Home / Chia Sẻ / THIÊN TÀI HỘI HỌA LEONARDO

THIÊN TÀI HỘI HỌA LEONARDO

THIÊN TÀI LEONARDOCó lẽ không danh họa nào hơn danh họa Leonardo da Vinci, 1452-1519, tác giả tuyệt phẩm bích họa Bữa Tiệc Ly – The Last Supper. Họa phẩm Mona Lisa của ông cũng là là tác phẩm nổi tiếng với nụ cười bí ẩn. Mona Lisa là họa phẩm chân dung do ông vẽ trong những năm 1503–1507. Ông có ít tác phẩm, không hơn 15 họa phẩm, một số còn dở dang và dễ hư. Phần còn lại là sổ ghi chép và truyện cổ tích.

Ông được coi là có duyên và có tài hùng biện, ca sĩ và nhạc sĩ, thông thạo nhiều thứ. Tóm lại, ông làm bạn với các hoàng tử, những người tài trợ cho sự nghiệp của ông, dù ông chỉ thực hiện ít tác phẩm.

Khi còn trẻ, ông điển trai đến nỗi một số người nghĩ ông là người mẫu cho David ở tiệm Verrocchio tại Bargello. Chắc hẳn chàng thanh niên điển trai ở tiệm Verrocchio được yêu cầu làm kiểu, nhưng chúng ta không biết Leonardo có làm vậy hay không.

Họa phẩm Mona Lisa đã được Vasari xác định là Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo, một người buôn bán tơ lụa ở Florentine và là họa phẩm do François I sở hữu, hiện nay ở điện Louvre. Người ta cho rằng bức họa này được vẽ ở Florence sau khi Leonardo trở về từ chuyến du lịch với Cesare Borgia năm 1503, và trước khi ông trở lại Milan năm 1506.

Giả thuyết này được xác định năm 2005 khi một viên quản thủ thư viện ở ĐH Heidelberg chuẩn bị sao chép thư năm 1477 của Cicero cho một cuộc triển lãm, ông tình cờ thấy chú thích bên lề của Agostino Vespucci so sánh Leonardo với Apelles, ông ghi rằng Leonardo lúc đó vẽ chân dung Lisa del Giocondo. Ghi chú này được viết năm 1503.

Do đó không ai tìm hiểu thêm xem ai có thể là Mona Lisa. Mới đây, Silvano Vincenti, trưởng Hội đồng Đánh giá Sử vật Quốc gia Ý (Italian National Historic Properties Evaluation Commission), đã cố gắng thuyết phục chúng ta tin rằng người mẫu cho bức chân dung này là một đàn ông – đó là Giangiacomo Caprotti da Oreno, người hầu của Leonardo, có biệt danh là “Salai.”

Theo Vasari, Salai là “một thanh niên hấp dẫn, duyên dáng và điển trai, có mái tóc đẹp và xoăn, làm thỏa lòng danh họa.” Salai còn là đứa trẻ khi đến nhà Leonardo năm 1490. Cậu vẫn ở với Leonardo đến khi Leonardo qua đời, và Salai thừa hưởng bức họa Mona Lisa. Ông được coi là đã ký tên “Andrea Salai” ở các bức họa – điều này khác thường nhưng được coi là bình thường đối với các họa sĩ khi dùng bút danh làm họ (surname), hầu như khác thường đối với họ khi đổi tên thật. Bút danh thường được giải thích là có nghĩa “Satan” (ma quỷ), rất có thể có nghĩa là “điều xấu” (dirty one). Dù cách nào thì người ta cũng không biết tại sao một người trưởng thành như Salai lại chọn một tên gây mất uy tín như vậy.

Một bức họa Leonardo vẽ con trai khỏa thân với những lọn tóc cuộn lại và sự cương cứng của thiếu niên, cho đến gần đây trong bộ sưu tập của hoàng gia, tên “Salai” được viết ở phía sau. Rõ ràng bức họa này có liên quan hình ảnh kỳ dị của Leonardo vẽ đàn ông bất lực đang cười ngớ ngẩn và chỉ tay lên trời, hiện nay ở điện Louvre, thường được coi là John the Baptist (Gioan Tẩy Giả). Vasari không có ý nói đến thánh John, ông nói đến một bức họa vẽ “đầu thiên thần với một cánh tay giơ lên, được “rút gọn” thành từ vai tới khuỷu tay, và đưa một tay lên vú người khác.” Bức họa ở điện Louvre có vẻ là hạ giá người này. Phần rút gọn cánh tay chỉ lên trời cũng bị bóp méo.

Tại Ý, lúc đó cũng như hiện nay, các cậu điển trai là loại rẻ tiền (two-a-penny). Các bạn họa sĩ của Leonardo dùng các cậu điển trai làm người mẫu không chỉ cho các họa phẩm St. Sebastian, St. John, David, Apollo, Thần Eros, Tửu thần Bacchus, và các thiên thần đang bay, kể cả họa phẩm Blessed Virgin (Đức Mẹ). Không họa phẩm nào chứng tỏ Mona Lisa là đàn ông. Tuy nhiên, khác thường là các bức chân dung cần người làm mẫu chỉ để vẽ mặt, và dùng những người mẫu khác để vẽ cơ thể và quần áo. Họa phẩm Mona Lisa hầu như là tranh tổng hợp.

Một bức họa được coi là của Salai, ở Musée Condé tại Chantilly, thường gọi là bức họa Mona Vanna, là biếm họa của bức họa Mona Lisa. So sánh hai bức họa để thấy rằng, mặc dù tư thế giống nhau trong bức họa, đầu vẫn lớn hơn cơ thể, mũi và cằm cao hơn, hai cánh tay và thân rắn chắc, cách diễn tả phóng đãng và ngực lố bịch. Trong 6 bức họa dựa trên ý tưởng kỳ dị, không bức họa nào có thể được tượng trưng, bức họa Mona Vanna thực sự không giống đàn ông.

Chắc chắn rằng càng ngày càng nhiều vua và hoàng tử ủng hộ Leonardo để bù vào số ít tác phẩm hoàn tất của ông, bạn bè của ông đều diễu cợt. Danh họa Michelangelo bắt đầu điều đó khi ông chế nhạo Leonardo không biết cách tạo bố cục bức tượng đồng Francesco Sforza của ông có dạng người cưỡi ngựa nặng 70 tấn, nhưng thực ra ông không vậy. Râu mép được vẽ trong bức họa Mona Lisa từ lâu trước khi Marcel Duchamp sinh ra.

Cả thế kỷ qua, vụ trộm họa phẩm Mona Lisa vẫn là vụ trộm nghệ thuật nổi tiếng nhất lịch sử.

Họa phẩm Mona Lisa đã “biến mất” khỏi Bảo Tàng Viện Louvre vào ngày 21-8-1911. Kẻ lấy trộm là Vincenzo Peruggia (1881-1925), một người nhập cư Ý sống ở Paris với kiệt tác Mona Lisa hơn 2 năm.

Peruggia không bị phát hiện cho đến khi ông ta trả lại kiệt tác Mona Lisa về Florence qua một người buôn bán tranh người Ý, người này nói rằng đã lấy trộm bức họa để trả lại cho người Ý. Tuy nhiên, điều đó vẫn là một bí ẩn như nụ cười của nàng Mona Lisa vậy.

Khó có thể tin rằng Peruggia đã một mình lấy cắp, nên gợi lên vài giả thuyết về âm mưu. Joe Medeiros nói: “Một giả thuyết nổi bật là Peruggia chỉ là một người bình thường trong một âm mưu lớn bán các bức họa Mona Lisa giả cho các triệu phú người Mỹ. Vụ trộm bức họa Mona Lisa thật chỉ là cách thuyết phục những người mua chấp nhận là thật.”

Medeiros có 1.500 bản sao tài liệu của văn khố Pháp và Ý, kể cả của cảnh sát và tòa án, cuối cùng đã phát hiện rằng tiền bạc – chứ không thực sự là yêu nước – đã đặt phái sau vụ trộm.

Một nỗ lực tìm manh mối về nguyên nhân khiến Peruggia ăn cắp bức họa, Medeiros đã gặp con gái của Peruggia là Celestina ở Ý. Nhưng Celestina, người đã qua đời hồi tháng 3-2011 lúc 87 tuổi, biết rất ít về người cha. Medeiros nói: “Ông Peruggia ấy đã chết khi Celestina mới chập chững đi.” Và người ta đã trở lại Bảo Tàng Viện Louvre để tìm hiểu…

Lúc bức họa Mona Lisa bị mất trộm, Peruggia 29 tuổi, vẽ tại nhà, đã từng làm việc ở điện Louvre một thời gian ngắn với công việc là lộng kiếng cho 1.600 kiệt tác để tránh hư hỏng. Peruggia quen với các loại hình nghệ thuật Ý và không hiểu sao nó lại ở Viện bảo táng Pháp. Ông đọc thấy rằng Napoleon đã cướp phá kho tàng nghệ thuật của Ý khi chiếm đất nước này và đã đem về Paris. Do đó, ông tin rằng các loại nghệ thuật Ý ở Bảo Tàng Viện Louvre là phi pháp và quyết định đem một bức về nước của nó.

Không biết bức họa Mona Lisa có được chính Leonardo da Vinci bán cho vua Francois I của Pháp hay không, ông ta trả lại bức họa này vì nó nhỏ gọn và dễ vận chuyển. Medeiros nói: “Ông ta ăn cắp kiệt tác này bằng cách vào Bảo Tàng Viện vào thứ Hai, khi Bảo Tàng Viện Louvre đóng cửa để làm vệ sinh. Ông ta mặc áo khoác trắng để dễ trà trộn với các công nhân khác.”

Đó là công việ dễ dàng nhất: Peruggia lấy bức họa đang treo trên tường, tháo khung ra, giấu nó trong áo và đưa ra khỏi Bảo Tàng Viện. Mãi đến hôm sau vụ trộm mới bị phát hiện vì nhân viên bảo vệ Bảo Tàng Viện Louvre cho rằng kiệt tác đó do nhiếp ảnh gia của Bảo Tàng Viện cất giữ. Khi thấy khung trống không, các nhân viên của Bảo Tàng Viện Louvre mới bắt đầu khả nghi.

Khoảng 60 thám tử lục soát khắp Bảo Tàng Viện. Mặc dù Peruggia để lại các dấu tay trên kính bao bọc bức họa nhưng vẫn không thể theo dõi. Vụ trộm này là một vụ kỳ lạ, hàng ngàn người đã kéo đến xem khoảng trống giữa bức họa Allegory of Alfonso d’Avalos của Titian và bức họa Mystical Marriage của Correggio ở Salon Carré.

Ngay cả Pablo Picasso và người bạn tên Guillaume Apollinaire, một nhà thơ và nhà phê bình nghệ thuật, đã bị chất vấn vì bị tình nghi trong vụ trộm (vì hai người này đã vài lần mua những bức tượng nhỏ của Iberia bị mất trộm trong bộ sưu tập cổ ở Bảo Tàng Viện Louvre). Medeiros nói: “Bức họa Mona Lisa chỉ ở cách xa Bảo Tàng Viện Louvre 2 dặm, trong một phòng nhỏ của Vincenzo Peruggia. Ông ta đã sống ở đó với bức họa gần 2 năm rưỡi.”

Tháng 12-1913, Peruggia đem bức họa đó tới một người buôn bán tranh ở Florence, nói đó là của một người Ý ái quốc. Ông ta muốn được chính phủ Ý thưởng công. Nhưng thay vì được thưởng, ông ta lại bị tù.

Tuy nhiên, tòa án cho ông ta hưởng án khoan hồng là chỉ bị tù 7 tháng. Các lá thư của Peruggia gởi cho cha mẹ lên tới 61 trang, điều này giúp Medeiros có manh mối cuối cùng về động cơ thúc đẩy người đàn ông này ăn cắp bức họa Mona Lisa. Medeiros nói: “Đó là điều con gái ông là Celestina muốn nghe thấy.”

Theo các nhà làm phim, Peruggia đã ăn trộm một mình và vì lý do riêng, hoàn toàn không vì lý do yêu nước. Ông muốn giữ làm tài sản riêng. Ông không nói gì về việc muốn giúp đất nước, nhưng ông viết rằng ông sẽ làm điều gì đó để cuộc sống gia đình ông tốt hơn.

Các tài liệu cho thấy rằng Peruggia chán công việc vẽ của mình vì nó khiến ông bị bệnh (nhiễm độc chì). Ông không muốn tới Paris để tìm việc vì là dân nhập cư. Ông bị đồng nghiệp đối xử tệ, ông cô đơn và không muốn sống xa gia đình.

Medeiros nói: “Đối với Peruggia, việc ăn cắp bức họa Mona Lisa và trả lại cho Ý là tấm vé thoát khổ để có cuộc sống khá giả hơn.”

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Guardian và Discovery News)

Xem thêm

CacthanhAnhHai

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ KÍNH CÁC THÁNH ANH HÀI, TỬ ĐẠO, 28/12, CỦA LM MINH ANH

CHỨNG NHÂN THẦM LẶNG “Hêrôđê sai người đi giết tất cả các con trẻ ở …