Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 32)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 32)

 

Dẫn vào

Trong Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II có viết: “Tất cả những gì làm thành việc ‘thấy’ Đức Kitô (la vision du Christ) trong đức tin và giáo huấn sống động của Giáo hội đều đưa chúng ta lại gần việc ‘thấy Chúa Cha’ trong sự thánh thiện của lòng Chúa xót thương”.1 Điều này thực sự là dịp thuận tiện để những ai muốn “thấy” (vision) thì có thể suy tư về “thấy” thêm một lần nữa. Thật vậy, những khái niệm của “thấy” như: nhiệm kiến (vision mystérieuse), hình tưởng kiến (vision imaginaire), hưởng phúc kiến, toàn phúc kiến (vision béatifique)… sẽ chẳng là gì hoặc vẫn chưa là gì cho đến khi “thấy” cái “thấy” của “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Qui m’a vu a vu le Père).2 Bởi lẽ, thấy Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót, thấy Đức Kitô là hiện thân tuyệt hảo nhất của lòng thương xót ấy mới là cái thấy cần thấy, một trực kiến về Thiên Chúa (vision intuitive de Dieu). Thậm chí điều này còn phải được thấu hiểu sâu hơn cả trường hợp của Môsê “thấy” Chúa; bởi thật ra, trong trường hợp đó, Môsê chỉ mới là “nghe thấy” tiếng Chúa.

Bấy giờ ông Môsê đang chăn chiên cho bố vợ là Gítrô, tư tế Mađian. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khôrếp. Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Môsê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?” Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Môsê! Môsê!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh”.3

Bốn lần sử dụng từ mercy và một lần từ merciful

1. APV VII 13,9

  • “He who has seen me has seen the Father” 4. The Church professes the mercy of God, the Church lives by it in her wide experience of faith and also in her teaching, constantly contemplating Christ, concentrating on Him, on His life and on His Gospel, on His cross and resurrection, on His whole mystery. (VII 13,9)
  • “Qui m’a vu a vu le Père” 5. L’Eglise professe la miséricorde de Dieu, l’Eglise en vit, dans sa vaste expérience de foi, et aussi dans son enseignement, en contemplant constamment le Christ, en se concentrant en lui, sur sa vie et son Evangile, sur sa croix et sa résurrection, sur son mystère tout entier. (VII 13,9)
  • “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”6. Giáo hội tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo hội sống bằng lòng thương xót ấy, trong kinh nghiệm rộng lớn về sống đức tin và cả trong việc giảng huấn của mình, nhờ liên tục chiêm ngưỡng Đức Kitô, nhờ tập trung vào Người, vào cuộc đời và Tin mừng của Người, vào thập tự giá và sự phục sinh của Người, vào trọn cả mầu nhiệm nơi Người. (VII 13,9)

2. APV VII 13,10

 
  • Everything that forms the “vision” of Christ in the Church’s living faith and teaching brings us nearer to the “vision of the Father” in the holiness of His mercy. (VII 13,10)
  • Tout ce qui forme la “vision” du Christ dans la foi vive et dans l’enseignement de l’Eglise nous rapproche de la “vision du Père” dans la sainteté de sa miséricorde. (VII 13,10)
  • Tất cả những gì làm thành việc “thấy” Đức Kitô trong đức tin và giáo huấn sống động của Giáo hội đều đưa chúng ta lại gần việc “thấy Chúa Cha” trong sự thánh thiện của lòng Chúa xót thương. (VII 13,10)

3. APV VII 13,11

  • The Church seems in a particular way to profess the mercy of God and to venerate it when she directs herself to the Heart of Christ. (VII 13,11)
  • L’Eglise semble professer et vénérer d’une manière particulière la miséricorde de Dieu quand elle s’adresse au cœur du Christ. (VII 13,11)
  • Giáo hội dường như đặc biệt tuyên xưng và tôn sùng lòng Thiên Chúa xót thương khi Giáo hội hướng mình lên Thánh Tâm Chúa Kitô. (VII 13,11)

4. APV VII 13,12

  • In fact, it is precisely this drawing close to Christ in the mystery of His Heart which enables us to dwell on this point—a point in a sense central and also most accessible on the human level—of the revelation of the merciful love of the Father, a revelation which constituted the central content of the messianic mission of the Son of Man. (VII 13,12)
  • En effet, nous approcher du Christ dans le mystère de son cœur nous permet de nous arrêter sur ce point – point central en un certain sens, et en même temps le plus accessible au plan humain – de la révélation de l’amour miséricordieux du Père, qui a constitué le contenu central de la mission messianique du Fils de l’homme. (VII 13,12)
  • Quả thế, chính sự tiến lại gần Đức Kitô trong mầu nhiệm Thánh Tâm mà chúng ta có thể dừng lại ở điểm này – điểm có nghĩa trọng tâm và cũng dễ gần nhất trên bình diện con người – sự mạc khải về tình yêu-lòng thương xót của Chúa Cha, một mạc khải đã làm nên nội dung cốt yếu thuộc sứ vụ cứu độ của Con Người (Son of Man). (VII 13,12)

5. APV VII 13,13

  • The Church lives an authentic life when she professes and proclaims mercy—the most stupendous attribute of the Creator and of the Redeemer—and when she brings people close to the sources of the Savior’s mercy, of which she is the trustee and dispenser. (VII 13,13)
  • L’Eglise vit d’une vie authentique lorsqu’elle professe et proclame la miséricorde, attribut le plus admirable du Créateur et du Rédempteur, et lorsqu’elle conduit les hommes aux sources de la miséricorde du Sauveur, dont elle est la dépositaire et la dispensatrice. (VII 13,13)
  • Giáo hội sống một đời sống xác thực khi tuyên xưng và công bố lòng thương xót ưu phẩm đáng kính phục nhất của Đấng Tạo Hóa cùng Đấng Cứu Chuộc và khi Giáo hội dẫn đưa con người tới gần các nguồn mạch lòng thương xót của Đấng Cứu Độ, là những cội nguồn Giáo hội được giao phó với việc gìn giữ và phân phối. (VII 13,13)

Để kết

Nói tóm lại, “‘Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha’ Giáo hội tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo hội sống bằng lòng thương xót ấy, trong kinh nghiệm rộng lớn về sống đức tin và cả trong việc giảng huấn của mình, nhờ liên tục chiêm ngưỡng Đức Kitô, nhờ tập trung vào Người, vào cuộc đời và Tin mừng của Người, vào thập tự giá và sự phục sinh của Người, vào trọn cả mầu nhiệm nơi Người” (VII 13,9). Nghĩa là, “Tất cả những gì làm thành việc “thấy” Đức Kitô trong đức tin và giáo huấn sống động của Giáo hội đều đưa chúng ta lại gần việc “thấy Chúa Cha” trong sự thánh thiện của lòng Chúa xót thương” (VII 13,10).

Vì thế, “Giáo hội dường như đặc biệt tuyên xưng và tôn sùng lòng Thiên Chúa xót thương khi Giáo hội hướng mình lên Thánh Tâm Chúa Kitô” (VII 13,11). Mà thật thế, “… chính sự tiến lại gần Đức Kitô trong mầu nhiệm Thánh Tâm mà chúng ta có thể dừng lại ở điểm này – điểm có nghĩa trọng tâm và cũng dễ gần nhất trên bình diện con người – sự mạc khải về tình yêu-lòng thương xót của Chúa Cha, một mạc khải đã làm nên nội dung cốt yếu thuộc sứ vụ cứu độ của Con Người (Son of Man). (VII 13,12)”. “Giáo hội sống một đời sống xác thực khi tuyên xưng và công bố lòng thương xót ưu phẩm đáng kính phục nhất của Đấng Tạo Hóa cùng Đấng Cứu Chuộc và khi Giáo hội dẫn đưa con người tới gần các nguồn mạch lòng thương xót của Đấng Cứu Độ, là những cội nguồn Giáo hội được giao phó với việc gìn giữ và phân phối” (VII 13,13).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

—————-

1 VII 13,10.

2 Ga 14,9-10.

3 Xh 3,1-5.

4 Jn 14:9.

5 Jn 14,9.

6 Ga 14,9-10.

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …