitting from it, between the one who does good and the one who receives it. (VII 14,16)
  • On considère communément la miséricorde comme un acte ou un processus unilatéral, qui présuppose et maintient les distances entre celui qui fait miséricorde et celui qui la reçoit, entre celui qui fait le bien et celui qui en est gratifié. (VII 14,16)
  • Những quan điểm này thường cho rằng lòng thương xót là hành động hoặc tiến trình một chiều, giả thiết và duy trì một khoảng cách nào đó giữa người thương xót và kẻ được xót thương, giữa người thi ân và kẻ thụ ân. (VII 14,16)

3. APV VII 14,17

  • Hence the attempt to free interpersonal and social relationships from mercy and to base them solely on justice. (VII 14,17)
  • De là vient la prétention de libérer les rapports humains et sociaux de la miséricorde, et de les fonder seulement sur la justice. (VII 14,17)
  • Vì thế mà nảy sinh nỗ lực tách các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau ra khỏi lòng thương xót và xây dựng các mối tương quan ấy chỉ trên lẽ công bằng mà thôi. (VII 14,17)

4. APV VII 14,18

  • However, such opinions about mercy fail to see the fundamental link between mercy and justice spoken of by the whole biblical tradition, and above all by the messianic mission of Jesus Christ. (VII 14,18)
  • Mais ces opinions sur la miséricorde ne tiennent pas compte du lien fondamental entre la miséricorde et la justice dont parlent toute la tradition biblique et surtout la mission messianique de Jésus-Christ. (VII 14,18)
  • Tuy nhiên những quan điểm như thế về lòng thương xót không để ý đến sự liên kết nền tảng giữa lòng thương xót và đức công bằng mà toàn bộ truyền thống Thánh kinh và nhất là sứ mệnh cứu độ của Đức Kitô nói tới. (VII 14,18)

5. APV VII 14,19

  • True mercy is, so to speak, the most profound source of justice. (VII 14,19)
  • La miséricorde authentique est, pour ainsi dire, la source la plus profonde de la justice. (VII 14,19)
  • Có thể nói lòng thương xót đích thực là nguồn mạch sâu xa nhất của đức công bằng. (VII 14,19)

6. APV VII 14,20

  • If justice is in itself suitable for “arbitration” between people concern-ing the reciprocal distribution of objective goods in an equitable manner, love and only love (including that kindly love that we call “mercy”) is capable of restoring man to Himself. (VII 14,20)
  • Si cette dernière est de soi propre à “arbitrer” entre les hommes pour répartir entre eux de manière juste les biens matériels, l’amour au contraire, et seulement lui (et donc aussi cet amour bienveillant que nous appelons “miséricorde”), est capable de rendre l’homme à lui-même. (VII 14,20)
  • Nếu tự thân đức công bằng thích hợp để “phân xử” giữa con người với nhau và phân phối tương hỗ cho con người những của cải vật chất cách hợp lý thì tình yêu và chỉ riêng tình yêu mà thôi (gồm cả tình yêu thương tử tế mà chúng ta gọi là “lòng thương xót”), mới có thể duy trì con người là chính mình. (VII 14,20)

Để kết

Có thể nói, ăn chay, làm việc bác ái, cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường là tôn trọng môi sinh nơi chúng ta đang sống, là ra sức bảo vệ mọi loài thụ tạo, bảo vệ v đẹp của vũ trụ đã được Thiên Chúa tạo dựng, là đi trên: (1) “… con đường Đức Kitô đã chỉ cho chúng ta trong Bài giảng Trên Núi với mối phúc thật cho những ai biết thương xót, phong phú hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đôi khi thấy có trong những quan điểm của con người về lòng khoan dung” (VII 14,15); là không cho rằng: (2) “… lòng thương xót là hành động hoặc tiến trình một chiều, giả thiết và duy trì một khoảng cách nào đó giữa người thương xót và kẻ được xót thương, giữa người thi ân và kẻ thụ ân” (VII 14,16); là không để vì thế mà (3) “… nảy sinh nỗ lực tách các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau ra khỏi lòng thương xót và xây dựng các mối tương quan ấy chỉ trên lẽ công bằng mà thôi” (VII 14,17); là ý thức rằng: (4) “… những quan điểm như thế về lòng thương xót không để ý đến sự liên kết nền tảng giữa lòng thương xót và đức công bằng mà toàn bộ truyền thống Thánh kinh và nhất là sứ mệnh cứu độ của Đức Kitô nói tới” (VII 14,18); và xác tín rằng: “… lòng thương xót đích thực là nguồn mạch sâu xa nhất của đức công bằng” (VII 14,19). Thật vậy, (5) “Nếu tự thân đức công bằng thích hợp để “phân xử” giữa con người với nhau và phân phối tương hỗ cho con người những của cải vật chất cách hợp lý thì tình yêu và chỉ riêng tình yêu mà thôi (gồm cả tình yêu thương tử tế mà chúng ta gọi là “lòng thương xót”), mới có thể duy trì con người là chính mình” (VII 14,20).


[1] Bùi Văn Đọc, Thư mục vụ Mùa Chay, Mùa Phục Sinh 2015, số 4.

[2] VII 14,18.

[3] VII 14,19.

[4] Trai tịnh (齋淨), cả hai từ đều là chữ Hán, nghĩa là giữ mình trong sạch cả về tâm hồn lẫn thể xác để chuẩn bị cho việc tế tự. Chay tịnh là cụm từ liên kết một từ Nôm và một từ Hán, có nghĩa tương tự với “trai tịnh”.

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN