Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 33)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 33)

Dẫn vào

“Thư Mục Tử Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh 2014” (số 4) của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục TGP. Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh có đoạn viết như sau:

      … lúc nào cũng ước ao những điều cao thượng, âm thầm hướng về Thiên Chúa là Cội Nguồn, là Quê Hương đích thực. Sự hoài hương thuộc về bản chất của con người. Mùa vọng là mùa Giáo hội khơi dậy lòng yêu mến Quê Hương đích thực của người kitô hữu. Hướng về Quê Trời, yêu mến “Quê Hương Ba Ngôi”, không phải là lãng quên các giá trị trần thế. Trái lại, nghĩa vụ của mọi người kitô hữu là biến đổi thế giới, thay đổi trần gian này, chuẩn bị cho “Trời mới Đất mới” (2Pr 3,13) nơi Thiên Chúa ngự trị: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5).

Hưởng ứng tinh thần nêu trên, nhiều giáo xứ đã thực hiện những sáng kiến mục vụ với những chuyên đề, những buổi thuyết trình, những ngày tĩnh huấn… với cảm thức rằng: “Chính Thiên Chúa đổi mới tất cả, Thần Khí Tác Tạo của Chúa canh tân bộ mặt trái đất! Hãy cộng tác với Thần Khí, đổi mới mọi sự, dọn đường cho Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể làm người và ở giữa chúng ta”.1 Hơn nữa, với tinh thần cổ võ cho công cuộc “Tân Phúc âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến” của năm 2015 này,2 việc tái khám phá và nghiệm ra lòng Chúa thương xót mạnh hơn tội lỗi là điều rất hữu ích và khẩn thiết. Khẩn thiết vì đây là nhu cầu rất hữu ích cho mọi đời sống: đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn. Hữu ích vì đây là nhu cầu tối khẩn thiết cho mọi đời sống: đời sống giáo xứ cũng như các cộng đoàn sống đời thánh hiến.

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 13,18

  • In this sacrament each person can experience mercy in a unique way, that is, the love which is more powerful than sin. (VII 13,18)
  • Dans ce sacrement, tout homme peut expérimenter de manière unique la miséricorde, c’est-à-dire l’amour qui est plus fort que le péché. (VII 13,18)
  • Trong bí tích này, mỗi người có thể nghiệm thấy lòng thương xót theo một cách thức riêng nhất, nghĩa là nghiệm ra tình thương mạnh hơn tội lỗi. (VII 13,18)

2. APV VII 13,20

  • It is precisely because sin exists in the world, which “God so loved…that he gave his only Son,” 3 that God, who “is love,” 4 cannot reveal Himself otherwise than as mercy. (VII 13,20)
  • Parce que le péché existe dans ce monde que “Dieu a tant aimé qu’il a donné son Fils unique” 5, Dieu qui “est amour” 6 ne peut se révéler autrement que comme miséricorde. (VII 13,20)
  • Chính vì tội lỗi có trong thế gian, một thế gian được “Thiên Chúa quá yêu… đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài”,7 mà Thiên Chúa, Đấng “là tình yêu” 8 không thể tự mạc khải chính mình cách nào khác hơn là lòng thương xót. (VII 13,20)

3. APV VII 13,22

  • Mercy in itself, as a perfection of the infinite God, is also infinite. (VII 13,22)
  • La miséricorde, en tant que perfection du Dieu infini, est elle-même infinie. (VII 13,22)
  • Vì là sự hoàn hảo của Thiên Chúa vô cùng, lòng Chúa thương xót tự thân cũng là vô tận. (VII 13,22)

4. APV VII 13,27

  • Therefore, the Church professes and proclaims conversion. Conversion to God always consists in discovering His mercy, that is, in discovering that love which is patient and kind 9 as only the Creator and Father can be; the love to which the “God and Father of our Lord Jesus Christ” 10 is faithful to the uttermost consequences in the history of His covenant with man; even to the cross and to the death and resurrection of the Son. (VII 13,27)
  • C’est pourquoi l’Eglise annonce la conversion et y appelle. La conversion à Dieu consiste toujours dans la découverte de sa miséricorde, c’est-à-dire de cet amour patient et doux 11 comme l’est Dieu Créateur et Père: l’amour, auquel “le Dieu et Père de Notre Seigneur Jésus-Christ”12 est fidèle jusqu’à ses conséquences extrêmes dans l’histoire de l’alliance avec l’homme, jusqu’à la croix, à la mort et à la résurrection de son Fils. (VII 13, 27)
  • Quả vậy, Giáo hội tuyên dạy và kêu gọi sự hoán cải. Sự trở lại với Chúa luôn luôn hệ tại việc khám phá được lòng thương xót của Ngài, nghĩa là khám phá ra tình thương nhẫn nhịn và nhân từ13 mà chỉ có Đấng Tạo Thành, chỉ có Đấng là Chúa Cha mới có; là thứ tình thương mà “Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”14 mãi thành tín đến độ đón nhận những hậu quả cùng cực trong lịch sử ký kết giao ước với con người; tín thành mãi cho đến thập tự giá, đến cái chết và sự sống lại của Người Con. (VII 13, 27)

5. APV VII 13,28

  • Conversion to God is always the fruit of the rediscovery of this Father, who is rich in mercy. (VII 13,28)
  • La conversion à Dieu est toujours le fruit du retour au Père riche en miséricorde. (VII 13,28)
  • Việc hoán cải trở lại với Chúa luôn luôn là kết quả của sự tái khám phá ra Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót. (VII 13,28)

Để kết

Tóm lại, để dọn đường cho Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể làm người và ở giữa chúng ta, chúng ta cần và “… mỗi người có thể nghiệm thấy lòng thương xót theo một cách thức riêng nhất, nghĩa là nghiệm ra tình thương mạnh hơn tội lỗi. (VII 13,18)”. Bởi lẽ, “Chính vì tội lỗi có trong thế gian, một thế gian được “Thiên Chúa quá yêu… đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài”,15 mà Thiên Chúa, Đấng “là tình yêu”16 không thể tự mạc khải chính mình cách nào khác hơn là lòng thương xót. (VII 13, 20).

Nghĩa là, “Vì là sự hoàn hảo của Thiên Chúa vô cùng, lòng Chúa thương xót tự thân cũng là vô tận. (VII 13, 22)”; “Quả vậy, Giáo hội tuyên dạy và kêu gọi sự hoán cải. Sự trở lại với Chúa luôn luôn hệ tại việc khám phá được lòng thương xót của Ngài, nghĩa là khám phá ra tình thương nhẫn nhịn và nhân từ17 mà chỉ có Đấng Tạo Thành, chỉ có Đấng là Chúa Cha mới có; là thứ tình thương mà “Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”18 mãi thành tín đến độ đón nhận những hậu quả cùng cực trong lịch sử ký kết giao ước với con người; tín thành mãi cho đến thập tự giá, đến cái chết và sự sống lại của Người Con. (VII 13, 27)”. Bởi điều thú vị còn là: “Việc hoán cải trở lại với Chúa luôn luôn là kết quả của sự tái khám phá ra Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót. (VII 13, 28)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————-

[1] Bùi Văn Đọc, Thư Mục tử Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh 2014, số 4.

2 X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Thư chung gửi cộng đồng dân Chúa “Hội thánh Công giáo tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-âm-hóa”, 2013, số 4.

3 Jn 3:16.

4 1 Jn 4:8.

5 Jn 3,16. 

6  Jn 4,8.

7 Ga 3,16.

8 Ga 4,8.

9 Cf. 1 Cor 13:4.

10 2Cor 1:3.

11 Cf. 1Co 13,4.

12 2Co 1,3.

13 1Cr 13,4.

14 2Cr 1,3.

15 Ga 3,16.

16 1Ga 4,8.

17 1Cr 13,4.

18 2Cr 1,3.

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN