Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 26)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 26)

 

BÀI ÔN TẬP 2 (sau mỗi 12 bài)

Dẫn vào

Trong mục “Học hỏi linh đạo” của Tài liệu học tập Lòng Chúa Thương Xót, mười hai bài viết vừa qua (từ bài 14 đến bài 25) đều có chung một tên là: Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót.[1] Với các bài viết này, 97 lần từ mercy đã được đề cập đến qua 61 câu trích dẫn trong Thông điệp Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót).[2] Theo đó, mười hai bài viết tập trung vào hai đề mục: Đức Giêsu Kitô: (1) mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa; (2) dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân Chúa.[3]

Mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa

  • … mạc khải tình thương-lòng thương xót của Thiên Chúa… (II 3,24)
  • Đức Kitô… mạc khải đầy đủ hơn về Chúa Cha là Thiên Chúa “giàu lòng thương xót” (II 3,27)
  • Đức Kitô công bố lời mời gọi lòng thương xót (II 3,28)
  • “Những ai xót thương người… sẽ được Thiên Chúa xót thương” (II 3,29)
  • … “lòng thương xót” trong Cựu ước có một lịch sử lâu dài và phong phú” (III 4,1)
  • … Đức Kitô (đã) mạc khải (và lòng thương xót ấy đã) tỏa sáng cách rõ ràng hơn (III 4,2)
  • … với hình ảnh tình thương sâu đậm của Thiên Chúa đối với dân (III 4,9)
  • … lòng thương xót biểu hiện một sức mạnh đặc biệt của tình thương (III 4,12)
  • … trong bối cảnh “xã hội” rộng lớn đó, lòng thương xót xuất hiện như mối tương liên với kinh nghiệm nội tâm của từng người (III 4,13)
  • … bằng hành động cũng như bằng lời nói, Đức Chúa đã mạc khải lòng thương xót ngay từ khi Ngài chọn dân tộc Ítraen (III 4,24)
  • … lòng thương xót được tỏ bày trong nhiều sách khác nhau của Cựu ước bằng lối diễn đạt hết sức phong phú (III 4,29)
  • Cựu ước công bố lòng thương xót của Đức Chúa bằng cách dùng nhiều từ ngữ có ý nghĩa tương cận nhau (III 4,32)
  • … vị trí hàng đầu và trổi vượt của đức ái đối với đức công bình – một đặc trưng của toàn thể mạc khải – được biểu lộ cách chính xác qua lòng thương xót (III 4,38)
  • Đây có lẽ là điều hiển nhiên nhất nơi dụ ngôn người con hoang đàng;[4] dẫu rằng từ ngữ “lòng thương xót” không thấy xuất hiện, điều cốt lõi của lòng Chúa xót thương được diễn đạt cách hết sức rõ ràng (IV 5,7-8).

Dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân

  • Chúa Kitô… dùng tình thương và lòng thương xót để hướng dẫn dân trong cuộc sống… (II 3,24)
  • Đức Kitô đã tỏ mình… (III 4,3)
  • Dân Chúa khẩn nài đến lòng thương xót… (III 4,6)
  • … hướng đến Đức Chúa và khẩn cầu lòng thương xót của Ngài (III 4,14)
  • … cậy dựa vào nơi lòng thương xót của Chúa, để kêu cầu lòng thương xót ấy mỗi khi bi kịch xảy ra (III 4,19)
  • … được biểu lộ trong lòng thương xót của Đức Chúa đối với dân Ngài: Ngài là Cha của dân (III 4,25)
  • … cất tiếng thành những bài thánh ca ca ngợi Thiên Chúa của tình thương, sự trìu mến, lòng thương xót và dạ trung thành (III 4,27)
  • … lòng thương xót không chỉ gắn liền với khái niệm Thiên Chúa, mà còn tiêu biểu cho cuộc sống của toàn thể dân Ítraen (III 4,28)
  • … hãy cầu khẩn lòng Chúa thương xót; Cựu ước giúp họ tin cậy vào lòng thương xót của Chúa và nhắc họ về lòng thương xót đó những khi họ sa đà và ngã lòng (III 4,33)
  • Cựu ước cảm tạ và tôn vinh lòng thương xót mỗi lần lòng thương xót ấy được biểu lộ và được thực hiện trong cuộc sống của dân hay nơi đời sống của từng cá nhân (III 4,34)
  • … theo một nghĩa nào đó, lòng thương xót đứng ở thế đối lập với sự công bình của Thiên Chúa (III 4,35)
  • … hạn từ công bình lại có nghĩa là ơn cứu độ do Đức Chúa và lòng thương xót của Ngài thực hiện…[5] (III 4,39)
  • … nền tảng sâu xa của tương quan giữa công bình và lòng thương xót nơi Thiên Chúa, trong các mối tương quan của Ngài với con người và với trần gian (III 4,42)
  • … vang lên nơi Tin mừng theo Thánh Luca trong sự hài hòa duy nhất có liên quan đến lòng thương xót của Thiên Chúa, một sự hài hòa làm vang dội mạnh mẽ toàn bộ truyền thống Cựu ước (IV 5,1)
  • Đức Maria, đã tôn dương Chúa hết tâm hồn mình “vì lòng thương xót” Ngài ban “đời nọ tới đời kia” cho những người sống biết kính sợ Ngài (IV 5,3). 

Kết luận

Lễ tuyên thánh cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005) vừa qua vào ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót (27-4-2014) làm chúng ta nhớ đến một trong những nhân đức anh hùng của thánh nhân: “sẵn lòng tha thứ”.[6] Sự tha thứ của ngài như phản ánh phần nào lòng thương xót bao la của Thiên Chúa: (1) Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ;[7] (2) Thiên Chúa tìm kiếm để tha thứ;[8] (3) Thiên Chúa tha thứ cho những kẻ giết Con Chúa;[9] (4) Chúa Giêsu chịu chết để ban ơn tha thứ;[10] (5) Chúa Giêsu lập Bí tích Hòa Giải để ban ơn tha thứ.[11]

Chính trong tâm tình này và qua những trích dẫn tiêu biểu trên, chúng ta có thể hiểu biết hơn về lòng thương xót của Thiên Chúa như Đức Giêsu Kitô đã mạc khải và dùng tình thương-lòng thương xót (merciful love, amour miséricordieux) để hướng dẫn dân Chúa.

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] Phong trào Lòng Chúa Thương Xót TGP. Sài Gòn, Tài liệu học tập Lòng Chúa Thương Xót (Bài 14 – Bài 25) (x. Ủy ban Giáo dân, Chuyển ngữ…, 50-93). Với việc tham khảo các bản văn liên quan và với những suy nghĩ tìm hiểu, so sánh đối chiếu…, các biên soạn viên đã hoàn thành, với chất lượng tốt nhất theo khả năng, công việc chuyển ngữ sang tiếng Việt Thông điệp Dives in Misericordia.

[2] Chỉ với 61 câu trích dẫn, từ mercy đã được sử dụng đến 97 lần trong: (1) APV II 3,24; (2) APV II 3,27; (3) APV II 3,28; (4) APV II 3,29; (5) APV III 4,1; (6) APV III 4,2; (7) APV III 4,3; (8) APV III 4,6; (9) APV III 4,9; (10) APV III 4,12; (11) APV III 4,13; (12) APV III 4,14; (13) APV III 4,19; (14) APV III 4,24; (15) APV III 4,25; (16) APV III 4,27; (17) APV III 4,28; (18) APV III 4,29; (19) APV III 4,30; (20) APV III 4,32; (21) APV III 4,33; (22) APV III 4,34; (23) APV III 4,38; (24) APV III 4,38; (25) APV III 4,39; (26) APV III 4,42; (27) APV IV 5,1; (28) APV IV 5,3; (29) APV IV 5,4; (30) APV IV 5,5; (31) APV IV 5,7-8; (32) APV IV 5,9; (33) APV IV 5,34; (34) APV IV 5,35; (35) APV IV 5,36; (36) APV IV 6,1; (37) APV IV 6,3; (38) APV IV 6,20; (39) APV IV 6,22; (40) APV IV 6,26; (41) APV IV 6,27; (42) APV IV 6,28; (43) APV IV 6,29; (44) APV IV 6,32; (45) APV IV 6,33; (46) APV IV 6,34; (47) APV IV 6,36; (48) APV IV 6,37; (49)

APV V 7,2; (50) APV V 7,5; (51) APV V 7,6; (52) APV V 7,10; (53) APV V 7,18; (54) APV V 7,19; (55) APV V 7,35; (56) APV V 7,36; (57) APV V 8,15; (58) APV V 8,19; (59) APV V 8,20; (60) APV V 8,21; (61) APV V 8,23.

[3] Để tiện việc tra cứu, các số trong ngoặc đơn được sử dụng làm ký hiệu chỉ các số, các câu trong thông điệp. Thí dụ: (1) (I,1,1): một La Mã, số một, câu một; (2) (I,1,2): một La Mã, số một, câu hai.

[4] X. Lc 15,11-32.

[5] Tv 40 (39),11; 98 (97),2; Is 45,21; 51,5.8; 56,1.

[6] Tha thứ cho tay súng ám sát ngài (17g10, 13-5-1981): Ali Agca (Thổ Nhĩ Kỳ). Thật vậy, hai ngày sau lễ Chúa Giáng Sinh năm 1983, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đích thân đến nhà tù thăm Ali Agca. Sau khi nói chuyện riêng với Ali Agca khoảng 20 phút, ngài cho biết: “Những gì chúng tôi nói chuyện vẫn được giữ bí mật, chỉ anh ta và tôi biết. Tôi nói với anh ta như người anh em mà tôi đã tha thứ và là người tôi hoàn toàn tin tưởng” (Ali Agca đã quỳ xuống xin hôn tay Đức Giáo hoàng). Dịp Đại thánh niên 2.000, chính Đức Giáo hoàng đã tiếp tục xin Tổng thống Ý tha cho Ali Agca.

[7] X. Lc 15,11-32; Lc 18,9-14; Ga 8,1-11.

[8] X. Mt 9,10-13; Mt 9,9 ; Lc 15,4-7; Lc 15,8-10.

[9] X. Lc 23,34.

[10] X. 1Pr 2,24; Ga 10,11.

[11] X. Ga 20,22-23.

 

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …