Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 29)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 29)

Dẫn vào

Chuyện xưa kể rằng, có một cái bình đựng rượu được làm ra với một cạnh góc rất riêng biệt và được gọi là cái “cô”. Sau này quen dần, khi làm cái bình đựng rượu không có cạnh góc riêng biệt đó, người ta vẫn gọi cái bình như thế là cái “cô”. Và vậy là, một triết gia “học thuyết chính danh” nọ bèn lên tiếng: “Nếu cái bình đựng rượu muốn được gọi là cái ‘cô’ thì phải có cạnh góc riêng biệt; bằng không hãy cho nó một cái tên mới, hay ít ra đừng gọi nó là cái ‘cô’ vì sẽ nhầm với cái bình đựng rượu có cạnh góc riêng biệt…”.1

Suy nghĩ cách “lôgíc theo chiều đối lại” của thuyết chính danh, chúng ta có thể nhận ra một ý nghĩa rất tích cực khi biết rằng c ác tước hiệu dành cho Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Đấng Bị Đóng Đinh, Đấng Phục Sinh… 2 Hơn nữa, Đức mẹ Maria còn được gọi là   Đức bà Lòng Thương Xót, Đức mẹ Lòng Chúa Thương Xót.3 Thật vậy:

Sáu lần sử dụng từ mercy

1. APV V 9,13

  • In this sense, we call her the Mother of mercy: our Lady of mercy, or Mother of divine mercy; in each one of these titles there is a deep theological meaning, for they express the special preparation of her soul, of her whole personality, so that she was able to perceive, through the complex events, first of Israel, then of every individual and of the whole of humanity, that mercy of which “from generation to generation” 4people become sharers according to the eternal design of the most Holy Trinity. (V 9,13)
  • En ce sens, nous l’appelons aussi Mère de la miséricorde: Notre-Dame de miséricorde, ou Mère de la divine miséricorde; en chacun de ces titres, il y a une signification théologique profonde, parce qu’ils expriment la préparation particulière de son âme, de toute sa personne, qui la rend capable de découvrir, d’abord à travers les événements complexes d’Israël puis à travers ceux qui concernent tout homme et toute l’humanité, cette miséricorde à laquelle tous participent “de génération en génération” 5, selon l’éternel dessein de la Très Sainte Trinité. (V 9,13)
  •   Theo nghĩa này, chúng ta gọi người là Mẹ của lòng thương xót: Đức bà Lòng Thương Xót hay Đức mẹ Lòng Chúa Thương Xót; mỗi tước hiệu này đều có một ý nghĩa thần học sâu sắc bởi đều diễn tả việc tâm hồn và tất cả con người Đức mẹ được chuẩn bị đặc biệt để có thể cảm nhận được lòng thương xót của Chúa – qua các biến cố phức tạp của Ítraen rồi các biến cố liên quan tới mỗi người và toàn thể nhân loại – lòng thương xót mà ai ai cũng được hưởng phần “từ đời nọ đến đời kia”6 theo kế hoạch đời đời của Ba Ngôi Chí Thánh. (V 9,13)

2. APV V 9,14

  • The above titles which we attribute to the Mother of God speak of her principally, however, as the Mother of the crucified and risen One; as the One who, having obtained mercy in an exceptional way, in an equally exceptional way “merits” that mercy throughout her earthly life and, particularly, at the foot of the cross of her Son; and finally as the one who, through her hidden and at the same time incomparable sharing in the messianic mission of her Son, was called in a special way to bring close to people that love which He had come to reveal: the love that finds its most concrete expression vis-a-vis the suffering, the poor, those deprived of their own freedom, the blind, the oppressed and sinners, just as Christ spoke of them in the words of the prophecy of Isaiah, first in the synagogue at Nazareth 7 and then in response to the question of the messengers of John the Baptist.8 (V 9,14).
  • Cependant, ces titres que nous décernons à la Mère de Dieu parlent surtout d’elle comme de la Mère du Crucifié et du Ressuscité; comme de celle qui, ayant expérimenté la miséricorde d’une manière exceptionnelle, “mérite” dans la même mesure cette miséricorde tout au long de son existence terrestre, et particulièrement au pied de la croix de son Fils; enfin ils nous parlent d’elle comme de celle qui, par sa participation cachée mais en même temps incomparable à la tâche messianique de son Fils, a été appelée d’une manière spéciale à rendre proche des hommes cet amour qu’il était venu révéler: amour qui trouve sa manifestation la plus concrète à l’égard de ceux qui souffrent, des pauvres, des prisonniers, des aveugles, des opprimés et des pécheurs, ainsi que le dit le Christ avec les termes de la prophétie d’Isaïe, d’abord dans la synagogue de Nazareth 9, puis en réponse aux envoyés de Jean-Baptiste 10. (V 9,14)
  •   Các tước hiệu trên mà chúng ta dành cho Mẹ Thiên Chúa cũng chủ yếu nói về Mẹ là Mẹ của Đấng Bị Đóng Đinh, Đấng Phục Sinh; là người đã được hưởng lòng thương xót cách ngoại thường, và cũng theo cách thức ngoại thường mà “xứng đáng” với lòng thương xót này trong suốt cuộc đời trần thế của mình, và đặc biệt dưới chân thập tự giá của Con mình; sau cùng các tước hiệu ấy chủ yếu nói với chúng ta về Đức mẹ là người, qua sự dự phần vừa kín đáo vừa khôn sánh vào sứ vụ cứu độ của Con mình, được đặc biệt mời gọi để làm cho tình thương Đức Kitô đã mạc khải nên gần gũi với loài người: tình thương được biểu lộ cách cụ thể nhất đối với những người đau khổ, những người nghèo khó, những kẻ bị cầm tù, những kẻ đui mù, những người bị áp bức và những kẻ tội lỗi, như Đức Kitô đã nói qua những lời tiên tri của Isaia trước là tại hội đường Nazarét,11 và sau là để trả lời cho những người do Gioan Tẩy Giả phái đến.12 (V 9,14) 

Để kết

Vậy ra, với lòng yêu mến biệt kính đối với Mẹ Thiên Chúa và trong cái nhìn “chính danh” về các tước hiệu kính dâng Mẹ, “… chúng ta gọi người là Mẹ của lòng thương xót: Đức bà Lòng Thương Xót hay Đức mẹ Lòng Chúa Thương Xót; mỗi tước hiệu này đều có một ý nghĩa thần học sâu sắc bởi đều diễn tả việc tâm hồn và tất cả con người Đức mẹ được chuẩn bị đặc biệt để có thể cảm nhận được lòng thương xót của Chúa – qua các biến cố phức tạp của Ítraen rồi các biến cố liên quan tới mỗi người và toàn thể nhân loại – lòng thương xót mà ai ai cũng được hưởng phần ‘từ đời nọ đến đời kia’13 theo kế hoạch đời đời của Ba Ngôi Chí Thánh. (V 9,13)”.

Theo đó, trong cái nhìn “chính danh” về các tước hiệu chúng ta kính dâng cho Mẹ Thiên Chúa, thì các tước hiệu ấy cho chúng ta cơ hội nhận ra lòng Chúa thương xót trải rộng trải dài từ đời nọ đến đời kia cho tất cả mọi người, trong đó có Mẹ Maria, Mẹ của Đấng Bị Đóng Đinh, Đấng Phục Sinh. Bởi lẽ các tước hiệu kính dâng Mẹ Thiên Chúa “ … cũng chủ yếu nói về Mẹ là Mẹ của Đấng Bị Đóng Đinh, Đấng Phục Sinh; là người đã được hưởng lòng thương xót cách ngoại thường, và cũng theo cách thức ngoại thường mà ‘xứng đáng’ với lòng thương xót này trong suốt cuộc đời trần thế của mình, và đặc biệt dưới chân thập tự giá của Con mình; sau cùng các tước hiệu ấy chủ yếu nói với chúng ta về Đức mẹ là người, qua sự dự phần vừa kín đáo vừa khôn sánh vào sứ vụ cứu độ của Con mình, được đặc biệt mời gọi để làm cho tình thương Đức Kitô đã mạc khải nên gần gũi với loài người: tình thương được biểu lộ cách cụ thể nhất đối với những người đau khổ, những người nghèo khó, những kẻ bị cầm tù, những kẻ đui mù, những người bị áp bức và những kẻ tội lỗi, như Đức Kitô đã nói qua những lời tiên tri của Isaia trước là tại hội đường Nazarét,14 và sau là để trả lời cho những người do Gioan Tẩy Giả phái đến.15 (V 9,14)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————–

1 X. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, Nxb. Văn Hóa 1995.

2 X. V 9,14.

3 X. V 9,13.

4 Lk 1:50.

5 Lc 1,50.

6 Lc 1,50.

7 Cf. Lk 4:18.

8 Cf. Lk 7:22.

9 Cf. Lc 4,18.

10 Cf. Lc 7,22.

11 Lc 4,18.

[1]2 Lc 7,12.

[1]3 Lc 1,50.

[1]4 Lc 4,18.

[1]5 Lc 7,12.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …