Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 21)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 21)

 

Dẫn vào

Xử sự nhân từ người cha thật đôn hậu

Thêm một nhịp cầu cho con được bước qua

Chiếc cầu như quá… vươn xa hơn công lý

Vượt bến lý trí chạm đến bờ xót thương.1

    Vậy lòng xót thương là gì? Liệu lòng thương xót của Thiên Chúa có: (1) “… giúp chúng ta tái khám phá ra những khía cạnh riêng của tầm nhìn Cựu ước về lòng thương xót trong một tổng hợp hoàn toàn mới, thật đơn giản và sâu sắc”;2 (2) “… mang hình thái nội tâm của tình thương mà Tân ước gọi là agapê”;3 (3) giúp đối tượng của lòng thương xót là nhân loại chúng ta tìm thấy lại và phục hồi được những giá trị đích thực của một “nhân linh ư vạn vật” không…?4

Có ai bận vướng với biết bao thành kiến

Có ai phiến diện đánh giá theo bề ngoài

Có ai sợ hãi tương quan bất bình đẳng

Mất sự thăng bằng… hiểu tình thương Chúa ban

Nung nấu tâm can không thích làm người nhận

Quá lẽ cẩn thận muốn được làm người cho

Bao nhiêu lắng lo cho vẫn là có phúc

Dù trong dù đục… Chúa thương xót con người.5

Sáu lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV IV 6,3

  • The conduct of the father in the parable and his whole behavior, which manifests his internal attitude, enables us to rediscover the individual threads of the Old Testament vision of mercy in a synthesis which is totally new, full of simplicity and depth. (IV 6,3)
  • Le comportement du père de la parabole, sa manière d’agir, qui manifeste son attitude intérieure, nous permet de retrouver les différents aspects de la vision vétéro-testamentaire de la miséricorde dans une synthèse totalement nouvelle, pleine de simplicité et de profondeur. (IV 6,3)
  •   CáchCáchCách xử sự của người cha trong dụ ngôn và toàn bộ lối ứng xử, biểu lộ thái độ nội tâm của ông và khiến chúng ta tái khám phá ra những khía cạnh riêng của tầm nhìn Cựu ước về lòng thương xót trong một tổng hợp hoàn toàn mới, thật đơn giản và sâu sắc. (IV 6,3)

2. APV IV 6,20

  • Mercy—as Christ has presented it in the parable of the prodigal son—has the interior form of the love that in the New Testament is called agape. (IV 6,20)
  • La miséricorde – telle que le Christ l’a présentée dans la parabole de l’enfant prodigue – a la forme intérieure de l’amour qui, dans le Nouveau Testament, est appelé agapé. (IV 6,20)
  •   Lòng thương xót – như Đức Kitô trình bày trong dụ ngôn người con hoang đàng – mang hình thái nội tâm của tình thương mà Tân ước gọi là agapê. (IV 6,20)

3. APV IV 6,22

  • When this happens, the person who is the object of mercy does not feel humiliated, but rather found again and “restored to value.” (IV 6,22)
  • Lorsqu’il en est ainsi, celui qui est objet de la miséricorde ne se sent pas humilié, mais comme retrouvé et “revalorisé”. (IV 6,22)
  •   Trong tình huống đó, người là đối tượng của lòng thương xót không cảm thấy bị hạ nhục, mà đúng ra là người lại được tìm thấy và “phục hồi giá trị”. (IV 6,22)     

4. APV IV 6,26

  • Our prejudices about mercy are mostly the result of appraising them only from the outside. (IV 6,26)
  • Nos préjugés au sujet de la miséricorde sont le plus souvent le résultat d’une évaluation purement extérieure. (IV 6,26)
  •   Các thành kiến của chúng ta về lòng thương xót chủ yếu là hậu quả của cách đánh giá chỉ theo bề ngoài. (IV 6,26)

5. APV IV 6,27

  • At times it happens that by following this method of evaluation we see in mercy above all a relationship of inequality between the one offering it and the one receiving it. (IV 6,27)
  • Il nous arrive parfois, en considérant les choses ainsi, de percevoir surtout dans la miséricorde un rapport d’inégalité entre celui qui l’offre et celui qui la reçoit.  (IV 6,27)
  •   Những lúcNNhững lúc như vậy, theo phương pháp lượng giá này có khi chúng ta thấy trên hết nơi lòng thương xót là một mối tương quan bất bình đẳng giữa kẻ cho và người nhận. (IV 6,27)     

6. APV IV 6,28

  • And, in consequence, we are quick to deduce that mercy belittles the receiver, that it offends the dignity of man. (IV 6,28)
  • Et par conséquent, nous sommes prêts à en déduire que la miséricorde offense celui qui en est l’objet, qu’elle offense la dignité de l’homme. (IV 6,28)
  •   Và vì thế, chúng ta mau mắn suy diễn rằng lòng thương xót làm giảm giá trị người nhận, xúc phạm đến phẩm giá con người. (IV 6,28)   

Để kết

Xử sự nhân từ người cha thật đôn hậu

Thêm một nhịp cầu cho con được bước qua

Chiếc cầu như quá… vươn xa hơn công lý

Vượt bến lý trí chạm đến bờ xót thương.

Có ai bận vướng với biết bao thành kiến

Có ai phiến diện đánh giá theo bề ngoài

Có ai sợ hãi tương quan bất bình đẳng

Mất sự thăng bằng… hiểu tình thương Chúa ban

Nung nấu tâm can không thích làm người nhận

Quá lẽ cẩn thận muốn được làm người cho

Bao nhiêu lắng lo cho vẫn là có phúc

Dù trong dù đục… Chúa thương xót con người.6

    intheimageofgodTóm lại, mầu nhiệm lòng thương xót qua cách xử sự nhân từ của người cha nhân hậu –  mặc cho bao thành kiến – là mầu nhiệm của tình thương vượt trên công bằng, công lý… mà không làm xúc phạm đến phẩm giá con người: (1) “Cách xử sự của người cha trong dụ ngôn và toàn bộ lối ứng xử, biểu lộ thái độ nội tâm của ông và khiến chúng ta tái khám phá ra những khía cạnh riêng của tầm nhìn Cựu ước về lòng thương xót trong một tổng hợp hoàn toàn mới, thật đơn giản và sâu sắc” (IV 6,3); (2) “ Lòng thương xót – như Đức Kitô trình bày trong dụ ngôn người con hoang đàng – mang hình thái nội tâm của tình thương mà Tân ước gọi là agapê” (IV 6,20); (3) “ Trong tình huống đó, người là đối tượng của lòng thương xót không cảm thấy bị hạ nhục, mà đúng ra là người lại được tìm thấy và ‘phục hồi giá trị’” (IV 6,22); (4) “ Các thành kiến của chúng ta về lòng thương xót chủ yếu là hậu quả của cách đánh giá chỉ theo bề ngoài” (IV 6,26); (5) “ Những lúcNNhững lúc như vậy, theo phương pháp lượng giá này có khi chúng ta thấy trên hết nơi lòng thương xót là một mối tương quan bất bình đẳng giữa kẻ cho và người nhận” (IV 6,27). Vậy chúng ta cần tránh“… suy diễn rằng lòng thương xót làm giảm giá trị người nhận, xúc phạm đến phẩm giá con người” (IV 6,28).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

 

———————————–

1 Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý III (TP. HCM: LHNB, 2012), 162.

2 X. Minh Triết Cuộc Đời, Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TP. HCM: LHNB, 2012), IV 6,3.

3 X. Sđd., IV 6,20.

4 X. Sđd., IV 6,22.

5 Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca…, 163.

6 Sđd, 162-3.

 

Xem thêm

T2Tuan34TNB

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXIV Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  TOẢ SÁNG “Bà này túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những …