PHI LỘ – Tác giả bài viết này là Frank Cronin đã từng thề là vô thần, có bằng thạc sĩ về Thần Học của ĐH Regent. Nghiên cứu của ông bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, Tông Đồ Đoàn (Holy Apostles College) và Chủng Viện (Seminary). Và rồi ông đã gia nhập Công giáo năm 2007.
Ở trường học có 2 loại bài làm – bài trắc nghiệm khách quan và bài trắc nghiệm thử thách. Về bài trắc nghiệm khách quan, có MỘT câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi, không có toàn bộ đúng. Hoặc trả lời đúng hoặc trả lời sai. Không thể “hình như là hình như,” chỉ có ĐÚNG hoặc SAI. Vậy đó!
Với bài trắc nghiệm, câu trả lời đúng có trước mặt chúng ta. Chúng ta phải cố tìm ra nó.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải chọn lựa như vậy. Nếu tất cả những câu có thể trả lời có trong danh sách, chúng ta phải tìm ra câu đúng. Nếu danh sách bao hàm toàn diện, cách chọn lựa rõ ràng và loại trừ lẫn nhau, chúng ta có thể biết chắc chắn câu nào đúng trong danh sách đó. Điều này thích hợp với những câu trả lời đối với các vấn đề lớn của cuộc sống, kể cả các vấn đề về Thiên Chúa.
Chẳng hạn, hãy nhìn vào nguồn gốc của vũ trụ. Làm sao có điều đó? Nó xảy ra ngẫu nhiên hay có chủ ý? Vũ trụ được thiết kế có chủ ý hay chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên, tình cờ?
Với câu hỏi này, chỉ có 2 cách chọn lựa cơ bản. Vũ trụ là ngẫu nhiên hoặc có chủ ý. Nó được sắp đặt ngẫu nhiên hoặc có chủ ý. Đó là cách chọn lựa: ngẫu nhiên hoặc chủ ý. Hai cách chọn lựa này bao hàm mọi sự khả dĩ. Thế nên phải có một câu ĐÚNG, còn câu kia phải là SAI.
Tương tự, chúng ta có thể nhìn vào một bộ khả dĩ khác về mối quan hệ giữa vũ trụ với thời gian. Chúng ta có thể hỏi xem vũ trụ vĩnh hằng hay hữu hạn. Nó có luôn luôn hiện hữu? Nó có một khởi đầu? Về mức cơ bản này, chỉ có 2 cách chọn lựa. Vũ trụ hoặc vĩnh hằng hoặc hữu hạn.
Cũng vậy, nếu vũ trụ có một khởi đầu, làm sao nó hiện hữu? Vũ trụ được sắp đặt có là kết quả của sự chủ ý hay hoàn toàn ngẫu nhiên? Ai hoặc cái gì đã làm cho vũ trụ hiện hữu? Ba vấn đề này là nền tảng và cơ bản của cuộc sống như chúng ta sống.
Đây là các vấn đề chính mặc nhiên trong các vấn đề về Thiên Chúa. Chúng ta có thể trả lời các câu hỏi này về Thiên Chúa qua việc trải nghiệm tâm linh và mặc khải, qua lịch sử và truyền thống, qua kinh nghiệm phổ biến của con người và trực giác, qua luận lý và lý luận, đối với hầu hết các “sứ giả” của chủ nghĩa vô thần và những người theo chủ nghĩa này, các chứng cớ này chưa thỏa đáng, không thích hợp hoặc lố bịch.
Đây là lý do họ cứ lải nhải đòi chứng cớ có thể chứng minh được và lý do họ thích khoa học – khoa học theo họ hiểu chứ không như chính khoa học là khoa học. Đó là hiển nhiên theo cách họ tiếp cận các phát hiện khoa học và thái độ của họ đối với tương lai của các phát hiện khoa học.
Trước hết, hãy nhìn vào sự bắt đầu của vũ trụ. Cách nhìn tiêu chuẩn về nguồn gốc vũ trụ là “lý thuyết vụ nổ lớn” (big bang theory). Lý thuyết này dựa trên chứng cớ vật lý và phép loại suy toán học về nhiều thuộc tính của vũ trụ cho thấy rõ ràng có “sự khởi đầu” của vũ trụ.
Từ quan điểm Công giáo, đây không là vấn nạn vì sự khởi đầu của vũ trụ là một tín điều trong đức tin của chúng ta. Chúng ta biết vũ trụ bắt đầu từ lúc khởi đầu thời gian và theo lệnh của Thiên Chúa.
Nhưng, đối với nhiều người vô thần, đây là vấn đề. Đó là vấn nạn vì sự khởi đầu vũ trụ gợi lên những câu hỏi về Thiên Chúa. Vậy hầu hết những câu hỏi đó là gì? Chúng theo một lý thuyết về vũ trụ. Tại sao? Vì vũ trụ phải vĩnh hằng bằng cách nào đó, dù chúng phải theo sự cả tin của con người hoặc các sự việc đến mức nào, thậm chí dù chúng bóp méo khoa học tới mức nào.
Theo người vô thần, nếu chúng ta lý luận thụt lùi từ hiệu quả tới nguyên nhân, và chúng ta trở lại đủ xa, chúng ta phải đương đầu với điều gì đó vĩnh hằng, điều gì đó không có nguyên nhân. Khi người vô thần lý luận trở lại “vụ nổ lớn,” họ phải tìm cách tránh né sự cần thiết hợp lý của cái không có nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên bên ngoài vũ trụ vật chất. Họ phải tìm cách duy trì sự cả tin duy nhất vào vật chất, vào chủ nghĩa duy vật.
Sự cần thiết hợp lý và không thể né tránh này đối với nguyên nhân không được gây ra và nhu cầu về thực tế vật chất như cách giải thích về mọi thứ buộc họ phải kết luận rằng lĩnh vực vật chất không có nguyên nhân. Vũ trụ không có nguyên nhân này là cái mà lý thuyết đa vũ trụ (multiverse theory) đòi hỏi. Nó đòi hỏi một loạt vũ trụ khác, các vũ trụ vượt ngoài tầm nghiên cứu, các vũ trụ tưởng tượng, thực sự hiện hữu. Và chúng ta sẽ không bao giờ khả dĩ có được chứng cớ có thể chứng minh của sự hiện hữu hoặc bản chất của chúng.
Thứ hai, hãy nhìn vào trật tự của vũ trụ. Trong khoa học vũ trụ có một lý thuyết phác họa cái gì đó gọi là “quy luật con người” (anthropic principle) xác định 100 hằng số tự nhiên (100 physical constants) trong vũ trụ, sự hiện hữu và bản chất ăn khớp tinh vi của chúng, là chủ yếu đối với sinh học như chúng ta biết về nó. “Quy luật con người” chân nhận rằng một sự thay đổi nhỏ nhất trong bất kỳ hằng số nào cũng sẽ khiến vũ trụ không còn sự sống.
“Cách hài hòa” của vũ trụ đối với sinh học và phạm trù của nhiều hằng số này có vẻ chỉ ra một ý định, một trật tự có cấu trúc, thậm chí là một kế hoạch, như “vụ nổ lớn” đã chỉ ra một sự khởi đầu. Đối với người Công giáo, cả sự khởi đầu vũ trụ và trật tự có chủ ý đều hỗ trợ quan điểm chính thống của Giáo hội về sự sáng tạo (sáng thế), mặc dù cũng có lý luận và truyền thống, kể cả khoa học.
Nhưng, đối với người vô thần, cách hài hòa này phải được coi là ngẫu nhiên dù có sự khả dĩ rõ ràng của các dữ liệu như vậy. Họ không chỉ từ chối ngụ ý có “sự hài hòa” như thế, mà họ còn dùng giả thuyết đa vũ trụ (multiverse hypothesis) của họ làm phương tiện để giải thích “sự hài hòa.” Đối với họ, “sự hài hòa” chỉ ra sự hiện hữu của các vũ trụ khác, các hằng số tự nhiên của chúng không hài hòa tinh vi như vũ trụ của chúng ta. Họ kết luận như vậy vì họ thực sự tin vào chủ nghĩa duy vật và quá trình hoạt động duy nhất đối với sự thay đổi theo quan điểm này là ngẫu nhiên và tình cờ.
Thứ ba, cái gì làm vũ trụ hiện hữu? Vấn đề này mặc nhiên trong hai vấn đề trước. Câu trả lời của người vô thần về vấn đề này là “không gì làm vũ trụ hiện hữu.” Vũ trụ không xuất hiện. Nó luôn hiện hữu. Vũ trụ vĩnh hằng.
Họ biết điều này vì đa vũ trụ của họ giải thích bác bỏ sự khởi đầu của vũ trụ. Niềm tin mù quáng của họ ở trong sự ngẫu nhiên, không là các dữ liệu khoa học, giải thích các vũ trụ khác phải song hành với vũ trụ của chúng ta, dù họ hoàn toàn không thể kiểm tra. Do đó, người vô thần trả lời câu hỏi này là họ làm những cái khác. Ý tưởng của họ về đa vũ trụ và sự ngẫu nhiên giải thích mọi thứ, kể cả sự hiện hữu, nguồn gốc vũ trụ, trật tự và sự hài hòa của vũ trụ.
Ngay cả khi các chứng cớ tiếp tục tích lũy cho thấy tính khả dĩ về Thiên Chúa, họ vẫn không nhận đó là những thứ khả dĩ thật và tạo ra những thứ khác đòi hỏi sự cả tin để duy trì những kết luận về Thiên Chúa. Sự trung thành thật của họ đối với chủ nghĩa vô thần và quyền bá chủ tuyệt đối của thế giới vật chất. Họ theo những khái niệm định trước của họ và bỏ lỡ sự tiền giả định của chủ nghĩa duy vật. Nó khiến họ không điều tra và đối thoại vừa cởi mở vừa chân thật.
Người Công giáo biết đức tin là một phần trong niềm tin của mình. Chúng ta BIẾT, nhưng chúng ta CŨNG TIN. Chúng ta tin điều chúng ta tin vì nó hợp lý và có cơ sở thực tế, mọi thành phần của thực tế: vật chất, trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, luân lý, chính trị, xã hội. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn biết chúng ta cần có niềm tin. Dù với mọi chiều kích và dữ liệu, khi chúng ta ghi nhớ chúng, chúng ta không cần tin nhiều.
Nhưng đối với người vô thần, họ không có niềm tin, hoặc họ không nghĩ vậy. Nhiều người sẽ nói với bạn điều này. Đó là vì họ không nhận ra xu hướng của họ về cách nhận biết, cách hiểu sai như vậy về khoa học, nền tảng triết học, lý luận, toán học, chủ nghĩa duy vật tiềm ẩn và mặc nhiên.
Đó là niềm tin không được nhận biết và cách hiểu sai về việc nhận biết mà họ phải có. Họ phải nhận biết sự sáng suốt có nhiều trong kinh nghiệm con người, trong cuộc sống, trong khoa học, kể cả những giả định cơ bản và sự hạn chế cố hữu của nó.
Tất cả chúng ta phải đối mặt với các vấn đề chính của cuộc sống. Và, chính các câu hỏi này là những câu trắc nghiệm phải chọn câu trả lời đúng. Không chỉ rõ ràng, loại trừ lẫn nhau và thấu đáo, mà chúng còn đúng đối với chúng ta. Giáo viên muốn chúng ta có câu trả lời đúng và cho phép chúng ta dùng lời giải thích. Nhưng, đối với một số người vô thần, họ không cần sự trợ giúp nào.
Họ cứ khăng khăng cho rằng các câu trả lời chỉ có thể tìm thấy ở cách thức rất hẹp, không thực tế và bị bóp méo. Họ cố chấp cho rằng những thứ mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng, để biết rằng họ mơ hồ. Và chỉ khi đó họ mới nhận ra những điều mơ hồ. Vì họ mù quáng và kiêu ngạo, họ không thể tìm ra câu trả lời đúng đang ở ngay trước mắt họ.
FRANK CRONIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)