Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 31)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 31)

Dẫn vào

Thỉnh thoảng có người hỏi tại sao Giáo hội lại tuyên xưng và đề cao lòng thương xót của Chúa. Một trong những câu trả lời chủ chốt phải là: “Bởi lẽ không chỉ trong Thánh kinh có đến hơn 400 chỗ nói trực tiếp về lòng Chúa thương xót, mà còn rất nhiều chỗ khác – nếu không muốn nói là hầu như khắp nơi trong cái nhìn toàn cục của mầu nhiệm cứu độ – cũng thật ra đều là những chỗ mà trong đức tin, người ta có thể và phải làm nổi lên một thực tại, thực tại của lòng Chúa xót thương”.

Thật vậy, khi người Pharisêu cứ đứng “ưỡn ngực” để “trò chuyện” với Chúa thì rõ ràng không đúng cách, không thể sánh với cách thức mà người thu thuế sử dụng để thưa chuyện với Chúa – “không dám ngước mắt lên trời” nhưng đấm ngực ăn năn sám hối, và khiêm tốn dâng lời cầu nguyện xin thứ tha. Vâng, đó cũng là một câu trả lời, một thực tại nữa, thực tại của con người yếu đuối, bất toàn đang rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa.

     Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.1

Sáu lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 4

  • Finally, the Church—professing mercy and remaining always faithful to it—has the right and the duty to call upon the mercy of God, imploring it in the face of all the manifestations of physical and moral evil, before all the threats that cloud the whole horizon of the life of humanity today. (VII 4)
  • Enfin, l’Eglise – professant la miséricorde et lui demeurant toujours fidèle – a le droit et le devoir d’en appeler à la miséricorde de Dieu, de l’implorer en face de toutes les formes de mal physique et moral, devant toutes les menaces qui s’appesantissent à l’horizon de la vie de l’humanité contemporaine. (VII 4)
  • Cuối cùng, Giáo hội – tuyên xưng lòng thương xót và luôn trung thành với điều ấy – có quyền và bổn phận kêu nài tới lòng Chúa thương xót khi phải trực diện với mọi biểu hiện của sự dữ thể lý và tinh thần, trước mọi hình thức đe dọa đang bao phủ tới tận chân trời cuộc sống của nhân loại ngày nay. (VII 4)

2. APV VII 13,1

  • The Church must profess and proclaim God’s mercy in all its truth, as it has been handed down to us by revelation. (VII 13,1)
  • L’Eglise doit professer et proclamer la miséricorde divine dans toute sa vérité, telle qu’elle nous est attestée par la révélation. (VII 13,1)
  • Giáo hội phải tuyên xưng và công bố lòng Chúa thương xót trong toàn bộ sự thật của lòng Chúa xót thương, như mạc khải đã truyền lại cho chúng ta. (VII 13,1)

3. APV VII 13,3

  • In the daily life of the Church the truth about the mercy of God, expressed in the Bible, resounds as a perennial echo through the many readings of the Sacred Liturgy. (VII 13,3)
  • Dans la vie quotidienne de l’Eglise, la vérité sur la miséricorde de Dieu, exposée dans la Bible, trouve constamment un écho dans de nombreuses lectures de la sainte liturgie. (VII 13,3)
  •   Trong đời sống hằng ngày của Giáo hội, chân lý về lòng Chúa thương xót được trình bày trong Thánh kinh, vẫn luôn âm vang qua nhiều bài đọc thuộc phụng vụ thánh. (VII 13,3)

4. APV VII 13,6

  • Some theologians affirm that mercy is the greatest of the attributes and perfections of God, and the Bible, Tradition and the whole faith life of the People of God provide particular proofs of this. (VII 13,6)
  • Des théologiens affirment que la miséricorde est le plus grand des attributs de Dieu, la plus grande de ses perfections; la Bible, la Tradition et toute la vie de foi du peuple de Dieu en fournissent des témoignages inépuisables. (VII 13,6)
  •   Một sốMộtMột số nhà thần học quả quyết rằng lòng thương xót là thuộc tính cao cả và hoàn hảo nhất của Thiên Chúa; Thánh kinh, Thánh Truyền và toàn bộ đời sống đức tin của Dân Chúa đều cho thấy những chứng cứ đặc biệt về quả quyết này. (VII 13,6)

5. APV VII 13,8

  • In harmony with Christ’s words to Philip,2 the “vision of the Father”- a vision of God through faith finds precisely in the encounter with His mercy a unique moment of interior simplicity and truth, similar to that which we discover in the parable of the prodigal son. (VII 13,8)
  • Conformément aux paroles que le Christ adressa à Philipp3, la “vision du Père” – vision de Dieu par la foi – trouve dans la rencontre avec sa miséricorde un degré de simplicité et de vérité intérieure semblable à celui que nous trouvons dans la parabole de l’enfant prodigue. (VII 13,8)
  •   Đúng theo ngôn từ Đức Kitô đã nói với Philípphê về việc “thấy Chúa Cha”,4 việc thấy Thiên Chúa nhờ đức tin đạt được cách chính xác trong cuộc gặp gỡ – với lòng Chúa thương xót – một cấp độ duy nhất của sự đơn sơ và chân thật nội tâm, tương tự với cấp độ đơn sơ và chân thật mà chúng ta khám phá thấy trong dụ ngôn người con hoang đàng. (VII 13,8)

Để kết

Nói tóm lại, Giáo hội vẫn luôn hết lòng tuyên xưng lòng thương xót của Chúa; đồng thời Giáo hội cũng vẫn luôn trung thành với tâm tình tin tưởng cậy trông. Nghĩa là, Giáo hội “… có quyền và bổn phận kêu nài tới lòng Chúa thương xót khi phải trực diện với mọi biểu hiện của sự dữ thể lý và tinh thần, trước mọi hình thức đe dọa đang bao phủ tới tận chân trời cuộc sống của nhân loại ngày nay”.5 Thật vậy, “Giáo hội phải tuyên xưng và công bố lòng Chúa thương xót trong toàn bộ sự thật của lòng Chúa xót thương, như mạc khải đã truyền lại cho chúng ta”.6

Vì thế, trong “ … đời sống hằng ngày của Giáo hội, chân lý về lòng Chúa thương xót được trình bày trong Thánh kinh, vẫn luôn âm vang qua nhiều bài đọc thuộc phụng vụ thánh”.7 Thậm chí, m   Một sốMộtột số nhà thần học còn quả quyết rằng: “lòng thương xót là thuộc tính cao cả và hoàn hảo nhất của Thiên Chúa; Thánh kinh, Thánh Truyền và toàn bộ đời sống đức tin của Dân Chúa đều cho thấy những chứng cứ đặc biệt về quả quyết này”;8 đúng theo ngôn từ Đức Kitô đã nói với Philípphê về việc “thấy Chúa Cha”:9 “việc thấy Thiên Chúa nhờ đức tin đạt được cách chính xác trong cuộc gặp gỡ – với lòng Chúa thương xót – một cấp độ duy nhất của sự đơn sơ và chân thật nội tâm, tương tự với cấp độ đơn sơ và chân thật mà chúng ta khám phá thấy trong dụ ngôn người con hoang đàng”.10

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

———————————-

1 Lc 18,9-14.

2 Cf. Jn 14:9-10.

3 Cf. Jn 14,9-10.

4 Ga 14,9-10.

5 VII 4.

6 VII 13,1.

7 VII 13,3.

8 VII 13,6.

9 Ga 14,9-10.

10 VII 13,8.

Xem thêm

T3T31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  TIỆC BẤT TẬN “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”. “Thiên …