Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 30)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 30)

Dẫn vào

Chưa kể đến việc có khá nhiều bài Thánh vịnh ca ngợi lòng Chúa thương xót, thì Thánh kinh nói chung đã có rất nhiều chỗ trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến lòng Chúa xót thương.1 Chẳng hạn:

      Song các ngươi hãy mến yêu địch thù, và hãy thi ân, hãy cho vay mượn, cho dù không trông báo đền. Phần thưởng các ngươi sẽ lớn lao. Và các ngươi sẽ là những người con của Ðấng Tối Cao, vì Người nhân lành với những kẻ vô ơn, độc ác. Các ngươi hãy biết thương xót, như Cha các ngươi là Ðấng xót thương.2

Tuy nhiên, bài viết lần này xin đặt dấu nhấn trên lời kinh Magnificat của Đức Maria khi nhắc đến lòng Chúa xót thương… “từ đời nọ đến đời kia”: 

      Hồn tôi tôn dương Chúa và thần khí tôi nhảy mừng Thiên Chúa, Cứu Chúa của tôi, vì người đã đoái nhìn thân phận mọn hèn tớ nữ của Người. Này từ đây mọi người sẽ khen tôi có phúc, vì Ðấng quyền năng đã làm cho tôi những điều cao cả, Danh Người là Thánh; và lòng thương xót của Người suốt đời nọ đến đời kia trên những kẻ kính sợ Người. Người đã ra oai sức mạnh cánh tay người, làm cho tan tác kẻ kiêu căng lòng trí; hạ kẻ quyền năng khỏi ngôi báu và suy tôn những người khiêm nhượng. Ðói khó Người cho no phỉ sự lành, giàu sang Người xua đuổi về không. Người đã đáp cứu Israel tôi tá Người, bởi nhớ lại tình nhân nghĩa, như Người đã phán với tổ tiên chúng ta, hứa cho Abraham và dòng dõi cho đến muôn đời.3

Bốn lần sử dụng từ mercy

1. APV VI 10,1

  • We have every right to believe that our generation too was included in the words of the Mother of God when she glorified that mercy shared in “from generation to generation” by those who allow themselves to be guided by the fear of God. (VI 10,1)
  • Nous avons tout droit de croire que notre génération, elle aussi, a été comprise dans les paroles de la Mère de Dieu, lorsqu’elle glorifiait cette miséricorde dont participent “de génération en génération” tous ceux qui se laissent conduire par la crainte de Dieu. (VI 10,1)
  • Chúng ta có toàn quyền để tin rằng thế hệ chúng ta cũng được bao gồm trong những lời của Mẹ Thiên Chúa khi Mẹ tôn vinh lòng Chúa thương xót mà tất cả những ai kính sợ Chúa đều được dự phần “từ đời nọ đến đời kia”. (VI 10,1)

2. APV VII 1

  • In connection with this picture of our generation, a picture which cannot fail to cause profound anxiety, there come to mind once more those words which, by reason of the Incarnation of the Son of God, resounded in Mary’s Magnificat, and which sing of “mercy from generation to generation.” (VII 1)
  • En relation avec cette image de notre génération, qui ne peut que susciter une profonde inquiétude, nous reviennent à l’esprit les paroles qui résonnèrent dans le Magnificat de Marie pour célébrer l’incarnation du Fils de Dieu et qui chantent la “miséricorde… de génération en génération”. (VII 1)
  • Trong tương quan với hình ảnh này của thế hệ chúng ta, là hình ảnh khơi dậy lòng ao ước sâu xa, mà những lời kinh Magnificat của Đức Maria một lần nữa lại vang lên trong tâm trí chúng ta, để ca tụng việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và hát mừng “lòng Chúa xót thương… từ đời nọ đến đời kia”.  (VII 1)

3. APV VII 2

  • The Church of our time, constantly pondering the eloquence of these inspired words, and applying them to the sufferings of the great human family, must become more particularly and profoundly conscious of the need to bear witness in her whole mission to God’s mercy, following in the footsteps of the tradition of the Old and the New Covenant, and above all of Jesus Christ Himself and His Apostles. (VII 2)
  • Il faut que l’Eglise de notre temps, gardant toujours dans son cœur l’éloquence de ces paroles inspirées et les appliquant aux expériences et aux souffrances de la grande famille humaine, prenne une conscience plus profonde et plus motivée de la nécessité de rendre témoignage à la miséricorde de Dieu dans toute sa mission, conformément à la tradition de l’ancienne et de la nouvelle Alliance, et surtout à la suite de Jésus-Christ lui-même et de ses Apôtres. (VII 2)
  • Luôn suy niệm trong lòng sự hùng hồn của những lời thần hứng ấy và đem áp dụng vào trường hợp những khổ đau của đại gia đình nhân loại, Giáo hội của thời đại chúng ta phải đặc biệt và sâu sắc ý thức hơn về sự cần thiết làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong toàn thể sứ vụ của mình, theo truyền thống của cả Giao ước Cũ lẫn Mới, và trên hết là theo chân chính Đức Giêsu Kitô và các tông đồ của Người. (VII 2)

4. APV VII 3

  • The Church must bear witness to the mercy of God revealed in Christ, in the whole of His mission as Messiah, professing it in the first place as a salvific truth of faith and as necessary for a life in harmony with faith, and then seeking to introduce it and to make it incarnate in the lives both of her faithful and as far as possible in the lives of all people of good will. (VII 3)
  • L’Eglise doit rendre témoignage à la miséricorde de Dieu révélée dans le Christ en toute sa mission de Messie, en la professant tout d’abord comme vérité salvifique de foi nécessaire à une vie en harmonie avec la foi, puis en cherchant à l’introduire et à l’incarner dans la vie de ses fidèles, et autant que possible dans celle de tous les hommes de bonne volonté. (VII 3)
  • Giáo hội phải làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa được mạc khải nơi Đức Kitô trong toàn bộ sứ vụ của Người là Đấng Mêxia, trước tiên bằng cách tuyên xưng lòng thương xót ấy như chân lý cứu độ của đức tin, cần thiết cho một đời sống hòa hợp với đức tin, rồi tìm cách giới thiệu lòng thương xót ấy được nhập thể vào đời sống các tín hữu trong Giáo hội, cũng như, trong mức độ có thể, được nhập thể vào đời sống của những ai thiện chí.  (VII 3)

Để kết

Thật vậy, chúng ta (1) “… có toàn quyền để tin rằng thế hệ chúng ta cũng được bao gồm trong những lời của Mẹ Thiên Chúa khi Mẹ tôn vinh lòng Chúa thương xót mà tất cả những ai kính sợ Chúa đều được dự phần ‘từ đời nọ đến đời kia’ (VI 10,1)”; và trong tương quan (2) “… với hình ảnh này của thế hệ chúng ta, là hình ảnh khơi dậy lòng ao ước sâu xa, mà những lời kinh Magnificat của Đức Maria một lần nữa lại vang lên trong tâm trí chúng ta, để ca tụng việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và hát mừng ‘lòng Chúa xót thương… từ đời nọ đến đời kia’ (VII 1)”; đồng thời chúng ta cũng hãy luôn (3) “… suy niệm trong lòng sự hùng hồn của những lời thần hứng ấy và đem áp dụng vào trường hợp những khổ đau của đại gia đình nhân loại…” để “… Giáo hội của thời đại chúng ta phải đặc biệt và sâu sắc ý thức hơn về sự cần thiết làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong toàn thể sứ vụ của mình, theo truyền thống của cả Giao ước Cũ lẫn Mới, và trên hết là theo chân chính Đức Giêsu Kitô và các Tông đồ của Người (VII 2)”.

Nghĩa là, Giáo hội cần phải (4) “… làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa được mạc khải nơi Đức Kitô trong toàn bộ sứ vụ của Người là Đấng Mêxia, trước tiên bằng cách tuyên xưng lòng thương xót ấy như chân lý cứu độ của đức tin, cần thiết cho một đời sống hòa hợp với đức tin, rồi tìm cách giới thiệu lòng thương xót ấy được nhập thể vào đời sống các tín hữu trong Giáo hội, cũng như trong mức độ có thể được nhập thể vào đời sống của những ai thiện chí (VII 3)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

————————————

1 Trong Thánh kinh, có đến hơn 400 chỗ nói trực tiếp về Lòng Chúa thương xót, và rất nhiều chỗ khác đề cập đến thực tại này cách gián tiếp.

2 Lc 6,35-36.

3 Lc 1,46-55.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …